- Công tác kiểm tra – kiểm soát: được chú trọng nhằm đảm bảo hệ thống kiểm soát nội bộ trong toàn Công ty hoạt động có hiệu quả, góp phần tiết giảm chi phí, tăng hiệu quả đầu
2.4.2.5 Rào cản xâm nhập ngành
Do đặc thù ngành xăng dầu là ngành kinh doanh có điều kiện, nên việc gia nhập và mở rộng kinh doanh mặt hàng xăng dầu cũng gặp những rào cản nhất định:
* Về qui hoạch điểm kinh doanh xăng dầu: Việc qui định về khoảng cách địa lý giữa các trạm xăng dầu (hiện tại khoảng cách phải từ 2Km trở lên) cũng chính là rào cản chính cho việc đăng ký qui hoạch địa điểm để tổ chức kinh doanh bán lẻ xăng dầu. Đối với những nơi đông dân cư, việc đăng ký điạ điểm kinh doanh gặp khó khăn ở khâu tìm kiếm mua hoặc thuê đất, chi phí đền bù giải tỏa lớn, trong khi đó mạng lưới các trạm xăng dầu hiện hữu trong Tỉnh nói riêng và các vùng lân cận nói chung đang ngày càng dày đặc.
* Về điều kiện để trở thành thương nhân: theo qui định tại Nghị định 84/2009/CP ngày 15/10/2009 của Chính phủ ban hành, các điều kiện trở thành thương nhân trong ngành xăng dầu cũng là một rào cản đối với các doanh nghiệp không đủ năng lực về tài chính và kinh doanh. Cụ thể:
Đối với thương nhân xuất nhập khẩu:
+ Có cầu cảng chuyên dụng nằm trong hệ thống cảng quốc tế của Việt Nam, bảo đảm tiếp nhận được tầu chở xăng dầu nhập khẩu hoặc phương tiện vận tải xăng dầu khác có trọng
tải tối thiểu bảy ngàn tấn (7.000T), thuộc sở hữu doanh nghiệp hoặc đồng sở hữu hoặc thuê dài hạn từ năm (05) năm trở lên;
+ Có kho tiếp nhận xăng dầu nhập khẩu dung tích tối thiểu mười lăm ngàn mét khối (15.000 m3) để trực tiếp nhận xăng dầu từ tầu chở dầu và phương tiện vận tải xăng dầu khác, thuộc sở hữu doanh nghiệp hoặc đồng sở hữu hoặc thuê sử dụng dài hạn từ năm (05) năm trở lên;
+ Có phương tiện vận tải xăng dầu chuyên dụng thuộc sở hữu doanh nghiệp hoặc đồng sở hữu hoặc thuê sử dụng dài hạn từ năm (05) năm trở lên để bảo đảm cung ứng xăng dầu cho hệ thống phân phối của mình;
+ Có hệ thống phân phối xăng dầu của mình: tối thiểu mười (10) cửa hàng bán lẻ thuộc sở hữu hoặc đồng sở hữu và hệ thống đại lý tối thiểu bốn mươi (40) đại lý bán lẻ xăng dầu;
Đối với thương nhân là tổng đại lý:
+ Có kho, bể dung tích tối thiểu năm ngàn mét khối (5.000 m3), thuộc sở hữu doanh nghiệp hoặc đồng sở hữu hoặc thuê sử dụng dài hạn từ năm (05) năm trở lên để bảo đảm cung ứng ổn định cho hệ thống phân phối xăng dầu của mình;
+ Có hệ thống phân phối xăng dầu, bao gồm tối thiểu năm (05) cửa hàng bán lẻ thuộc sở hữu doanh nghiệp hoặc đồng sở hữu và tối thiểu hai mươi (20) đại lý bán lẻ xăng dầu. Hệ thống phân phối này phải nằm trong hệ thống phân phối của thương nhân đầu mối và chịu sự kiểm soát của thương nhân đó;
+ Có phương tiện vận tải xăng dầu chuyên dụng thuộc sở hữu doanh nghiệp hoặc đồng sở hữu hoặc thuê sử dụng dài hạn từ năm (05) năm trở lên;
+ Cán bộ quản lý, nhân viên trực tiếp kinh doanh phải được đào tạo nghiệp vụ về kỹ thuật an toàn phòng cháy, chữa cháy và bảo vệ môi trường theo quy định hiện hành.
Đối với thương nhân là đại lý bán lẻ xăng dầu:
+ Có cửa hàng bán lẻ xăng dầu thuộc sở hữu doanh nghiệp hoặc đồng sở hữu;
+ Cán bộ quản lý, nhân viên trực tiếp kinh doanh phải được đào tạo nghiệp vụ về kỹ thuật an toàn phòng cháy, chữa cháy và bảo vệ môi trường theo quy định hiện hành.
* Về an toàn phòng chống cháy nổ và bảo vệ môi trường: các doanh nghiệp muốn thâm nhập vào ngành kinh doanh xăng dầu phải hiểu rõ đặc tính kinh doanh, các qui định về an toàn phòng chống cháy nổ và bảo vệ môi trường.
Từ những phân tích về sự tác động từ các yếu tố bên ngoài cùng với khảo sát ý kiến chuyên gia, ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài EFE được xây dựng như sau:
Bảng 2.19: Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài
STT Các yếu tố bên ngoài chủ yếu Tầm quan trọng Phân loại Điểm
1 Chính sách kinh tế vĩ mô 0.11 2 0.22
2 Lãi suất ngân hàng 0.1 2 0.2
3 Lạm phát 0.09 2 0.18
4 Nguồn cung cấp nguyên liệu 0.1 3 0.3
5 Hỗ trợ của Chính phủ 0.1 3 0.3 6 Yếu tố hội nhập 0.09 3 0.27 7 Đối thủ cạnh tranh 0.09 2 0.18 8 Yếu tố khách hàng 0.11 3 0.33 9 An ninh chính trị 0.12 3 0.36 10 Thị trường tiêu thụ 0.09 2 0.18 Tổng cộng 1 2.52
Với điểm số là 2.52 cao hơn 2.5 như vậy công ty có phản ứng trung bình trước sự tác động của các yếu tố bên ngoài, những yếu tố lạm phát, đối thủ cạnh tranh, thị trường tiêu thụ, lãi suất ngân hàng và chính sách kinh tế vĩ mô chính là những nguy cơ đe dọa đến sự phát triển của công ty.
Tóm tắt những điểm mạnh và điểm yếu Những điểm mạnh chính
Ban giám đốc có tầm nhìn và năng động, sáng tạo.
Đội ngũ cán bộ chủ chốt trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu có kinh nghiệm và nhiệt tình.
Cảng tiếp nhận và kho xăng dầu sẽ được xây dựng trong những năm tới. Diện tích mặt bằng khu vực kho, cảng rộng có thể đầu tư sản xuất kinh doanh một số sản phẩm khác.
Uy tín của các trạm xăng dầu thuộc công ty CP Xăng Dầu Tín Nghĩa ngày càng cao, thương hiệu Xăng dầu Tín Nghĩa nổi tiếng ở Đồng Nai.
Tổng công ty Tín Nghĩa kinh doanh đa ngành bao gồm các khu công nghiệp và các nhà máy, do đó có nguồn khách hàng đáng tin cậy.
Cơ sở vật chất và máy móc thiết bị ở các trạm xăng tốt, tạo được lòng tin cho khách hàng.
Chú trọng phát triển nguồn nhân lực. Chế độ đãi ngộ và thu hút nhân tài tốt.
Được sự ủng hộ và giúp đỡ có hiệu quả của lãnh đạo địa phương (Tỉnh ủy, UBND Tỉnh).
Có mối quan hệ rộng và chặt chẽ với khách hàng, quan hệ tốt với cộng đồng.
Mạng lưới kinh doanh xăng dầu ở Đồng Nai tương đối lớn, có nhiều trạm xăng dầu vị trí tốt.
Khả năng huy động vốn tốt.
Mạng lưới trạm xăng dẩu của công ty CP Xăng dầu Tín Nghĩa phân bổ chưa đồng đều, cự ly bố trí một số trạm xăng chưa hợp lý, và một số trạm xăng kinh doanh kém hiệu quả.
Quy mô của lĩnh vực kinh doanh xăng dầu hiện tại ở mức trung bình, tập trung chủ yếu ở Đồng Nai. Cảng tiếp nhận và kho xăng dầu đang trong giai đoạn triển khai thực hiện.
Hiện tại công ty CP Xăng dầu Tín Nghĩa chỉ làm Tổng đại lý để hưởng hoa hồng, tỷ suất lợi nhuận thấp.
Sản phẩm tiêu thụ chưa cân đối, doanh số về dầu Mazut (FO) và dầu Diesel (DO) chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng số tiêu thụ ở Đồng Nai.
Kinh doanh xăng dầu chủ yếu tập trung ở Đồng Nai và thương hiệu chỉ nổi tiếng ở Đồng Nai.
Hoạt động marketing phục vụ kinh doanh xăng dầu còn rất hạn chế. Chưa chú trọng nghiên cứu thị trường và chăm sóc khách hàng.
Một số cán bộ nhân viên chưa đáp ứng được yêu cầu kinh doanh trong điều kiện mới. Một số nhân viên (lao động phổ thông) bỏ việc.
Cơ cấu tổ chức chưa hợp lý, phối hợp và giải quyết công việc còn mất nhiều thời gian. Công ty của nhà nước nên kém linh hoạt và bị ràng buộc bởi nhiều yếu tố.
Tóm tắt những cơ hội và nguy cơ chính: Cơ hội:
Kinh tế phát triển, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp – dịch vụ – nông nghiệp, nhiều khu công nghiệp được hình thành thu hút nhiều nhà đầu tư và dân số tăng nhanh tạo ra nhu cầu ngày càng lớn về xăng dầu. Đồng thời, mạng lưới giao thông phát triển và giá xe máy, ô – tô ngày càng rẻ làm cho số lượng người sử dụng tăng lên dẫn đến nhu cầu xăng dầu tăng cao.
Đồng Nai và vùng Đông Nam Bộ là nơi tiêu thụ xăng dầu lớn (hiện chiếm 50% tổng nhu cầu xăng dầu cả nước)
Nhu cầu về các sản phẩm có xuất xứ từ dầu mỏ phục vụ cho giao thông, sản xuất công nghiệp như dầu nhờn, nhựa đường, gas và một số sản phẩm khác tăng cao.
Nhận thức của người dân ngày càng cao. Họ ngày càng quan tâm chất lượng và uy tín của nhà cung cấp xăng dầu.
Mở rộng kinh doanh xăng dầu ở Đồng Nai và sang các tỉnh thành khác.
Nhiều khu đô thị, khu công nghiệp và mạng lưới đường xá phát triển. Nhiều trạm xăng dầu được quy hoạch phát triển và đây là cơ hội mở rộng mạng lưới kinh doanh xăng dầu. Quy hoạch năm 2010 và định hướng đến 2020, toàn tỉnh Đồng Nai sẽ phát triển thêm khoảng 150 trạm xăng dầu mới.
Một số doanh nghiệp tư nhân có thể rút lui khỏi ngành tạo ra cơ hội cho việc mua lại những trạm xăng dầu của họ.
Nguy cơ cạnh tranh từ sản phẩm thay thế rất thấp. Áp lực của khách hàng không quá lớn.
Được sự ủng hộ, giúp đỡ của các cấp chính quyền. Rào cản gia nhập ngành lớn.
Kinh doanh xăng dầu là loại hình kinh doanh có điều kiện. Cảng tiếp nhận - kho xăng dầu và hệ thống bán lẻ phải tuân thủ quy hoạch và phải xin phép cơ quan hữu quan. Đối thủ tiềm năng sẽ mất nhiều thời gian để tham gia lĩnh vực kinh doanh xăng dầu và sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc phát triển mạng lưới.
Nguồn cung cấp ngày càng đa dạng.
Ngoài nhà máy lọc dầu Dung Quất và một số nhà máy lọc dầu khác sẽ ra đời. Do đó, ngoài nguồn xăng dầu nhập khẩu, Tín Nghĩa có thể có nguồn cung cấp từ các nhà máy lọc dầu trong nước.
Môi trường luật pháp ngày càng được cải thiện theo hướng tích cực, hỗ trợ cho kinh doanh xăng dầu.
Chính phủ sẽ từng bước để cho kinh doanh xăng dầu vận hành theo cơ chế thị trường. Doanh nghiệp sẽ ngày càng chủ động hơn trong kinh doanh, có thể điều chỉnh giá bán khi giá xăng dầu nhập khẩu tăng.
Thị trường vốn ngày càng phát triển tạo điều kiện huy động vốn dễ dàng hơn.
Phát triển đồng minh chiến lược. Liên doanh, liên kết với các đối tác trong nước và ngoài nước để phát triển kinh doanh xăng dầu và những sản phẩm có nguồn gốc từ dầu mỏ.
Tiếp cận công nghệ hiện đại của thế giới, mua sắm máy móc, thiết bị hiện đại phục vụ kinh doanh.
Nguy cơ:
Cạnh tranh từ các đối thủ, trong đó có những đối thủ mạnh.
Nguy cơ cạnh tranh từ các đối thủ tiềm năng, nhất là các công ty nước ngoài.
Nhà nước sẽ từng bước tự do hóa lĩnh vực kinh doanh xăng dầu, điều này có thể dẫn tới một số đối thủ nước ngoài tham gia vào thị trường bán buôn và bán lẻ xăng dầu ở Việt Nam
Những năm trước mắt, Công ty Xăng dầu Tín Nghĩa phải đương đầu với cạnh tranh không lành mạnh của các cửa hàng xăng dầu tư nhân.
Khó dự báo những thay đổi về giá đầu vào.
Giá xăng dầu nhập về phụ thuộc thị trường thế giới. Những thay đổi về giá trên thị trường thế giới rất khó dự báo và có ảnh hưởng lớn đến kinh doanh.
Mở rộng mạng lưới kinh doanh xăng dầu ra các địa phương khác đòi hỏi chi phí cao và gặp nhiều khó khăn.
Lãi suất ngân hàng khá cao.
Hệ thống luật pháp chưa hoàn chính và thay đổi nhanh.
Kinh doanh xăng dầu phụ thuộc nhiều vào những quy định của nhà nước, cơ quan công quyền ở địa phương, thủ tục phức tạp.
Những chính sách ưu đãi đối với doanh nghiệp nhà nước sẽ giảm dần và tiến tới được xóa bỏ.
Tóm tắt chương 2
Ở chương này, học viên tập trung phân tích tình hình kinh doanh của đơn vị trong thời gian vừa qua. Đánh giá thực trạng sự tác động của các yếu tố bên trong và bên ngoài đến hoạt động của công ty. Từ những đánh giá trên cùng với sự khảo sát lấy ý kiến các chuyên gia, tác giả lập ma trận đánh giá các yếu tố bên trong và bên ngoài, ma trận hình ảnh các đối thủ cạnh tranh chủ yếu và đưa ra được kết luận Cty CP xăng dầu Tín Nghĩa có mức trên trung bình với các yếu tố nội bộ và phản ứng trung bình với các yếu tố tác động từ môi trường bên ngoài gây ảnh hưởng đến công ty.
Căn cứ vào những cơ sở trên, tác giả tiến hành xây dựng một số giải pháp để khắc phục những khó khăn yếu kém và dựa trên những thuận lợi đang có để mở rộng thị trường tiêu thụ cho đơn vị ở chương 3.