C- Bơm bánh răng điều chỉnh
1. Rôto; 2 Cánh gạt; 3 Rãnh chứa cánh gạt; 4 Biên dạng của
chứa cánh gạt; 4. Biên dạng của stato
74
Để bề mặt đầu cánh gạt ép sát vào thành stato được tốt hơn, đồng thời cũng để tránh hiện tượng cánh gạt bị kẹt trong rãnh trượt khi đi vào phạm vi buồng nén, tức là cánh gạt đi qua cung chuyển tiếp từ bán kính lớn đến bán kính nhỏ, các cánh gạt cần đặt nghiêng với đường bán kính của rôto một góc .
Thông thường, = (1315)0 khi Drôto = (5685) mm. = (78)0 khi Drôto = 140 mm
Nhược điểm của loại bơm này là tuổi thọ không cao vì ma sát giữa các cạnh của các cánh gạt và của rôto với đĩa dẫn chất lỏng ở mặt bên làm cho đĩa dẫn chất lỏng mòn nhanh, dẫn đến việc gia tăng tổn thất thể tích.
Để tăng tuổi thọ đồng thời tăng hiệu suất của bơm, người ta đã chế tạo loại bơm sử dụng nguyên tắc tự động khử khe hở ở mặt bên của bơm bằng áp suất chất lỏng ở khoang đẩy (dùng áp suất của dầu ở khoang đẩy để ép mặt bên sát vào mặt bên của rôto). Bơm kiểu này có thể đạt = 0,90.
Lưu lượng của bơm cánh gạt kép cũng được xác định giống như ở bơm cánh gạt đơn. Lưu lượng của bơm cánh gạt tác dụng kép là:
cos . ) ( ). ( . . 2nB R r R r s z Q
Bơm cánh gạt tác dụng kép không thể điều chỉnh lưu lượng. Lưu lượng của nó chủ yếu phụ thuộc vào tỷ số R/r. Tỷ số R/r càng lớn thì bơm có lưu lượng càng lớn. Nhưng để đảm bảo cánh gạt chuyển động êm, không bị kẹt, bơm làm việc không ồn thì nên chọn :
- R/r = (1,11,15) khi z = 8; - R/r = (1,171,27) khi z = 12; - R/r = (1,231,34) khi z = 16.
Để đảm bảo lưu lượng của bơm được đều, cần chọn số cánh gạt z bằng bội số của 4 nhưng không nhỏ hơn 8. Đối với bơm cánh gạt kép có thể lấy số cánh gạt là số chẵn, nhưng không nhỏ hơn 10.
Để cánh gạt chuyển động an toàn thì tỷ số giữa độ dài lớn nhất khi ra khỏi rôto l1 và độ dài nhỏ nhất còn nằm trong rãnh l2 của cánh gạt cần đảm bảo 0,9
21 1
l l
.
Ngoài ra, người ta còn chế tạo bơm cánh gạt với số lần tác dụng lớn hơn 2. * Ưu nhược điểm
- Kết cấu đơn giản, nhỏ gọn .
- Điều chỉnh lưu lượng dễ dàng (bằng cách thay đổi độ lệch tâm; ngoài ra, nếu đổi dấu độ lệch tâm thì thực hiện được việc đảo chiều).
- Ít nhạy cảm với độ sạch của chất lỏng được bơm. - Làm việc tin cậy, tuổi thọ cao.
- Không nhạy cảm với sự thay đổi áp suất và độ nhớt của chất lỏng được bơm. - Áp suất làm việc không cao (p < 70. 105 N/m2).
- Lưu lượng không lớn và không được đều lắm. - Hiệu suất tương đối thấp, (0,50,8).
Nói chung, so với bơm bánh răng thì bơm cánh gạt có hiệu suất cao hơn, lưu lượng đều hơn, kích thước tương đối nhỏ và yêu cầu cao về độ sạch của dầu; đồng thời, các chi tiết
75
trượt nhanh mòn, tổn thất thể tích lớn, kết cấu tương đối phức tạp nên việc chế tạo và lắp ráp đòi hỏi những yêu cầu cao.
Phạm vi sử dụng của bơm cánh gạt hẹp hơn bơm bánh răng [ 2 /
70kG cm
p ,
ph l
Q 200 / , n 1.500v/ ph]. Nó được dùng để bơm nước, chất lỏng nhớt và dầu thuỷ lực (ở nhánh ống phụ).
4.4.2- Bơm cánh mềm
Bơm cánh mềm là một loại bơm cánh gạt. Kết cấu trình bày trên hình 4-15.
Bơm cánh mềm khác với bơm cánh gạt ở chỗ rôto gồm một bánh cao su, trên đó có các cánh được bố trí theo hướng kính, lắp trên trục và được đặt đồng tâm với vỏ.
Ngoài ra, còn có chi tiết phụ có tiết diện dạng lưỡi liềm được lắp vào bơm để tạo ra sự thay đổi thể tích của khoang hút và đẩy (ép cánh cao su). Bánh cao su cũng có thể được đặt lệch tâm trong vỏ hình trụ.
Hình 4.15- Cấu tạo bơm cánh mềm