Bánh công tác; 2 Trục bơm; 3 Vỏ bơm; x Rãnh hình xuyến

Một phần của tài liệu thiết bị thủy khí (Trang 29 - 30)

x- Rãnh hình xuyến

b) Nguyên lý làm việc

Giả sử khoang hút A được điền đầy chất lỏng, khi bánh công tác quay, dưới tác dụng của lực ly tâm, các phần tử chất lỏng chuyển động từ trong ra ngoài theo các cánh dẫn và đồng thời quay theo cánh dẫn. Khi ra đến rãnh hình xuyến gặp vỏ bơm, chất lỏng quay trở vào trong, tạo thành một chuyển động xoáy dọc theo rãnh hình xuyến. Cứ mỗi vòng xoáy như vậy, chất lỏng lại nhận thêm cơ năng của cánh dẫn truyền cho. Do đó, năng lượng của dòng chất lỏng tăng dần trong quá trình chuyển động từ khoang hút đến khoang đẩy.

Cấu tạo và nguyên lý làm việc của bơm xoáy cho thấy nguyên lý làm việc của bơm xoáy tương tự như bơm ly tâm, chỉ khác ở chỗ là trong một vòng quay của bánh công tác, mỗi phần tử chất lỏng nhận được nhiều lần cơ năng do cánh dẫn truyền cho. Do đó, cột áp của bơm xoáy cao hơn bơm ly tâm [từ (36) lần, xét cùng kích thước và tốc độ quay]

Chuyển động của chất lỏng qua bơm là chuyển động xoáy với vận tốc tăng dần. Do đó, tổn thất cột áp của dòng chảy qua bơm lớn, nên hiệu suất rất thấp.

Bơm xoáy có khả năng tự hút, có thể làm việc như một bơm chân không. Do cửa hút và cửa đẩy đều bố trí hướng lên trên, nên trong quá trình sử dụng bơm, người ta chỉ cần mồi bơm trong lần đầu tiên. Do vậy, trong thực tế người ta thường ghép bơm xoáy vớí bơm ly tâm để tạo ra tính tự hút của bơm ly tâm.

29

Do có khả năng tạo ra cột áp cao nên bơm xoáy thường được dùng để bơm những chất lỏng dễ bay hơi hoặc hỗn hợp lỏng và khí, các loại nhiên liệu như cồn, xăng và các hoá chất khác với yêu cầu cột áp lớn và lưu lượng tương đối nhỏ.

2.3.2- Phân loại

Bơm xoáy được phân loại theo các cách sau:

Một phần của tài liệu thiết bị thủy khí (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(187 trang)