II. Bộ làm mát phía đẩy
3- Tổn thất thủy lực
6.7.4- Điều khiển các hệ truyền động khí nén
Hệ thống điều khiển hệ truyền động khí nén phải đảm bảo việc đóng, mở các van phân phối tƣơng ứng với các điều kiện làm việc cho trƣớc. Các phƣơng pháp điều khiển áp dụng cho điều kiện làm việc của máy tự động và phƣơng pháp thực hiện chúng rất đa dạng. Khi thiết kế các máy tự động với các khâu cứng, điều kiện làm việc thƣờng đƣợc cho dƣới dạng các chu trình (biểu đồ) làm việc. Đó là một dạng đồ thị quy ƣớc biểu diễn sự phụ thuộc vào thời gian dịch chuyển của các cơ cấu chấp hành.
Chu trình làm việc là một trình tự xác định dịch chuyển của cơ cấu chấp hành mà sau khi thực hiện xong chúng lại trở về vị trí ban đầu. Hoạt động của máy sẽ thể hiện trong việc thực hiện tuần tự các chu trình làm việc nối tiếp nhau. Với các máy có hệ truyền động khí nén, các điều kiện làm việc cũng có thể đƣợc mô tả bằng các chu trình hoặc biểu đồ trình tự làm việc, nhƣng thời gian của mỗi chu trình làm việc không xác định bởi tốc độ của các cơ cấu chấp hành phụ thuộc vào hàng loạt yếu tố phụ mà ta có thể điều chỉnh đƣợc.
Các hệ truyền động - tự động khí nén làm việc theo chu trình đƣợc chia theo kiểu điều khiển thành ba nhóm:
1/- Điều khiển theo vị trí; 2/- Điều khiển theo thời gian; 3/- Điều khiển theo áp suất.
Ở hệ điều khiển theo vị trí, các vị trí tận cùng của các cơ cấu chấp hành đƣợc kiểm tra bằng các cảm biến vị trí.
Hệ điều khiển theo thời gian có thể thực hiện nhờ các cơ cấu cam-thời gian thực hiện một chu trình và đƣờng phân các chu kỳ riêng biệt của nó ở đây đƣợc xác định bởi profin của cam và tốc độ quay của nó.
Các hệ điều khiển bằng áp suất có thể coi nhƣ các biến thể của hệ điều khiển theo vị trí. Chúng đƣợc sử dụng trong các trƣờng hợp khi cần pittông dịch chuyển những khoảng khác nhau phụ thuộc vào kích thƣớc của chi tiết đƣợc gia công, hoặc do khó khăn trong việc lắp đặt các công tắc cuối hành trình với cần pittông vƣơn dài. Để điều khiển cac van phân phối trong trƣờng hợp này cần sử dụng các van nối liên tục.
126 CHƢƠNG 7