Van tràn; 2.Bộ ổn tốc một chiều

Một phần của tài liệu thiết bị thủy khí (Trang 154)

II. Bộ làm mát phía đẩy

1. Van tràn; 2.Bộ ổn tốc một chiều

Dầu thủy lực đƣợc bơm thủy lực đẩy qua cơ cấu phân phối vào khoang làm việc của xilanh lực, và dầu từ khoang đối áp (khoang không làm việc của xilanh lực) bị đẩy qua bộ ổn tốc về bể dầu. Nhờ có van tràn (van an toàn) nên áp suất p1 trong khoang công tác của xilanh lực luôn không đổi, không phụ thuộc vào sự thay đổi của tải ngoài (lực P). Khi lực P thay đổi, ví dụ nhƣ khi lực P giảm, áp suất p2 tăng, do đó áp suất dầu đƣa đến bộ ổn tốc cũng tăng, nhƣng van giảm áp (điều áp) tác dụng duy trì áp suất p3 không đổi.

Rõ ràng nhờ van giảm áp nên độ chênh áp trƣớc và sau van tiết lƣu luôn không đổi và không phụ thuộc sự thay đổi của lực P. Vì vậy tốc độ của xilanh lực đƣợc ổn định.

Hệ thống thủy lực có bộ điều tốc mắc ở lối ra của động cơ thủy lực có nhiều ƣu điểm làm cho chuyển động của cơ cấu chấp hành đƣợc êm hơn so với khi mắc bộ điều tốc ở lối vào. Mặt khác, dầu thủy lực bị nóng khi qua tiết lƣu sẽ đƣợc làm mát (nguội) ở thùng chứa trƣớc khi tiếp tục đi vào hệ thống. Bởi vậy, khi các điều kiện khác nhƣ nhau, lƣợng rò rỉ trong trƣờng hợp này nhỏ hơn trƣờng hợp trên.

Cả hai trƣờng hợp trên đây có ƣu điểm chung là áp suất trên ống đẩy của bơm luôn ổn định (do sự phối hợp của van an toàn) nên sự thay đổi của phụ tải không hề có ảnh hƣởng gì đến sự rò rỉ của chất lỏng trong bơm. Nhƣng chúng có nhƣợc điểm chung là lƣu lƣợng (công suất) của bơm phải luôn luôn lớn hơn lƣu lƣợng do động cơ yêu cầu (có lƣợng dầu thừa) nên hiệu suất thấp.

Một phần của tài liệu thiết bị thủy khí (Trang 154)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(187 trang)