Bulông; 2, 7, 13 Nắp; 3 Bộ phân phối; 4 Vỏ của bộ phân phối; 5 Lỗ cấp dầu bô

Một phần của tài liệu thiết bị thủy khí (Trang 49 - 50)

4. Vỏ của bộ phân phối; 5. Lỗ cấp dầu bôi trơn; 6. Thanh truyền; 8. Bộ lọc; 9. Pittông; 10. Thân động cơ; 11. Vòng chặn; 12. Ổ đỡ chặn; 14. Trục; 15. Van giảm tải; 16. Tấm

50

3.4- BƠM VÀ ĐỘNG CƠ THỦY LỰC THỂ TÍCH KIỂU PITTÔNG - RÔTO 3.4.1- Khái niệm 3.4.1- Khái niệm

Bơm và động cơ thủy lực pittông-rôto hoạt động dựa trên nguyên tắc thay đổi thể tích của cặp pittông–xilanh. Vì bề mặt làm việc của máy là mặt trụ nên để đạt được độ chính xác gia công cao, đảm bảo hiệu suất thể tích tốt, có thể chế tạo được loại làm việc với áp suất cao.

Máy thủy lực pittông-rôto thường được dùng ở những hệ thống thủy lực cần áp suất cao và lưu lượng lớn như ở máy truốt, máy xúc, …

Theo cách bố trí pittông-xilanh, ta có bơm và động cơ thủy lực pittông-rôto loại hướng kính và loại hướng trục. Theo khả năng điều chỉnh lưu lượng, ta có loại lưu lượng không điều chỉnh được và lưu lượng có thể điều chỉnh được.

Nguyên lý làm việc của máy thủy lực loại này cũng chính là nguyên lý làm việc của máy pittông ghép [nhưng không có hệ thống van nên có thể làm việc với tốc độ quay cao]. Bộ phận công tác chủ yếu của máy gồm nhiều pittông hình trụ có thể chuyển động trong các xilanh, được bố trí đều trong một khối trụ tròn có chuyển động quay gọi là rôto. Khi rôto quay thì chuyển động tịnh tiến tương đối giữa pittông và xilanh được thực hiện (máy làm việc như một bơm) và ngược lại (máy làm việc như một động cơ thủy lực). Do đó, máy được gọi là máy pittông–rôto.

Bơm và động cơ thủy lực pittông - rôto có kết cấu rất giống nhau, trừ trường hợp đặc biệt. Chúng có khả năng làm việc như một bơm thủy lực hay một động cơ thủy lực.

3.4.2- Bơm và động cơ thủy lực pittông - rôto hƣớng kính

Một phần của tài liệu thiết bị thủy khí (Trang 49 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(187 trang)