Vận hành máy nén pittông

Một phần của tài liệu thiết bị thủy khí (Trang 89 - 91)

II. Bộ làm mát phía đẩy

9- Vận hành máy nén pittông

Cần tuân thủ “Hướng dẫn sử dụng” của nhà chế tạo”. Công việc vận hành máy nén pittông gồm các bước sau:

a/- Chuẩn bị khởi động và khởi động

- Kiểm tra xung quanh máy nén, kiểm tra sự bắt chặt, kiểm tra lượng dầu bôi trơn, các dụng cụ đo.

- Mở các van đưa đến dụng cụ đo. - Mở hoàn toàn van đẩy.

- Chuyển máy nén vào trạng thái không tải. - Cấp nước làm mát.

- Quay trục máy nén vài vòng để kiểm tra sự quay trơn.

- Cho động cơ hoạt động và đưa máy nén vào trạng thái làm việc. b/- Theo dõi máy nén trong thời gian làm việc

+ Theo dõi chất lượng bôi trơn (áp suất và lưu lượng dầu bôi trơn).

+ Theo dõi sự phân bố áp suất ở các cấp nén của máy nén và áp suất ở sau cấp cuối. + Theo dõi nhiệt độ của khí, dầu và nước làm mát.

+ Định kỳ xả nước ngưng ở thiết bị làm mát và thùng chứa khí. + Định kỳ bổ sung thêm dầu bôi trơn.

+ Hàng ngày kiểm tra các supap. c/- Dừng máy nén

Trước khi cho máy nén ngừng hoạt động, cần xả nước ngưng ở thiết bị làm mát và thùng chứa không khí. Ngắt ly hợp, nhưng vẫn cho bơm dầu bôi trơn và bơm nước làm mát hoạt động (nếu có thể được), sau đó mới cho dừng các bơm này. Đóng van đẩy.

* Lƣu ý khi vận hành máy nén pittông

++ Cấm nâng áp suất đẩy cao hơn áp suất làm việc cho phép.

++ Cấm cho máy nén làm việc nếu nhiệt độ cuối quá trình nén ở một cấp bất kỳ cao hơn 200 0C khi bôi trơn bằng dầu “máy nén 12” và cao hơn 210 0C khi bôi trơn bằng dầu “máy nén”.

++ Cấm cho máy nén làm việc nếu trong mối ghép bất kỳ nào có tiếng động.

++ Cấm siết bulông bệ khi máy nén làm việc và siết các bulông mặt bích có áp suất. ++ Cấm kéo hoặc nén supap an toàn.

++ Không cho phép máy nén hoạt động khi hệ thống làm mát không đúng quy định. ++ Cấm bôi trơn máy nén bằng dầu có chất lượng không đảm bảo.

+ + Cấm vi phạm quy tắc chung của kỹ thuật an toàn.

** Các sự cố thƣờng xảy ra khi vận hành máy nén pittông

- Động cơ quá tải – có thể do áp suất khí cao quá mức.

- Năng suất của máy nén bị giảm khi giảm đồng thời áp suất cuối và áp suất trung gian – có thể do supap hút cấp đầu tiên sai.

- Giảm năng suất khi chỉ giảm áp suất cuối – có thể do bộ phận điều chỉnh áp suất làm việc không đúng.

90

- Giảm năng suất khi chỉ giảm áp suất cuối và các áp suất trung gian, đồng thời hộp supap đẩy cấp thứ nhất bị nóng – có thể do supap đẩy cấp thứ nhất không đúng.

- Có tiếng động không bình thường trong xilanh – có thể do vòng găng bị vướng, nước hoặc vật lạ rơi vào xilanh.

- Có tiếng động không bình thường trong cacte – có thể do sự làm việc không bình thường của các ổ đỡ hoặc khe hở giữa con trượt và mặt trượt lớn.

5.1.4.2- Máy nén rôto

Máy nén rôto là loại máy nén thể tích có cấu tạo và nguyên lý làm việc giống như bơm rôto.

Do không có cơ cấu chuyển động tịnh tiến nên rôto máy cân bằng tĩnh và động tốt, loại máy nén này có thể được nối làm việc trực tiếp với động cơ lai.

Máy nén rôto được sử dụng rộng rãi để nén các chất khí (hoặc hơi) ở những khu vực cần lưu lượng lớn (có thể đến 100 m3/ph) và áp suất không cao (đến 4 at). Đối với trường hợp áp suất cao thì người ta chế tạo máy nén hai cấp có làm mát trung gian.

Khi tỷ số tăng áp cao ứng với áp suất đẩy 12 at và có làm mát thân máy thì máy loại này được gọi là máy nén.

Khi áp suất đẩy của máy nén đến 2,5 at thì máy loại này được gọi là máy thổi khí và thường không được làm mát bằng nước.

Máy chân không (áp suất hút âm) có cấu tạo khác rất ít so với máy nén, nhưng lại có các đặc điểm của máy chân không.

Máy nén rôto có các kiểu máy nén cánh gạt (hình 5.5), máy nén rôto lắc một trục, máy nén rôto hai trục hai cánh hoặc ba cánh, rôto dạng hình sao, máy nén trục vít loại 2 hoặc 3 trục vít; máy nén vòng chất lỏng; máy thổi khí rôto 2 trục (dùng làm bơm quét ở động cơ điêden 2 kỳ), …

Nguyên lý làm việc chung là khi quay một hoặc hai rôto có hình dạng xác định thì các không gian kín tuần hoàn được tạo ra và một thể tích của khí ở áp suất thấp được hút vào đó. Khi rôto chuyển động tiếp tục thì không gian này được thu hẹp lại, khí được nén và được đẩy vào đường đẩy.

Máy nén cánh gạt được chế tạo với áp suất 4 at và năng suất (1604.000) m3

/h. Đối với áp suất cao hơn, người ta thường dùng máy nén hai cấp. Có thể sử dụng máy nén cánh gạt làm máy hút chân không với độ chân không tạo được 95% (nếu nối hai máy liên tiếp thì độ chân không đạt được sẽ là 99%).

91

Máy nén cánh gạt có lưu lượng Q500m3 ph, trong trường hợp hai cấp nén có làm mát trung gian thì 2

15kG cm

p .

Việc điều chỉnh lưu lượng ở máy nén rôto được thực hiện bằng cách thay đổi tốc độ quay.

Máy nén rôto cánh gạt có ưu điểm là chắc chắn, làm việc điều hoà, nhưng phải chế tạo với độ chính xác cao, lắp ráp cẩn thận, người sử dụng phải có trình độ cao. Loại máy nén này dễ nhạy cảm với độ bẩn nên ở ống hút phải đặt bầu lọc và ở ống đẩy phải có thiết bị tách dầu.

Máy nén trục vít có lưu lượng Q20.000m3 h với tỷ số tăng áp  3, loại hai cấp có làm mát trung gian có thể đạt được  10.

Máy nén rôto có cấu tạo đơn giản, kích thước và khối lượng nhỏ [nhỏ hơn (56) lần so với máy nén pittông]; nhưng có năng suất lớn, lưu lượng đều, không có các supap hoặc chỉ có ở phía đẩy nên ít bị tắc; điều chỉnh đơn giản, được ứng dụng rộng rãi trong những khu vực cần lưu lượng lớn, áp suất thấp.

Nhược điểm của máy nén loại này là tổn thất ma sát lớn [m (0,850,92)], hao mòn nhiều, khó đảm bảo kín khi áp suất cao nên hiệu suất thể tích nhỏ; yêu cầu độ chính xác cao về gia công và lắp ráp; người sử dụng cần có trình độ cao.

Yêu cầu đối với máy nén rôto là tốc độ các bề mặt chuyển động không vượt quá (1520) m/s, đồng thời tỷ số tăng áp không quá (34).

5.1.5- MÁY NÉN KIỂU CÁNH 1- Máy nén ly tâm 1- Máy nén ly tâm

Hình 5.6- Sơ đồ cấu tạo máy nén ly tâm hai cấp 1. Bánh công tác cấp nén I;

Một phần của tài liệu thiết bị thủy khí (Trang 89 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(187 trang)