II. Bộ làm mát phía đẩy
1- Van an toàn
Van an toàn đƣợc dùng để bảo vệ hệ thống thủy lực không bị quá tải. Nó đƣợc bố trí trên đƣờng ống chính có áp suất cao. Khi áp suất trong hệ thống vƣợt quá giá trị qui định thì van an toàn mở ra để xả bớt dầu về két chứa, do đó áp suất giảm xuống. Van an toàn có thể điều chỉnh đƣợc áp suất tác động mong muốn.
Nguyên lý hoạt động của van an toàn dựa trên sự cân bằng lực tác dụng lên mặt chịu lực của van (đĩa van) do áp suất của dầu thủy lực với lực căng lò xo của van (có khi có cả đối áp của dầu thủy lực). Van ở vị trí đóng khi p plv và bật mở khi p > plv, nghĩa là áp lực trên đĩa van lớn hơn lực căng của lò xo van.
Tùy theo chức năng của nó trong hệ thống mà van an toàn gồm có 2 loại: van an toàn bảo vệ quá tải và van tràn. Van an toàn thực sự là van bảo vệ thiết bị tránh quá tải, nó hoạt động không thƣờng xuyên. Còn van tràn hoạt động liên tục để xả bớt dầu thủy lực về két chứa nhằm duy trì áp suất trong hệ thống ở giá trị nhất định.
Về kết cấu thì van an toàn và van tràn giống nhau, nhƣng do van tràn làm việc thƣờng xuyên nên độ đóng kín không cần cao nhƣ van an toàn. Thực tế, van an toàn và van tràn khi sử dụng có thể thay thế vai trò cho nhau.
Theo nguyên lý hoạt động có thể chia nhóm van an toàn thành 2 loại:
Van tác dụng trực tiếp, trong đó kích thƣớc hình học của cửa lƣu thông và số cửa lƣu thông đƣợc thay đổi chỉ do tác dụng áp suất của dầu thủy lực.
Van tác dụng gián tiếp, trong đó các kích thƣớc hình học của cửa lƣu thông đƣợc thay đổi không chỉ do tác dụng của dòng chất lỏng qua nó mà còn do tác dụng của cơ cấu phụ, do đó nó còn đƣợc gọi là van an toàn có tác dụng tùy động (van an toàn 2 cấp).