II. Bộ làm mát phía đẩy
2. Bánh công tác cấp né n
92
Thông thường máy nén ly tâm là loại có nhiều cấp nén. Quá trình nén và đẩy khí xảy ra dưới tác dụng của lực ly tâm sinh ra do sự quay của guồng động trong vỏ kín. Cấu tạo và nguyên lý làm việc của máy nén ly tâm giống như bơm ly tâm, chỉ khác ở chỗ do sự biến đổi áp suất của khí qua guồng động nên dẫn tới sự biến đổi khối lượng riêng của khí. Khi guồng động quay, khí sẽ văng từ tâm ra xung quanh dưới tác dụng của lực ly tâm. Do đó, xảy ra sự tăng khối lượng riêng của khí và tạo ra áp lực tĩnh, đồng thời tốc độ của khí cũng tăng lên và như vậy tăng áp lực động của khí.
Khi cần áp suất nhỏ, người ta dùng máy thổi khí ly tâm một cấp, có một guồng động quay trong vỏ cố định. Loại này tạo ra áp suất không cao quá 0,15 at. Về bản chất, đây chính là quạt cao áp.
Hình 5.7- Cấu tạo máy nén ly tâm 4 cấp
Trường hợp áp suất khoảng (1,34) at, người ta dùng máy thổi khí ly tâm nhiều cấp, có các guồng động kích thước như nhau và không làm mát khí trung gian. Giữa các cấp có đặt guồng hướng để biến động năng thành áp năng.
Ở mức áp suất cao khoảng (410) at, người ta dùng máy nén ly tâm nhiều cấp, có các nhóm guồng động kích thước như nhau và có áp dụng làm mát khí trung gian.
Ở máy nén lưu lượng nhỏ, người ta chế tạo theo kiểu phân đoạn, chia thành nhiều cấp nén ở từng đoạn rồi được lắp ráp vào trong các khoang của thân, vuông góc với trục máy. Các máy nén có lưu lượng vừa và lớn được chế tạo theo kiểu thân rời, sau đó lắp lại với nhau. Giữa hai cấp nén có thiết bị hướng dòng
Đối với máy nén ly tâm nhiều cấp, vì có làm mát máy nén và làm mát trung gian nên kết cấu máy nén phức tạp thêm.
Cấu tạo máy nén ly tâm hai cấp được thể hiện trên hình 5.6.
Máy nén ly tâm một cấp thường được dùng làm máy nén tăng áp kiểu tuabin khí xả. Đặc tính của máy nén ly tâm giống như ở bơm ly tâm.
93
* Ƣu nhƣợc điểm
Máy nén ly tâm có cấu tạo đơn giản, vận hành thuận tiện, làm việc tin cậy, kích thước và khối lượng nhỏ, cân bằng tốt, không có lực quán tính và có khả năng nối làm việc trực tiếp với động cơ. Dòng khí nén liên tục và đều, không bị bẩn bởi dầu bôi trơn.
Máy nén ly tâm có hiệu suất thấp hơn so với máy nén pittông, đặc biệt khi năng suất nhỏ và số cấp lớn (nghĩa là khi áp suất cao).
** Điều chỉnh máy nén ly tâm
Việc điều chỉnh máy nén ly tâm có thể thực hiện theo các cách sau: Thay đổi tốc độ quay, tiết lưu trên đường hút, cho lượng khí thừa trở về đường hút, gắn thêm cho máy nén ly tâm một tuabin khí để tận dụng năng lượng của phần khí thừa, thay đổi vị trí của cánh hường dòng.
*** Vận hành máy nén ly tâm
Cần tuân thủ “Hướng dẫn vận hành” của nhà chế tạo, tuy nhiên cần chú ý những điểm sau:
+ Máy thổi khí và máy nén khí ly tâm cần khởi động khi đóng van hút. Trước khi khởi động cần phải cho bơm dầu bôi trơn và nước làm mát hoạt động.
+ Van đẩy cần phải mở, nếu sau nó có một supap thì máy cần phải nối với đường không tải. Sau khi đạt được áp suất bình thường cần tắt bơm dầu dự phòng.
+ Trong thời gian vận hành cần theo dõi đảm bảo áp suất khí và dầu nằm trong phạm vi cho phép, thiết bị an toàn ở trong trạng thái sẵn sàng làm việc, thường xuyên xả nước ngưng.
**** Các sự cố thƣờng xảy ra khi vận hành máy nén ly tâm
- Nhiệt độ cuối cùng của khí quá cao – do bùn hoặc cặn canxi làm bẩn bề mặt làm mát. - Nhiệt độ ra của nước làm mát quá cao – có thể do lưu lượng nước giảm hoặc nhiệt độ nước vào nâng cao.
- Xuất hiện khí nén ở phía nước – có thể do bộ phận làm kín bị hở.
- Rung động ở các ổ đỡ và một vài nơi của vỏ máy – có thể do hao mòn ổ trục, áp suất dầu không đủ, trục bị lệch tâm, rôto không đảm bảo cân bằng.
- Nhiệt độ ổ đỡ nâng cao – có thể do bôi trơn không tốt, bơm dầu làm việc không tốt, lọc bị bẩn, các lỗ dẫn dầu bị bẩn, nhiệt độ dầu cao.
Trước khi dừng máy nén cần đóng van hút, cho bơm dầu dự phòng hoạt động, tiếp đến là dừng máy nén, sau đó đóng van đẩy, đóng van nước làm mát; 20 phút sau thì dừng bơm dầu, mở van xả ở vỏ máy và thiết bị làm mát trung gian.
Khi dừng máy nén do sự cố cần đảm bảo cho bơm dầu bôi trơn dự phòng làm việc để đảm bảo việc giải nhiệt cho máy nén.