II. Bộ làm mát phía đẩy
3- Tổn thất thủy lực
6.7.2- Phân loại truyền động khí nén
Thông thƣờng, các hệ truyền động khí nén đƣợc phân loại theo các dấu hiệu sau: 1) Theo dạng chuyển động mà cơ cấu chấp hành thực hiện
Truyền động khí nén chuyển động tịnh tiến (với cơ cấu chấp hành kiểu xilanh lực khí nén) và truyền động khí nén chuyển động quay (với cơ cấu chấp hành kiểu động cơ rôto khí nén).
2) Theo số lƣợng cơ cấu chấp hành khí nén có hệ truyền động khí nén với một hoặc nhiều cơ cấu chấp hành.
123
3) Theo tính chất của thiết bị điều khiển có hệ truyền động khí nén điều khiển bằng điện, điều khiển bằng khí nén và điều khiển cơ hoặc kết hợp
4) Theo tính chất làm việc của cả hệ thống có các hệ truyền động khí nén làm việc liên tục, hệ truyền động khí nén làm việc theo chế độ ngắt quãng và chế độ xung.
5) Theo tính chất làm việc của cơ cấu chấp hành có hệ truyền động khí nén tác động một phía và hệ truyền động khí nén tác động hai phía.
6) Theo phƣơng pháp điều khiển có hệ truyền động khí nén điều khiển theo vị trí, theo áp suất hoặc theo thời gian.
Ngoài các dấu hiệu phân loại chính trên, các hệ truyền động khí nén còn có thể đƣợc phân loại theo một số dấu hiệu khác nữa nhƣ đặc điểm kết cấu của cơ cấu chấp hành, đặc điểm của cơ cấu truyền tải nối với cơ cấu chấp hành, … Các hệ truyền động khí nén cũng có thể đƣợc sử dụng kết hợp với các hệ thống truyền động điện hoặc thuỷ lực để tạo thành các hệ truyền động hỗn hợp thuỷ-khí hoặc điện-khí nén.
Việc quyết định sử dụng hệ truyền động khí nén kiểu nào phụ thuộc vào yếu tố kỹ thuật và các đặc điểm làm việc cụ thể. Thông thƣờng, những yêu cầu kỹ thuật và làm việc nhƣ vậy đƣợc đƣa ra từ đầu cho ngƣời thiết kế. Trên cơ sở đó, ngƣời thiết kế sẽ chọn hệ truyền động khí nén hợp lý, đáp ứng đƣợc các yêu cầu đặt ra.
Trong kỹ thuật, các hệ truyền động khí nén với các cơ cấu chấp hành kiểu xilanh lực đƣợc sử dụng rộng rãi để xây dựng không chỉ các môđun chuyển động tịnh tiến mà cả các môđun chuyển động quay. Các cơ cấu chấp hành kiểu này thƣờng làm việc trong dải áp suất từ (0,20,63) MPa. Chúng có thể là loại tác động hai phía hoặc loại tác động một phía.
Trong nhiều trƣờng hợp, khi hành trình của cơ cấu chấp hành nhỏ mà lại cần tạo lực lớn với không gian làm việc bị khống chế, ngƣời ta sử dụng các cơ cấu chấp hành khí nén kiểu màng (thƣờng là loại tác động một phía, hành trình trở về đƣợc thực hiện bởi lực căng của lò xo).
Các hệ truyền động khí nén kiểu xiphông (hộp xếp) cũng thuộc loại hệ truyền động tác động một phía. Hành trình thuận đƣợc thực hiện nhờ áp suất khí nén, còn hành trình ngƣợc thì nhờ độ đàn hồi của vật liệu làm hộp xếp. Dải áp suất làm việc của chúng dƣới 0,2 Mpa, và đƣợc sử dụng nhiều trong kỹ thuật đo lƣờng.
Các hệ truyền động khí nén kiểu quay thƣờng đƣợc sử dụng nhiều trong các thiết bị và công nghệ lắp ráp (ví dụ các dụng cụ khí nén cầm tay). Nếu các hệ truyền động khí nén kiểu quay có góc quay của cơ cấu chấp hành nhỏ hơn 3600 thì đƣợc gọi là hệ truyền động lắc khí nén. Các hệ này đƣợc sử dụng nhiều trong các dây chuyền tự động hoá công nghệ, vận chuyển, để xây dựng các môđun quay cho rôbốt công nghiệp.
Hệ truyền động khí nén ngắt quãng (xung) đƣợc ứng dụng nhiều trong kỹ thuật thi công, xây dựng và khai mỏ, … Áp suất làm việc, trong trƣờng hợp đặc biệt, có thể lớn hơn 0,63 Mpa.
Trong thực tế, một yêu cầu thƣờng gặp là hệ truyền động khí nén phải cho phép dừng đƣợc ở các vị trí trung gian với độ chính xác cần thiết. Với các hệ truyền động khí nén thông thƣờng, nhiều khi rất khó và phức tạp trong việc thực hiện yêu cầu đó. Trong những trƣờng hợp nhƣ vậy, ngƣời ta phải sử dụng các hệ truyền động khí nén điều khiển số hoặc các hệ truyền động khí nén theo dõi.
124