Nguyên lý làm việc

Một phần của tài liệu thiết bị thủy khí (Trang 28 - 29)

Khi bánh công tác quay, nó mang phần tử chất lỏng quay theo, đồng thời do biên dạng cánh cong nên phần tử chất lỏng chuyển động theo quỹ đạo xoắn vít dọc theo trục. Nhờ đó, bơm thực hiện quá trình hút và đẩy liên tục. Bộ phận dẫn hướng được đặt tại lối ra của dòng chất lỏng để khử thành phần chuyển động quay của dòng chảy và biến động năng “xoắn” này thành áp năng của chất lỏng sau bơm.

Khác với bơm ly tâm, chất lỏng chuyển động qua bơm hướng trục theo các mặt trụ đồng tâm với trục bơm, nghĩa là vận tốc vòng của phần tử chất lỏng ở lối vào và lối ra của bánh công tác là như nhau.

Đối với bơm hướng trục cỡ nhỏ thì cánh công tác được lắp cố định với bánh công tác, và việc điều chỉnh lưu lượng được thực hiện bằng cách thay đối tốc độ quay của trục bơm hay bằng van đẩy. Đối với bơm cỡ lớn, người ta trang bị các cánh xoay được quanh trục bản thân của nó để thay đổi góc nghiêng nhằm điều chỉnh lưu lượng trong quá trình sử dụng bơm.

2.2.2- Ƣu nhƣợc điểm

a) Ƣu điểm

- Tạo được dòng chảy ổn định, đều và tương đối lớn (Q< 10.000 m3/h). - Kết cấu đơn giản, kích thước và khối lượng nhỏ, không có hệ thống van. - Hiệu suất tương đối cao, b = (0,80  0,87).

28

B) Nhƣợc điểm

- Bơm hướng trục không có khả năng hút khô và khả năng hút của nó không cao. Chính vì vậy, nó thường được đặt ngập sâu trong nước.

- Cột áp của bơm không cao (thấp hơn nhiều so với bơm ly tâm, H < 23 mét cột nước). - Tốc độ quay làm việc của bơm bị giới hạn bởi hiện tượng xâm thực (n  1.000 v/ph) - Phạm vi làm việc kinh tế của bơm hẹp.

Việc khai thác bơm hướng trục cũng giống như bơm ly tâm.

2.3- BƠM XOÁY

2.3.1- Cấu tạo và nguyên lý làm việc

Một phần của tài liệu thiết bị thủy khí (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(187 trang)