MÁY THỦY LỰC THỂ TÍCH KIỂU PITTÔNG 3.1 KHÁI NIỆM CHUNG

Một phần của tài liệu thiết bị thủy khí (Trang 35 - 36)

3.1- KHÁI NIỆM CHUNG

Máy thủy lực thể tích bao gồm các loại bơm và động cơ thủy lực thể tích.

Theo kết cấu và dạng chuyển động, máy thủy lực thể tích có hai loại: Loại pittông có chuyển động tịnh tiến và loại rôto chỉ có chuyển động quay.

Loại máy thuỷ lực pittông gồm có loại pittông có chuyển động tịnh tiến và loại pittông-rôto vừa có chuyển động tịnh tiến vừa có chuyển động quay;

3.2- BƠM PITTÔNG

3.2.1- Cấu tạo và nguyên lý làm việc

Sơ đồ nguyên lý cấu tạo đơn giản của bơm pittông được thể hiện trên hình 3.1.

Hình 3.1- Sơ đồ nguyên lý cấu tạo của bơm pittông

1. Pittông; 2. Xilanh; 3. Ống đẩy; 4. Van đẩy; 5. Buồng làm việc; 6. Van hút; 7. Ống hút; 8. Bể hút; 9. Tay quay; 10. Thanh truyền 6. Van hút; 7. Ống hút; 8. Bể hút; 9. Tay quay; 10. Thanh truyền

Nguyên lý làm việc:

Hai điểm B1, B2 của pittông tương ứng với hai vị trí C1, C2 của mút tay quay. Khi buồng làm việc 5 chứa đầy chất lỏng, nếu pittông dịch chuyển từ B2 về bên trái thì thể tích buồng 5 tăng lên, trong khi hai van đẩy 4 và van hút 6 đều đóng, khiến cho áp suất giảm thấp và nhỏ hơn mặt thoáng bể chứa pa (p < pa). Do đó, van hút mở, chất lỏng từ bể hút qua van 6 vào buồng làm việc 5 (trong khi đó van đẩy 4 vẫn đóng), bơm thực hiện quá trình hút. Lúc mút tay quay đến vị trí C1, tương ứng với vị trí B1 của pittông thì quá trình hút của bơm kết thúc. Tay quay tiếp tục quay từ C1 đến C2, pittông đổi chiều chuyển động, dịch chuyển từ B1 đến B2. Lúc này, thể tích buồng làm việc giảm dần, áp suất trong buồng 5 tăng lên, van hút 6 đóng, van đẩy 4 mở cho phép chất lỏng chảy vào ống đẩy, bơm thực hiện quá trình đẩy.

Như vậy, cứ trong một vòng quay của trục (tay quay) thì bơm thực hiện hai quá trình hút và đẩy liền nhau. Nếu tay quay tiếp tục quay thì bơm lặp lại quá trình hút và đẩy như

36

trước. Do đó, quá trình hút và đẩy của bơm gián đoạn và xen kẽ với nhau. Một quá trình hút và đẩy kế tiếp nhau được gọi là một chu kỳ làm việc của bơm.

Khác với bơm ly tâm, ở bơm pittông không phải mồi bơm, mà nó có khả năng tự hút. Nếu gọi W0 là thể tích không khí ở ống hút và buồng làm việc của bơm (khi pittông ở vị trí B2), khi pittông dịch chuyển về vị trí B1 thì không khí giãn nở với thể tích lớn hơn: W0 + F.S (F.S - thể tích không gian xilanh). Coi không khí giãn nở đoạn nhiệt thì áp suất không khí trong buồng làm việc lúc bấy giờ là

a k a p S F p p          . W W . 0 0

Do ppa nên chất lỏng từ bể hút chảy vào ống hút và dâng lên được một độ cao

p p h a

 (nếu không kể đến tổn thất). Nếu pittông tiếp tục làm việc, chất lỏng trong bể hút sẽ dâng dần theo ống hút và điền đầy vào bơm. Khi đó, xem như bơm đã tự mồi xong.

3.2.2- Phân loại bơm pittông

Bơm pittông được phân loại theo các cách sau:

Một phần của tài liệu thiết bị thủy khí (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(187 trang)