Bơm thủy lực điều chỉnh được; 2 Bulông điều chỉnh; 3 Pittông xilanh lực; 4 Van cản

Một phần của tài liệu thiết bị thủy khí (Trang 148 - 149)

II. Bộ làm mát phía đẩy

1. Bơm thủy lực điều chỉnh được; 2 Bulông điều chỉnh; 3 Pittông xilanh lực; 4 Van cản

Lƣợng dầu rò rỉ tăng làm cho hiệu suất lƣu lƣợng (thể tích) của bơm giảm. Hình 7- 25.b là đặc tính của bơm điều chỉnh đƣợc Qf(Q) ở áp suất 40 kG/cm2. Đƣờng (1) là hiệu suất lƣu lƣợng của bơm cánh gạt điều chỉnh đƣợc và đƣờng (2) là hiệu suất của bơm pittông (với áp suất p = 0 thì lấy giá trị hiệu suất lƣu lƣợng bằng 1).

Thực nghiệm cho thấy rằng ở hệ thống thủy lực làm việc với tốc độ thấp và áp suất lớn (tốc độ tƣơng ứng với lƣu lƣợng nhỏ hơn 1 l/ph) thì loại sơ đồ nhƣ hình 7.25.a không đảm bảo độ không đổi của tốc độ và hiệu suất thấp hơn hệ thống điều chỉnh bằng tiết lƣu trong điều kiện tƣơng tự. Vì thế, thông thƣờng ngƣời ta dùng hệ thống kết hợp giữa điều chỉnh bằng thể tích với điều chỉnh bằng tiết lƣu (ví dụ nhƣ thay van cản 4 ở hình 7.25.a bằng bộ ổn tốc) hoặc dùng các bộ phận khác để ổn định tốc độ.

Đặc điểm của hệ thống điều chỉnh tốc độ bằng thể tích là khi tải trọng không đổi, công suất của cơ cấu chấp hành tỷ lệ với lƣu lƣợng của bơm; vì thế, loại điều chỉnh này đƣợc dùng rộng rãi trong các máy cần có một công suất lớn khi khởi động, nghĩa là cần lực kéo hay mômen xoắn lớn. Ngoài ra, nó cũng còn đƣợc dùng rộng rãi trong những hệ thống thực

149

hiện chuyển động thẳng hoặc chuyển động quay khi tốc độ giảm, công suất cần thiết cũng giảm (ví dụ nhƣ hệ thống chạy dao).

Ƣu điểm cơ bản của phƣơng pháp điều chỉnh bằng thể tích là đảm bảo hiệu suất truyền động cao (kinh tế) và dầu ít bị nóng. Sở dĩ nhƣ vậy là vì lƣu lƣợng (công suất) của bơm luôn biến đổi phù hợp với lƣu lƣợng mà động cơ thủy lực yêu cầu (với phụ tải). Nhƣng cũng vì thế mà phƣơng pháp điều chỉnh này có nhƣợc điểm là sự rò rỉ chất lỏng trong bơm cũng phụ thuộc vào phụ tải. Ngoài ra, bơm thủy lực điều chỉnh lƣu lƣợng có kết cấu phức tạp, chế tạo đắt tiền hơn bơm thủy lực có lƣu lƣợng không đổi.

Vì vậy, khi phụ tải thay đổi, việc điều chỉnh tốc độ sẽ bị khó khăn, không nhạy và khó chính xác, nhất là đối với hệ thống có lƣu lƣợng nhỏ. Do đó, phƣơng pháp này thƣờng đƣợc dùng đối với hệ thống có lƣu lƣợng làm việc lớn và không đòi hỏi điều chỉnh chính xác tốc độ chuyển động của cơ cấu chấp hành hoặc đƣợc dùng khi phụ tải thay đổi rất ít.

Một phần của tài liệu thiết bị thủy khí (Trang 148 - 149)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(187 trang)