Mạng lưới giao dịch của chi nhánh

Một phần của tài liệu Nâng cao khả năng thu hút kiều hối tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Phú Thọ (Trang 53 - 113)

5. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN

3.1.4 Mạng lưới giao dịch của chi nhánh

Agribank Phú Thọ có mạng lưới giao dịch rộng khắp với 01 Hội sở tỉnh tại thành phố Việt Trì, 15 chi nhánh và có tới 35 phòng giao dịch tại hầu hết các xã trên địa bàn toàn tỉnh.

Mạng lƣới lƣợng Số Địa chỉ

Chi nhánh NHNo tỉnh Phú Thọ 01 Đường Trần Phú – TP Việt Trì - Phú Thọ Chi nhánh NHNo Thị xã Phú Thọ 01 Thị xã Phú Thọ

Chi nhánh NHNo huyện Tân Sơn 01 Huyện Tân Sơn Chi nhánh NHNo huyện Lâm Thao 01 Thị trấn Lâm Thao

Chi nhánh NHNo huyện Hạ Hoà 01 Huyện Hạ Hoà

Chi nhánh NHNo Gia Cẩm 01 Phường Gia Cẩm TP Việt trì- Phú Thọ Chi nhánh NHNo Thanh Miếu 01 Phường Thanh MiếuTP Việt Trì - Phú Thọ Chi nhánh NHNo Huyện Phù Ninh 01 Huyện Phù Ninh

Chi nhánh NHNo huyện Đoan Hùng 01 Huyện Đoan Hùng Chi nhánh NHNo huyện Thanh Ba 01 Huyện Thanh Ba Chi nhánh NHNo huyện Cẩm Khê 01 Huyện Cẩm Khê

Chi nhánh NHNo Vân Cơ 01 Phường Vân Cơ TP Việt Trì- Phú Thọ Chi nhánh NHNo huyện Tam Nông 01 Huyện Tam Nông

Chi nhánh NHNo huyện Thanh Sơn 01 Huyện Thanh Sơn Chi nhánh NHNo huyện Yên Lập 01 Huyện Yên Lập Chi nhánh NHNo huyện Thanh Thuỷ 01 Huyện Thanh Thuỷ

3.2. Các kênh chuyển tiền đang đƣợc thực hiện tại Agribank Phú Thọ

3.2.1. Nhận tiền qua tài khoản (hệ thông thanh toán SWIFT)

* Nhận tiền kiều hối qua tài khoản ngoại tệ

- Khách hàng có tài khoản tiền gửi ngoại tệ tại chi nhánh Agribank, khi có tiền từ nước ngoài chuyển về theo số tài khoản đã đăng ký, ngân hàng sẽ tự động chuyển tiền vào tài khoản tiền gửi của khách hàng.

- Khách hàng mang theo chứng minh nhân dân (CMND) hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực đến chi nhánh hoặc phòng giao dịch của Agribank nơi mở tài khoản để nhận tiền.

* Nhận tiền kiều hối qua tài khoản thẻ ATM

- Thay vì phải đến ngân hàng để nhận tiền thì khách hàng có thể nhận tiền qua thẻ ATM. Để nhận tiền theo cách này, khách hàng đến bất cứ chi nhánh nào của Agribank đăng ký sử dụng dịch vụ tự động nhận kiều hối thông qua tài khoản ATM. Ngoại tệ gửi về sẽ được Agribank tự động qui đổi ra VND theo tỷ giá qui định và chuyển vào tài khoản thẻ ATM của khách hàng.

- Quý khách hàng có thể rút tiền vào bất kỳ thời gian nào và tại bất kỳ máy ATM nào của Agribank.

* Trƣờng hợp khách hàng chƣa mở tài khoản tiền gửi ngoại tệ tại ngân hàng chuyển tiền theo địa chỉ trên CMND:

- Khách hàng có thể lựa chọn loại tiền nhận là: Ngoại tệ chuyển về hoặc VND với tỷ giá cạnh tranh.

- Khách hàng mang theo CMND hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực đến chi nhánh Agribank gửi thông báo để nhận tiền.

Để phục vụ tốt nhất cho nhu cầu chuyển tiền của khách hàng, Agribank đã thiết lập quan hệ tài khoản trực tiếp và ký các Thỏa thuận hợp tác về dịch vụ kiều hối với các ngân hàng lớn ở nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ. Vì vậy

khách hàng có thể lựa chọn các ngân hàng có quan hệ tài khoản với Agribank làm ngân hàng trung gian để việc chuyển tiền về Việt Nam được nhanh chóng, an toàn và tiết kiệm chi phí.

3.2.2. Nhận tiền qua dịch vụ Western Union

Tiện ích

Theo phương thức chuyển tiền này khi khách hàng được người nhà cung cấp mã số chuyển tiền thì:

- Khách hàng nhận tiền không cần mở tài khoản tại ngân hàng.

- Khách hàng có thể nhận được tiền tại các chi nhánh và phòng giao dịch của Agribank nơi gần nhất trong vòng vài phút.

- Giao dịch chuyển tiền không phải qua các ngân hàng trung gian nên không bị mất phí trung gian.

- Khách hàng nhận tiền sẽ được chi trả tiền bằng Đô la Mỹ hoặc VND tùy theo sự lựa chọn của mình.

- Khách hàng nhận tiền không phải trả thêm bất kỳ một khoản phí nào.

3.2.3. Nhận tiền qua dịch vụ BNY

Về tiện ích cũng như phương thức chuyển tiền của dịch vụ này cũng giống như phương thức chuyển tiền Western Union, nhưng chỉ dành riêng cho tiền chuyển về từ thị trường Đài Loan. Biểu phí dịch vụ thấp, phù hợp với mức thu nhập của lao động Việt Nam tại Đài Loan.

3.2.4. Nhận tiền qua dịch vụ Maybank

Phương thức chuyển tiền này cũng giống phương thức chuyển tiền Western Union và chuyển tiền BNY nhưng chỉ dành riêng cho thị trường chuyển tiền từ Malaysia.

3.3. Các chính sách tác động đến hoạt động thu hút kiều hối tại Agribank Phú Thọ Phú Thọ

3.3.1. Chính sách của Nhà nước

Với chính sách đổi mới, thông thoáng, khuyến khích Việt kiều và người lao động ở nước ngoài gửi kiều hối về nước và tạo môi trường đầu tư thuận lợi, triển vọng phát triển kinh tế tốt và chế độ chính trị ổn định, có thể khẳng định tiềm năng để thu hút kiều hối là rất lớn. Tiềm năng của dịch vụ kiều hối ở Việt Nam rất lớn, không chỉ đối với quốc gia mà còn với các ngân hàng thương mại (NHTM). Nâng cao chất lượng dịch vụ kiều hối đang giúp các NHTM tăng phí dịch vụ và nguồn vốn ngoại tệ giá rẻ. Những năm gần đây, Nhà nước đã ban hành hàng loạt các văn bản pháp luật và cơ chế chính sách kinh tế thông thoáng với mục tiêu đẩy nhanh tiến trình hội nhập toàn diện nền kinh tế Việt Nam với nền kinh tế thế giới. Chính sách kiều hối cũng được điều chỉnh theo hướng ngày càng cởi mở hơn thì lượng kiều hối về Việt Nam có xu hướng tăng mạnh trong những năm gần đây và giữ vai trò là nguồn vốn đầu tư quan trọng cho phát triển kinh tế đất nước.

Để tạo điều kiện thúc đẩy thị trường kiều hối qua kênh chính thức phát triển mạnh hơn, thu hẹp kiều hối chuyển qua kênh phi chính thức, Chính phủ Việt Nam đã có chủ trương thu hút kiều hối bằng cách bãi bỏ nhiều quy định về thuế và không giới hạn số lượng ngoại tệ được chuyển về Việt Nam đối với người nhận và người gửi. Người nhận không phải chịu thuế thu nhập đối với các khoản ngoại tệ từ nước ngoài chuyển về hoặc bắt buộc phải bán ngoại tệ cho ngân hàng như trước đây, quyền lợi của người nhận và người gửi được đảm bảo, đồng thời các hình thức chuyển tiền được mở rộng để thu hút nguồn ngoại tệ kiều hối từ nước ngoài về Việt Nam.(Quyết định số 170/1999/QĐ-TTg ngày 19/08/1999 của Thủ Tướng Chính Phủ về khuyến khích người Việt Nam ở nước ngoài chuyển tiền về nước; Quyết định số 78/2002/QĐ-TTg ngày 17/06/2002).

Ngoài ra, Ngân hàng Nhà nước cũng đã sửa đổi, bổ sung, ban hành thêm nhiều quyết định, nghị quyết từ năm 2000 đến nay nhằm góp phần tạo điều kiện thông thoáng cho lượng kiều hối chuyển về nước nhiều hơn như: Quyết định số 878/2002/QĐ-NHNN ngày 19/08/2002 của ngân hàng Nhà nước Việt Nam với mục đích là hoàn thiện mạng lưới của các tổ chức nhận và chi trả ngoại tệ để đảm bảo thời gian chuyển nhanh, an toàn cho người nhận và đảm bảo dịch vụ chuyển tiền tuân thủ theo các quy định của pháp luật; Nghị quyết số 3/2007/NQ-CP ngày 19/01/02007 của Chính Phủ về việc những giải pháp chủ yếu, chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch kinh tế-xã hội và ngân sách Nhà Nước năm 2007 (trong đó có chính sách khuyến khích thu hút mạnh nguồn kiều hối)…

Từ cuối năm 2011 và 6 tháng đầu năm 2012, tình hình tỷ giá ngoại tệ có nhiều biến động khiến cho người dân có nhiều hoang mang, giao động. Trước tình hình đó, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Chỉ thị 01/CT-NHNN ngày 13/2/2012 về tổ chức hoàn thiện chính sách tiền tệ và đảm bảo hoạt động ngân hàng an toàn, hiệu quả 2012, trong đó có quy định “ Quản lý thị trường ngoại hối và điều hành tỷ giá linh hoạt theo tín hiệu thị trường, phù hợp với cung-cầu ngoại tệ, lãi suất, lạm phát, cán cân thanh toán quốc tế, tạo điều kiện tăng tỷ lệ dự trữ ngoại hối Nhà nước; rà soát và hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về quản lý ngoại hối dể tạo điều kiện thuận lợi thu hút nguồn kiều hối, vốn đầu tư nước ngoài,…”

Trước nguồn ngoại tệ từ lượng kiều hối dồi dào như thời gian mấy năm trở lại đây, Chính phủ cũng như Ngân hàng nhà nước đã có rất nhiều chính sách phù hợp để khuyến khích thu hút nguồn kiều hối của kiều bào ở nước ngoài chuyển về Việt Nam, góp phần tăng cao nguồn dự trữ ngoại tệ của Nhà nước.

3.3.2. Chính sách của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) thông qua đẩy mạnh hoạt động kiều hối đã và đang giúp đỡ rất nhiều lao động Việt Nam tại nước ngoài và bà con kiều bào có điều kiện thuận lợi chuyển tiền về nước nhanh chóng và an toàn, góp phần xây dựng quê hương.

Ngay sau khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 67/1999/QĐ-TTg “Về một số chính sách tín dụng ngân hàng phục vụ phát triển nông nghiệp và nông thôn", Agribank và Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, Trung ương Hội Phụ nữ Việt Nam đã tiến hành ký Nghị quyết liên tịch, thành lập tổ vay vốn, mở ra kênh dẫn vốn hiệu quả; đồng thời ký kết các thoả thuận hợp tác toàn diện với Cục Quản lý lao động ngoài nước và Hiệp hội Xuất khẩu lao động (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) để cho vay xuất khẩu lao động.

Trong khoảng thời gian 2002 - 2011, Agribank đã cho vay 111.633 người đi lao động ở nước ngoài với doanh số cho vay 2.243 tỷ đồng. Riêng năm 2011, dư nợ cho vay xuất khẩu lao động là 152 tỷ đồng, bình quân mỗi lao động dư nợ 31 triệu đồng.

Để hỗ trợ người lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài , trên cơ sở thỏa thuận đã được ký kết với Hiệp hội xuất khẩu lao động, Agribank đã trực tiếp hướng dẫn cho hàng ngàn công nhân trước khi đi xuất khẩu lao động biết, hiểu về dịch vụ cho vay và kiều hối của ngân hàng; tiếp tục thực hiện chương trình tài trợ cho công nhân xuất khẩu lao động năm thứ hai cùng với Western Union. Tính đến nay, hàng chục ngàn người lao động trong cả nước được vay vốn của Agribank đã tìm được những cơ hội việc làm tại các thị trường lao động ngoài nước như Hàn Quốc, Đài Loan, Canađa, Malaysia, các tiểu vương quốc ả rập thống nhất (UAE)…

Thông qua mạng lưới rộng lớn gồm 2.300 chi nhánh và phòng giao dịch trải rộng khắp cả nước, có quan hệ đại lý với hơn 1.000 ngân hàng tại 97 quốc gia và vùng lãnh thổ, Agribank tiếp tục đem đến cho cộng đồng người Việt đang sinh sống, làm việc tại nước ngoài nói riêng và khách hàng nói chung dịch vụ chuyển tiền nhanh, an toàn và tiện lợi, trở thành đối tác số 1 tại Việt Nam của các tổ chức chuyển tiền lớn trên thế giới. Theo Ngân hàng Nhà nước, lượng kiều hối về Việt Nam của cả năm 2010 lên tới 8 tỷ USD, tăng 25.6% so với tổng lượng kiều hối của cả năm 2009, riêng doanh số chi trả kiều hối toàn hệ thống Agribank đạt 850 triệu USD (trong đó, doanh số chi trả qua Western Union đạt 566 triệu USD), tăng 25,6% so với năm 2009, chiếm hơn 16% tổng lượng kiều hối chuyển về Việt Nam. Không ngừng đẩy mạnh hoạt động kiều hối, Agribank cùng hệ thống ngân hàng tích cực khơi nguồn kiều hối, kết nối cộng đồng người Việt đang lao động, làm việc, sinh sống tại nước ngoài tiếp tục có nhiều đóng góp tích cực xây dựng quê hương giàu đẹp và điều này càng đặc biệt có ý nghĩa đối với quốc gia đang phát triển như Việt Nam.

Agribank luôn chú trọng đầu tư đổi mới và ứng dụng công nghệ ngân hàng phục vụ đắc lực cho công tác quản trị kinh doanh và phát triển màng lưới dịch vụ ngân hàng tiên tiến. Agribank là ngân hàng đầu tiên hoàn thành Dự án Hiện đại hóa hệ thống thanh toán và kế toán khách hàng (IPCAS) do Ngân hàng Thế giới tài trợ. Với hệ thống IPCAS đã được hoàn thiện, Agribank đủ năng lực cung ứng các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại, với độ an toàn và chính xác cao đến mọi đối tượng khách hàng trong và ngoài nước.

Nhằm đa dạng hoá sản phẩm dịch vụ, mở rộng kênh thanh toán và đáp ứng nhu cầu khách hàng, ngày 23/02/2011, Agribank đã ký thoả thuận hợp tác chuyển tiền kiều hối từ Malaysia về Việt Nam với Maybank - ngân hàng lớn nhất Malaysia. Theo đó, khách hàng có thể nhận được tiền từ Malaysia về Việt Nam qua Maybank và Agribank chỉ mất 15 phút; phí chuyển tiền được

thu 1 lần tại đầu gửi. Do vậy khách hàng không phải thanh toán bất kỳ loại phí nào, khách hàng có thể nhận USD hoặc VND.

Hiện tại, Agribank đang cung ứng các dịch vụ kiều hối như: Dịch vụ chuyển tiền Western Union; Chuyển tiền từ Đài Loan về Việt Nam qua ngân hàng The Bank of New York Mellon; Chuyển tiền từ Malaysia về Việt Nam qua ngân hàng Maybank và chuyển tiền qua hệ thống tài khoản ngân hàng (SWIFT) trên toàn thế giới. Agribank không ngừng nỗ lực cung cấp ngày càng nhiều sản phẩm dịch vụ tiện ích, đáp ứng nhu cầu giao dịch thanh toán của khách hàng trong và ngoài nước. Để tăng thêm lợi nhuận từ dịch vụ kiều hối, Agribank tiếp tục tăng cường hợp tác với các Công ty xuất khẩu lao động cung ứng gói sản phẩm trọn gói cho người lao động như: Cho vay vốn, mở tài khoản, quản lý tiền ký quỹ, chuyển thu nhập về nước, gửi tiết kiệm kiều hối....

3.3.3. Chính sách của Agribank Phú Thọ

Mục tiêu chiến lược của Agribank Phú Thọ là phấn đấu trở thành một ngân hàng lớn mạnh hàng đầu trên địa bàn tỉnh, giữ một vị trí then chốt trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh. Việc hoạch định chiến lược phục vụ kinh doanh tiền tệ có hiệu quả trong cơ chế thị trường là mục tiêu quan trọng, luôn được Agribank Phú Thọ quan tâm. Trong hoạt động kinh doanh chung đó thì dịch vụ chi trả kiều hối cũng được quan tâm đáng kể. Nhiệm vụ trước mắt và lâu dài của Agribank Phú Thọ là:

- Thực hiện theo kế hoạch kinh doanh của ngân hàng cấp trên.

- Không ngừng cải tiến, nâng cao chất lượng dịch vụ để phục vụ khách hàng nhanh chóng, kịp thời, thỏa mãn nhu cầu của khách hàng.

Để đạt mục tiêu trên nhằm thực hiện tốt khả năng cạnh tranh đòi hỏi chi nhánh thường xuyên quan tâm cải tiến, đổi mới hệ thống quản lý và hoạt động kinh doanh:

- Đầu tư trang bị hệ thống máy tính đáp ứng yêu cầu hiện đại hoá công nghệ ngân hàng.

- Triển khai các sản phẩm, dịch vụ Ngân hàng hiện đại, tiếp cận chuẩn mực quốc tế một cách nhanh nhất.

- Mở rộng màng lưới, kênh phân phối để có độ phủ rộng hơn tới đối tượng khách hàng cá nhân, hộ kinh doanh cá thể….

- Mở rộng tài trợ cho các dự án ở nhiều lĩnh vực khác nhau, tích cực chủ động tìm kiếm và thu hút khách hàng mới, khách hàng tiềm năng….

- Thực hiện chính sách khách hàng chiến lược, áp dụng các ưu đãi cho từng đối tượng cụ thể để giữ vững khách hàng cũ và thu hút thêm nhiều khách hàng mới.

- Chú trọng công tác cán bộ, tuyển dụng, đào tạo để nâng cao trình độ CBCNV, thực hiện chính sách đãi ngộ để thu hút và giữ đội ngũ trí thức tại chỗ. Đây là chủ trương chi nhánh quan tâm hàng đầu. Hàng năm chi nhánh xây dựng kế hoạch đào tạo bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học cho đội ngũ CBCNV đang công tác và lập kế hoạch tuyển dụng lao động mới có đủ trình độ theo quy định của Agribank đủ sức đảm đương công việc khi bước vào hội nhập.

Một phần của tài liệu Nâng cao khả năng thu hút kiều hối tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Phú Thọ (Trang 53 - 113)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)