Tác động tiêu cực

Một phần của tài liệu Nâng cao khả năng thu hút kiều hối tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Phú Thọ (Trang 28 - 113)

5. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN

1.4.2. Tác động tiêu cực

Năm 2010 và 2011 là một năm thắng lợi của kiều hối, năm 2012, được đánh giá là có triển vọng hơn bởi theo dự báo của WB, kiều hối có thể tăng khoảng 20% so với năm trước (giao động từ 10 đến 11 tỷ USD). Vai trò tích cực của kiều hối đã được nhắc đến nhiều, nhưng do việc khai thác và sử dụng nguồn kiều hối trong thời gian qua đều chưa thật hiệu quả. Bởi ngoài việc trang trải cuộc sống, người nhận kiều hối chưa đưa lượng tiền này đầu tư trực tiếp cho sản xuất kinh doanh để cân bằng kinh tế mà còn để chạy “lòng vòng” ở các kênh có nhiều rủi ro. Điều này đem đến những tác động tiêu cực sau đây:

- Lượng kiều hối lớn có thể ảnh hưởng đến việc điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng nhà nước (NHNN). Con số 9 tỉ USD của năm 2011 (thực tế có thể cao hơn) cũng là áp lực gia tăng tổng phương tiện thanh toán thông qua gia tăng Tài sản Có nước ngoài ròng (NFA), gây khó khăn cho NHNN trong kiểm soát tiền tệ.

- Nguồn kiều hối không được thu hút hoàn toàn vào hệ thống ngân hàng. Thực tế tại Việt Nam cho thấy, khi tiếp nhận các dòng ngoại tệ, người dân thường có xu hướng rút ngoại tệ mặt để bán lại trên thị trường với tỷ giá cao hơn thay vì gửi tiền hoặc bán lại ngoại tệ cho ngân hàng đã làm trầm trọng thêm tình trạng đôla hóa tiền mặt trong nền kinh tế. Điều này còn dẫn đến thực trạng là các ngân hàng không đủ nguồn ngoại tệ để cung ứng cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Các doanh nghiệp cần ngoại tệ cho hoạt động kinh doanh của mình thì phải tìm kiếm nguồn từ thị trường tự do với tỷ giá cao hơn khá nhiều so với tỷ giá ngân hàng.

- Bên cạnh đó, việc tăng lượng kiều hối đổ về Việt Nam mà phần lớn số đó là các hộ gia đình để tiêu dùng (hàng trong nước và nhập khẩu) cũng làm tăng tổng cầu, có thể đã góp phần làm mất cung - cầu hàng hóa khiến lạm phát tăng...

- Hoạt động rửa tiền: Kiều hối là hoạt động chuyển tiền cá nhân nhưng có quy mô lớn nên đặt ra vấn đề về hoạt động rửa tiền và tài trợ khủng bố, đặc biệt đối với kiều hối được chuyển qua kênh phi chính thức. Theo nhận định của Cơ quan Phòng chống ma tuý và tội phạm Liên Hợp Quốc (UNODC), Việt Nam dễ bị tội phạm rửa tiền tìm đến do nền kinh tế sử dụng nhiều tiền mặt cùng với hoạt động thương mại và đầu tư ngày càng gia tăng.

Để cải thiện các mục tiêu về tăng trưởng kinh tế, nhu cầu vốn của Việt Nam là rất lớn. Song kinh nghiệm của các nước cho thấy, nguồn vốn từ nước ngoài, tuy có tác dụng rất tích cực, nhưng cũng chứa đựng rất nhiều rủi ro. Việc thu hút nguồn vốn này cần theo nguyên tắc thận trọng, đảm bảo sử dụng vốn có hiệu quả. Xem xét những tác động tiêu cực của nguồn kiều hối như trên chỉ là để nhìn nhận vấn đề cho chính xác hơn chứ hoàn toàn không phủ nhận vai trò to lớn của kiều hối đối với nền kinh tế Việt Nam. Trái lại, chúng ta đang và sẽ vẫn rất cần tiếp tục khơi tăng nguồn kiều hối. Vấn đề ở đây là song song với các biện pháp khơi tăng, nên thực thi các chính sách nhằm định hướng hoặc tạo động lực để kiều hối đầu tư vào khu vực sản xuất và các lĩnh vực con người như giáo dục và sức khỏe cộng đồng... nhằm tạo ra các hiệu ứng phát triển tích cực về dài hạn cho đất nước.

1.5. Những điều kiện kinh tế, xã hội tác động đến sự tăng trƣởng kiều hối

1.5.1. Môi trường chính sách của Nhà nước

Chính phủ, Ngân hàng nhà nước Việt Nam đã ra nhiều chính sách khuyến khích thu hút nguồn kiều hối từ nước ngoài về thông qua các Thông tư, Nghị định quy định cụ thể về việc khuyến khích người Việt Nam ở nước ngoài chuyển tiền về nước.

- Quyết định số 170/1999/QĐ-TTg ngày 19/8/1999 quy định về việc khuyến khích người Việt Nam ở nước ngoài chuyển tiền về nước.

- Pháp lệnh ngoại hối năm 2005.

- Nghị định số 160/2006/NĐ-CP ngày 28/12/2006.

- Nghị quyết 36/NQ-TW xây dựng chính sách và triển khai công tác về Người Việt Nam ở nước ngoài.

- Luật 34/2009/QH12 tạo thuận lợi cho kiều bào được mua nhà ở Việt Nam, rút ngắn thời gian cấp thị thực, xây dựng đề án thu hút chuyên gia, trí thức người Việt Nam ở nước ngoài về xây dựng đất nước,…

Từ những năm 1997 đến nay, chính sách quản lý kiều hối của Nhà nước được thay đổi một cách rõ ràng theo hướng tự do hoá với một loạt cơ chế mới về quản lý ngoại hối thông thoáng, linh hoạt được ban hành đã thu hút được nguồn ngoại tệ khá lớn từ hoạt động này.

1.5.2. Nguồn lao động và kiều bào của Việt Nam ở nước ngoài

Người lao động Việt Nam có đặc trưng là cần cù, chăm chỉ, chịu khó và giá nhân công rẻ cho nên thu hút được sự chú ý của nhiều nước cần tuyển lao động. Từ nhiều năm gần đây, lượng lao động Việt Nam sang các thị trường nước ngoài làm việc ngày càng tăng. Năm 2012, dự báo nhu cầu tiếp nhận tại các thị trường truyền thống sẽ tăng và một số thị trường tiềm năng mới sẽ được xúc tiến mở rộng.

Dù gặp nhiều khó khăn, lượng lao động xuất khẩu vẫn vượt kế hoạch.Trong năm nay, Việt Nam đề ra mục tiêu đưa 90.000 người đi làm việc ở nước ngoài, tăng 5.000 người so với năm 2011.

Mặc dù thị trường lao động ngoài nước năm 2011 có nhiều diễn biến phức tạp như tình hình chính trị bất ổn tại Bắc Phi, Trung Đông, thảm họa về động đất, sóng thần ở Nhật Bản… song Bộ lao động-thương binh và xã hội đã chỉ đạo triển khai thực hiện các giải pháp đồng bộ nhằm ổn định và phát triển thị trường, quản lý và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người lao động. Nhờ vậy,

xuất khẩu lao động năm 2011 đã đạt 88.298 người, đạt 101,15% kế hoạch, một số thị trường truyền thống vẫn duy trì và phát triển, tiếp nhận một số lượng lớn lao động Việt Nam, một số thị trường có mức tăng trưởng cao so với năm 2010: Đài Loan tăng 36,8%, Nhật Bản tăng 42,3%, Hàn Quốc tăng 73,8%.

Hiện có khoảng 140 doanh nghiệp Việt Nam được phép đưa lao động sang làm việc tại Malaysia và đã có khoảng 200.000 lượt lao động sang làm việc tại Malaysia. Các lao động tập trung vào các lĩnh vực sản xuất chế tạo, xây dựng, nông nghiệp, dịch vụ và giúp việc gia đình. Đây là thị trường lao động không hạn chế số lượng, chi phí thấp phù hợp cho lao động nông thôn có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài. Đặc biệt, Malaysia đang có nhu cầu nhận khoảng 10.000 lao động nước ngoài làm việc thu hoạch cọ với mức lương khoảng 300-600 USD/tháng. Riêng thị trường Nhật Bản, một thị trường có hấp dẫn cũng đã thỏa thuận tiếp nhận y tá và hộ lý Việt Nam sang làm việc, mở ra một cơ hội mới cho lao động Việt Nam được sang làm việc với ngành nghề có thu nhập cao và khá được coi trọng tại Nhật Bản. Năm 2012, thị trường Hàn Quốc cũng dành cho Việt Nam nhiều ưu đãi với chỉ tiêu lao động Việt Nam sang Hàn Quốc là 15.000 người. Trong đó, ngành sản xuất chế tạo là 11.700 người, xây dựng là 1.000 người, nông nghiệp là 1.000 người, ngư nghiệp là 1.300 người. Năm nay, Hàn Quốc còn dành cho Việt Nam thêm 400 chỉ tiêu cho lao động kết thúc hợp đồng về nước đúng thời hạn được quay trở lại Hàn Quốc làm việc.

Bên cạnh dó số lượng kiều bào ta ở nước ngoài khá đông đảo (hơn 4 triệu người), đông nhất là ở Mỹ (1,5 triệu người), Pháp (300 nghìn người), Australia (250 nghìn người), Canada (200 nghìn người)... Đây là những nước có nền kinh tế phát triển, có thu nhập cao và số Việt kiều ở những nước này làm ăn phát đạt, có ý thức tiết kiệm, tích lũy đầu tư,.

1.5.3. Tỷ giá và lãi suất ngoại tệ tại các Ngân hàng thƣơng mại của Việt Nam

Mấy năm gần đây, hiện tượng giá đồng USD trên thế giới giảm nhưng vãn tăng khá ở Việt Nam. Tỷ giá USD ở Việt Nam so với các nước khá cao, 1 USD ở Việt Nam có sức mua bằng 3 USD ở Mỹ, do đó cũng tạo sức hút cho kiều bào và người lao động Việt Nam ở nước ngoài gửi tiền về nước.

Bên cạnh đó, lãi suất ở các nước hiện rất thấp thậm chí có một số nước là không có, trong khi lãi suất tiền gửi USD ở Việt Nam là khá cao, giao động từ 3% đến 5%/năm. Từ cuối năm 2011 thì lãi suất ngoại tệ xuống ở mức chung còn 2%/năm. Và nếu khách hàng đổi qua VNĐ để gửi tiết kiệm thì có thể hưởng lãi suất từ 9%/năm đến 12%/năm.. Lãi suất tiền gửi ở nước ta tuy không được bằng các năm trước đây, nhưng một yếu tố khiến phương thức này vẫn hấp dẫn vì tỷ giá được duy trì ổn định trong thời gian dài như vừa qua. Theo nhận định của các chuyên gia kinh tế thì trong bối cảnh tỷ giá ổn định và tiền VNĐ được người dân tin tưởng thì người Việt Nam ở nước ngoài gửi tiền về không còn sợ rủi ro về tỷ giá. Vì họ biết rằng chênh lệch tỷ giá có thể bù trừ dễ dàng qua chênh lệch lãi suất và cuối cùng vẫn có chênh lệch ròng về lợi nhuận.

1.6. Phƣơng thức thu nhận kiều hối tại các Ngân hàng Thƣơng mại

1.6.1. Qui trình nhận tiền kiều hối

(1) Người có nhu cầu chuyển tiền về Việt Nam sẽ lựa chọn tổ chức chuyển tiền phù hợp đến liên hệ.

(2) Các Tổ chức chuyển tiền sẽ kiểm tra tính hợp lệ của các chứng từ chuyển tiền, nếu đồng ý, sẽ nhận tiền của khách hàng và chuyển đi theo yêu cầu.

(3) Thông báo đã chuyển tiền, cung cấp thông tin cần thiết cho người thụ hưởng để nhận tiền (nếu có).

(4) Các tổ chức chuyển tiền thông qua các hệ thống liên kết toàn cầu để xử lý các món tiền chuyển lẫn nhau.

1.6.2. Sơ đồ nhận tiền kiều hối

1.6.3. Các cách thức nhận tiền kiều hối

Nhận tiền kiều hối thông qua tài khoản tại Ngân hàng.

Các khách hàng sẽ tự lựa chọn Ngân hàng đại diện cho mình, mở một tài khoản cá nhân sau đó sẽ cung cấp cho người thân của mình những thông tin về tên người nhận tiền, số tài khoản, tên ngân hàng nhận tiền ở Việt Nam.

Khi Ngân hàng người thụ hưởng nhận được lệnh báo có từ ngân hàng nước ngoài, ngân hàng sẽ lập tức ghi có vào tài khoản khách hàng. Thông thường các ngân hàng sẽ liên lạc với khách hàng để thông báo về số tiền chuyển về.

Nếu khách hàng (người nhận tiền) không muốn mở tài khoản tại Ngân hàng thì có thể cung cấp cho người chuyển tiền đủ những thông tin trên kèm theo số chứng minh nhân nhân, Ngân hàng vẫn sẽ nhận tiền về an toàn cho khách hàng.

Nhận tiền kiều hối thông qua các đại lý (là các NHTM) của các Công ty chuyển tiền quốc tế.

Hiện nay trên các hệ thống Ngân hàng Việt Nam có mặt của nhiều tổ chức chuyển tiền lớn trên thế giới. Đại diện là hai công ty chuyển tiền nhanh toàn cầu là Western Union và Money Gram.

Ngân hàng, Bưu điện, Các Đại lý tổ chức chuyển tiền Quốc tế ở Nước ngoài

Người chuyển tiền (NƯỚC NGOÀI)

Người nhận tiền (VIỆT NAM) (2) (1)

(3)

Ngân hàng, Bưu điện, Các Đại lý tổ chức chuyển

tiền Quốc tế ở Việt Nam

(5) (4)

Thông qua hệ thống toàn cầu của các tổ chức này khách hàng có thể nhận tiền kiều hối từ người thân một cách nhanh chóng (chỉ mất vài phút). Với mỗi hệ thống Ngân hàng làm đại lý cho các tổ chức trên, cách thức nhận tiền cũng có vài điểm khác nhau. Và đây cũng là một trong những lợi thế thu hút lượng kiều hối của các hệ thống Ngân hàng Việt Nam.

Khách hàng chỉ cần mang chứng minh nhân dân (hoặc những giấy tờ tùy thân hợp lệ khác) đến ngân hàng và cung cấp mã số chuyển tiền mà người thân cung cấp, cùng với loại tiền tệ mà mình mong muốn nhận (VND, USD). Nhân viên ngân hàng sẽ dựa trên những thông tin khách hàng cung cấp để kiểm tra, đối chiếu trên cơ sở dữ liệu của công ty chuyển tiền quốc tế cung cấp (thông qua mạng internet), nếu khớp đúng nhân viên ngân hàng sẽ tiến hành chi tiền cho khách hàng, nếu sai thông tin thì nhân viên ngân hàng sẽ yêu cầu khách hàng cung cấp lại thông tin.

Nhận tiền kiều hối bằng các loại Séc quốc tế (Bank’s draft).

Ngoài hai phương thức trên, khách hàng còn có thể nhận tiền từ người thân bằng các loại séc quốc tế.

Khi một khách hàng nhận được một tờ bank‟s draft của người thân hoặc một công ty từ nước ngoài chuyển về. Khách hàng có thể đến ngân hàng của mình yêu cầu thu tiền hộ.

Ngân hàng dựa trên những thông tin cung cấp trên tờ séc sẽ tiến hành nhờ thu đến ngân hàng phát hành tờ séc đó (hoặc một ngân hàng đại lý trung gian). Sau khoảng từ 2 đến 4 tuần, nếu tờ séc hợp lệ ngân hàng sẽ nhận được báo có từ ngân hàng phát hành (hoặc ngân hàng đại lý trung gian), khi đó ngân hàng sẽ báo có đến cho khách hàng của mình.

1.7. Các yếu tố ảnh hƣởng tới nguồn kiều hối của khách hàng cá nhân thông qua Ngân hàng thƣơng mại

1.7.1. Thói quen của người Việt Nam

- Do có thói quen tích lũy, tiết kiệm nên người lao động ở nước ngoài cũng như kiều bào người Việt có được những khoản tiền nhất định chuyển về cho thân nhân ở trong nước nhằm mục đích hỗ trợ, đầu tư về tỷ giá, lãi suất hay bất động sản, …

- Họ tin tưởng vào các tổ chức có uy tín của nhà nước nên số lượng kiều hối chuyển qua kênh chính thức ngày càng tăng.

- Phí dịch vụ của các tổ chức chính thức thấp hơn so với phí dịch vụ thông qua kênh phi chính thức cũng hấp dẫn phần đông khách hàng sử dụng dịch vụ của các tổ chức này.

1.7.2. Các chính sách quản lý ngoại hối của nhà nước

- Thông tư số 20/2011/TT-NHNN ngày 29/8/2011 quy định cá nhân được phép bán ngoại tệ tiền mặt cho các tổ chức tín dụng được phép do đó cũng khuyến khích cá nhân nhận tiền kiều hối tại các tổ chức tín dụng được phép để có thể quy đổi sang đồng Việt Nam hoặc chuyển sang tiền gửi tiết kiệm.

- Nghị định 160/2006/NĐ-CP ngày 28/12/2006 “quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh ngoại hối” quy định “ Người cư trú là cá nhân có ngoại tệ thu được từ các khoản chuyển tiền một chiều được gửi vào tài khoản ngoại tệ, gửi tiết kiệm ngoại tệ, rút tiền mặt để cất giữ, mang theo người, bán cho tổ chức tín dụng được phép lấy đồng Việt Nam hoặc ngoại tệ khác.

1.7.3. Các chính sách thu hút khách hàng của các NHTM

Một yếu tố quan trọng thu hút nguồn tiền kiều hối gửi qua kênh chính thức là sự phát triển mạnh về mạng lưới và nâng cao chất lượng phục vụ của các ngân hàng, tổ chức kinh tế làm dịch vụ kiều hối.

Sự cạnh tranh khốc liệt của thị trường cũng làm cho các NHTM cũng như các tổ chức tham gia chuyển tiền kiều hối không ngừng đổi mới phong cách phục vụ cũng như công nghệ hiện đại, mạng lưới chi trả rộng khắp để thu hút được khối lượng lớn khách hàng.

Mỗi NHTM đưa ra những chính sách thu hút khách hàng khách nhau nhưng đều tập trung vào một số đặc điểm sau:

- Uy tín doanh nghiệp

- Mạng lưới chi trả rộng khắp - Thủ tục đơn giản, nhanh chóng. - Công nghệ tiên tiến, hiện đại

- Nguồn ngoại tệ chi trả sẵn có, dồi dào - Tỷ lệ phí thu thấp

Một phần của tài liệu Nâng cao khả năng thu hút kiều hối tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Phú Thọ (Trang 28 - 113)