Nguồn lao động và kiều bào của Việt Na mở nước ngoài

Một phần của tài liệu Nâng cao khả năng thu hút kiều hối tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Phú Thọ (Trang 30 - 113)

5. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN

1.5.2. Nguồn lao động và kiều bào của Việt Na mở nước ngoài

Người lao động Việt Nam có đặc trưng là cần cù, chăm chỉ, chịu khó và giá nhân công rẻ cho nên thu hút được sự chú ý của nhiều nước cần tuyển lao động. Từ nhiều năm gần đây, lượng lao động Việt Nam sang các thị trường nước ngoài làm việc ngày càng tăng. Năm 2012, dự báo nhu cầu tiếp nhận tại các thị trường truyền thống sẽ tăng và một số thị trường tiềm năng mới sẽ được xúc tiến mở rộng.

Dù gặp nhiều khó khăn, lượng lao động xuất khẩu vẫn vượt kế hoạch.Trong năm nay, Việt Nam đề ra mục tiêu đưa 90.000 người đi làm việc ở nước ngoài, tăng 5.000 người so với năm 2011.

Mặc dù thị trường lao động ngoài nước năm 2011 có nhiều diễn biến phức tạp như tình hình chính trị bất ổn tại Bắc Phi, Trung Đông, thảm họa về động đất, sóng thần ở Nhật Bản… song Bộ lao động-thương binh và xã hội đã chỉ đạo triển khai thực hiện các giải pháp đồng bộ nhằm ổn định và phát triển thị trường, quản lý và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người lao động. Nhờ vậy,

xuất khẩu lao động năm 2011 đã đạt 88.298 người, đạt 101,15% kế hoạch, một số thị trường truyền thống vẫn duy trì và phát triển, tiếp nhận một số lượng lớn lao động Việt Nam, một số thị trường có mức tăng trưởng cao so với năm 2010: Đài Loan tăng 36,8%, Nhật Bản tăng 42,3%, Hàn Quốc tăng 73,8%.

Hiện có khoảng 140 doanh nghiệp Việt Nam được phép đưa lao động sang làm việc tại Malaysia và đã có khoảng 200.000 lượt lao động sang làm việc tại Malaysia. Các lao động tập trung vào các lĩnh vực sản xuất chế tạo, xây dựng, nông nghiệp, dịch vụ và giúp việc gia đình. Đây là thị trường lao động không hạn chế số lượng, chi phí thấp phù hợp cho lao động nông thôn có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài. Đặc biệt, Malaysia đang có nhu cầu nhận khoảng 10.000 lao động nước ngoài làm việc thu hoạch cọ với mức lương khoảng 300-600 USD/tháng. Riêng thị trường Nhật Bản, một thị trường có hấp dẫn cũng đã thỏa thuận tiếp nhận y tá và hộ lý Việt Nam sang làm việc, mở ra một cơ hội mới cho lao động Việt Nam được sang làm việc với ngành nghề có thu nhập cao và khá được coi trọng tại Nhật Bản. Năm 2012, thị trường Hàn Quốc cũng dành cho Việt Nam nhiều ưu đãi với chỉ tiêu lao động Việt Nam sang Hàn Quốc là 15.000 người. Trong đó, ngành sản xuất chế tạo là 11.700 người, xây dựng là 1.000 người, nông nghiệp là 1.000 người, ngư nghiệp là 1.300 người. Năm nay, Hàn Quốc còn dành cho Việt Nam thêm 400 chỉ tiêu cho lao động kết thúc hợp đồng về nước đúng thời hạn được quay trở lại Hàn Quốc làm việc.

Bên cạnh dó số lượng kiều bào ta ở nước ngoài khá đông đảo (hơn 4 triệu người), đông nhất là ở Mỹ (1,5 triệu người), Pháp (300 nghìn người), Australia (250 nghìn người), Canada (200 nghìn người)... Đây là những nước có nền kinh tế phát triển, có thu nhập cao và số Việt kiều ở những nước này làm ăn phát đạt, có ý thức tiết kiệm, tích lũy đầu tư,.

1.5.3. Tỷ giá và lãi suất ngoại tệ tại các Ngân hàng thƣơng mại của Việt Nam

Mấy năm gần đây, hiện tượng giá đồng USD trên thế giới giảm nhưng vãn tăng khá ở Việt Nam. Tỷ giá USD ở Việt Nam so với các nước khá cao, 1 USD ở Việt Nam có sức mua bằng 3 USD ở Mỹ, do đó cũng tạo sức hút cho kiều bào và người lao động Việt Nam ở nước ngoài gửi tiền về nước.

Bên cạnh đó, lãi suất ở các nước hiện rất thấp thậm chí có một số nước là không có, trong khi lãi suất tiền gửi USD ở Việt Nam là khá cao, giao động từ 3% đến 5%/năm. Từ cuối năm 2011 thì lãi suất ngoại tệ xuống ở mức chung còn 2%/năm. Và nếu khách hàng đổi qua VNĐ để gửi tiết kiệm thì có thể hưởng lãi suất từ 9%/năm đến 12%/năm.. Lãi suất tiền gửi ở nước ta tuy không được bằng các năm trước đây, nhưng một yếu tố khiến phương thức này vẫn hấp dẫn vì tỷ giá được duy trì ổn định trong thời gian dài như vừa qua. Theo nhận định của các chuyên gia kinh tế thì trong bối cảnh tỷ giá ổn định và tiền VNĐ được người dân tin tưởng thì người Việt Nam ở nước ngoài gửi tiền về không còn sợ rủi ro về tỷ giá. Vì họ biết rằng chênh lệch tỷ giá có thể bù trừ dễ dàng qua chênh lệch lãi suất và cuối cùng vẫn có chênh lệch ròng về lợi nhuận.

1.6. Phƣơng thức thu nhận kiều hối tại các Ngân hàng Thƣơng mại

1.6.1. Qui trình nhận tiền kiều hối

(1) Người có nhu cầu chuyển tiền về Việt Nam sẽ lựa chọn tổ chức chuyển tiền phù hợp đến liên hệ.

(2) Các Tổ chức chuyển tiền sẽ kiểm tra tính hợp lệ của các chứng từ chuyển tiền, nếu đồng ý, sẽ nhận tiền của khách hàng và chuyển đi theo yêu cầu.

(3) Thông báo đã chuyển tiền, cung cấp thông tin cần thiết cho người thụ hưởng để nhận tiền (nếu có).

(4) Các tổ chức chuyển tiền thông qua các hệ thống liên kết toàn cầu để xử lý các món tiền chuyển lẫn nhau.

1.6.2. Sơ đồ nhận tiền kiều hối

1.6.3. Các cách thức nhận tiền kiều hối

Nhận tiền kiều hối thông qua tài khoản tại Ngân hàng.

Các khách hàng sẽ tự lựa chọn Ngân hàng đại diện cho mình, mở một tài khoản cá nhân sau đó sẽ cung cấp cho người thân của mình những thông tin về tên người nhận tiền, số tài khoản, tên ngân hàng nhận tiền ở Việt Nam.

Khi Ngân hàng người thụ hưởng nhận được lệnh báo có từ ngân hàng nước ngoài, ngân hàng sẽ lập tức ghi có vào tài khoản khách hàng. Thông thường các ngân hàng sẽ liên lạc với khách hàng để thông báo về số tiền chuyển về.

Nếu khách hàng (người nhận tiền) không muốn mở tài khoản tại Ngân hàng thì có thể cung cấp cho người chuyển tiền đủ những thông tin trên kèm theo số chứng minh nhân nhân, Ngân hàng vẫn sẽ nhận tiền về an toàn cho khách hàng.

Nhận tiền kiều hối thông qua các đại lý (là các NHTM) của các Công ty chuyển tiền quốc tế.

Hiện nay trên các hệ thống Ngân hàng Việt Nam có mặt của nhiều tổ chức chuyển tiền lớn trên thế giới. Đại diện là hai công ty chuyển tiền nhanh toàn cầu là Western Union và Money Gram.

Ngân hàng, Bưu điện, Các Đại lý tổ chức chuyển tiền Quốc tế ở Nước ngoài

Người chuyển tiền (NƯỚC NGOÀI)

Người nhận tiền (VIỆT NAM) (2) (1)

(3)

Ngân hàng, Bưu điện, Các Đại lý tổ chức chuyển

tiền Quốc tế ở Việt Nam

(5) (4)

Thông qua hệ thống toàn cầu của các tổ chức này khách hàng có thể nhận tiền kiều hối từ người thân một cách nhanh chóng (chỉ mất vài phút). Với mỗi hệ thống Ngân hàng làm đại lý cho các tổ chức trên, cách thức nhận tiền cũng có vài điểm khác nhau. Và đây cũng là một trong những lợi thế thu hút lượng kiều hối của các hệ thống Ngân hàng Việt Nam.

Khách hàng chỉ cần mang chứng minh nhân dân (hoặc những giấy tờ tùy thân hợp lệ khác) đến ngân hàng và cung cấp mã số chuyển tiền mà người thân cung cấp, cùng với loại tiền tệ mà mình mong muốn nhận (VND, USD). Nhân viên ngân hàng sẽ dựa trên những thông tin khách hàng cung cấp để kiểm tra, đối chiếu trên cơ sở dữ liệu của công ty chuyển tiền quốc tế cung cấp (thông qua mạng internet), nếu khớp đúng nhân viên ngân hàng sẽ tiến hành chi tiền cho khách hàng, nếu sai thông tin thì nhân viên ngân hàng sẽ yêu cầu khách hàng cung cấp lại thông tin.

Nhận tiền kiều hối bằng các loại Séc quốc tế (Bank’s draft).

Ngoài hai phương thức trên, khách hàng còn có thể nhận tiền từ người thân bằng các loại séc quốc tế.

Khi một khách hàng nhận được một tờ bank‟s draft của người thân hoặc một công ty từ nước ngoài chuyển về. Khách hàng có thể đến ngân hàng của mình yêu cầu thu tiền hộ.

Ngân hàng dựa trên những thông tin cung cấp trên tờ séc sẽ tiến hành nhờ thu đến ngân hàng phát hành tờ séc đó (hoặc một ngân hàng đại lý trung gian). Sau khoảng từ 2 đến 4 tuần, nếu tờ séc hợp lệ ngân hàng sẽ nhận được báo có từ ngân hàng phát hành (hoặc ngân hàng đại lý trung gian), khi đó ngân hàng sẽ báo có đến cho khách hàng của mình.

1.7. Các yếu tố ảnh hƣởng tới nguồn kiều hối của khách hàng cá nhân thông qua Ngân hàng thƣơng mại

1.7.1. Thói quen của người Việt Nam

- Do có thói quen tích lũy, tiết kiệm nên người lao động ở nước ngoài cũng như kiều bào người Việt có được những khoản tiền nhất định chuyển về cho thân nhân ở trong nước nhằm mục đích hỗ trợ, đầu tư về tỷ giá, lãi suất hay bất động sản, …

- Họ tin tưởng vào các tổ chức có uy tín của nhà nước nên số lượng kiều hối chuyển qua kênh chính thức ngày càng tăng.

- Phí dịch vụ của các tổ chức chính thức thấp hơn so với phí dịch vụ thông qua kênh phi chính thức cũng hấp dẫn phần đông khách hàng sử dụng dịch vụ của các tổ chức này.

1.7.2. Các chính sách quản lý ngoại hối của nhà nước

- Thông tư số 20/2011/TT-NHNN ngày 29/8/2011 quy định cá nhân được phép bán ngoại tệ tiền mặt cho các tổ chức tín dụng được phép do đó cũng khuyến khích cá nhân nhận tiền kiều hối tại các tổ chức tín dụng được phép để có thể quy đổi sang đồng Việt Nam hoặc chuyển sang tiền gửi tiết kiệm.

- Nghị định 160/2006/NĐ-CP ngày 28/12/2006 “quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh ngoại hối” quy định “ Người cư trú là cá nhân có ngoại tệ thu được từ các khoản chuyển tiền một chiều được gửi vào tài khoản ngoại tệ, gửi tiết kiệm ngoại tệ, rút tiền mặt để cất giữ, mang theo người, bán cho tổ chức tín dụng được phép lấy đồng Việt Nam hoặc ngoại tệ khác.

1.7.3. Các chính sách thu hút khách hàng của các NHTM

Một yếu tố quan trọng thu hút nguồn tiền kiều hối gửi qua kênh chính thức là sự phát triển mạnh về mạng lưới và nâng cao chất lượng phục vụ của các ngân hàng, tổ chức kinh tế làm dịch vụ kiều hối.

Sự cạnh tranh khốc liệt của thị trường cũng làm cho các NHTM cũng như các tổ chức tham gia chuyển tiền kiều hối không ngừng đổi mới phong cách phục vụ cũng như công nghệ hiện đại, mạng lưới chi trả rộng khắp để thu hút được khối lượng lớn khách hàng.

Mỗi NHTM đưa ra những chính sách thu hút khách hàng khách nhau nhưng đều tập trung vào một số đặc điểm sau:

- Uy tín doanh nghiệp

- Mạng lưới chi trả rộng khắp - Thủ tục đơn giản, nhanh chóng. - Công nghệ tiên tiến, hiện đại

- Nguồn ngoại tệ chi trả sẵn có, dồi dào - Tỷ lệ phí thu thấp

- Thái độ phục vụ khách hàng tận tình, niềm nở

1.8. Kinh nghiệm của một số Ngân hàng thƣơng mại về thu hút nguồn lực kiều hối tại Việt Nam

1.8.1. Ngân hàng ngoại thương Việt Nam(Vietcombank)

Kiều hối đang thực sự là dịch vụ hấp dẫn đối với các công ty và tổ chức tín dụng. Sự ra đời của các đơn vị kiều hối cũng như sự phát triển mạnh mẽ của hệ thống chi trả đang tạo ra cuộc một cạnh tranh. Vietcombank cũng không nằm ngoài quy luật đó. Trong điều kiện xu hướng hội nhập kinh tế ngày càng phát triển, ngày càng có nhiều người Việt Nam ra nước ngoài học tập và làm việc. Cùng với đó là sự phát sinh ngày càng tăng nhu cầu chuyển tiền về nước cho người thân tại quê nhà.

Nhằm phục vụ tốt nhất nhu cầu của người Việt xa quê hương, bên cạnh uy tín truyền thống đã tạo dựng với khách hàng trong những năm qua, Vietcombank cũng đã chú trọng phát triển dịch vụ chuyển tiền kiều hối, nhằm mang lại những tiện ích ngày càng tăng cho khách hàng.

Tại Vietcombank khách hàng có thể lựa chọn sử dụng một trong các dịch vụ chuyển tiền kiều hối sau:

- Dịch vụ chuyển tiền qua lệnh chuyển tiền SWIFT, - Dịch vụ chuyển tiền nhanh MoneyGram

- Dịch vụ séc.

Với dịch vụ nhận tiền qua SWIFT, khách hàng có thể lựa chọn chuyển tiền trực tiếp vào tài khoản VNĐ hoặc ngoại tệ của người nhận mở tại Vietcombank, hoặc tại ngân hàng trong nước khác, hoặc người nhận có thể nhận tiền mặt tại bất cứ điểm giao dịch nào của Vietcombank trên toàn quốc, với tỷ giá ưu đãi nhất. Với dịch vụ chuyển tiền nhanh MoneyGram, khách hàng có thể nhận tiền trong vòng 10 phút từ khi người gửi gửi tiền. Chỉ cần mang theo chứng minh nhân dân, người nhận sẽ có ngay tiền mặt USD hoặc VNĐ trong tay mà không phải chịu bất cứ khoản phí nào. Với dịch vụ Séc thì khách hàng có thể gửi séc cho người thân như một món quà tặng. Tóm lại, dịch vụ chuyển kiều hối của Vietcombank đã đáp ứng nhu cầu chuyển tiền về Việt Nam của tất cả người Việt xa quê.

1.8.2. Ngân hàng công thương Việt Nam (VietinBank)

Là một ngân hàng thương mại lớn nhất và có kinh nghiệm lâu đời trong hoạt động chi trả kiều hối tại Việt Nam, với chiến lược kinh doanh hướng tới khách hàng, VietinBank luôn đi tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ hiện đại, cải tiến nâng cấp dịch vụ, nghiên cứu phát triển sản phẩm mới nhằm phục vụ tốt nhất nhu cầu khách hàng trong hoạt động chuyển tiền kiều hối. Nhờ vậy, VietinBank có thể tăng sức cạnh tranh của dịch vụ kiều hối thông qua việc đơn giản hoá các thủ tục, rút ngắn thời gian chuyển tiền, tiết kiệm chi phí cho khách hàng. Bên cạnh đó, VietinBank cũng thường xuyên triển khai các chương trình khuyến mại, tặng quà nhân dịp những ngày lễ, tết nhằm đem lại cho khách hàng niềm vui và sự may mắn trong cuộc sống.

Với mạng lưới trên 160 chi nhánh, trên 1.000 phòng giao dịch, quỹ tiết kiệm, hoạt động cả sáng thứ 7, VietinBank đã và đang thỏa mãn nhu cầu nhận tiền từ nước ngoài chuyển về bất cứ thời điểm nào và bất cứ nơi đâu. Sự hiện diện của dịch vụ kiều hối VietinBank trải rộng khắp cả nước, từ các thành phố lớn như thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội cho đến tận Móng Cái, Cà Mau. Vietinbank là một ngân hàng có mạng lưới rộng khắp cả nước đồng thời có quan hệ đại lý với trên 800 ngân hàng trên toàn cầu.

Đã có rất nhiều khách hàng mới đến và sử dụng dịch vụ kiều hối VietinBank, góp phần đẩy mạnh số lượng giao dịch vượt mức 360.000 trong năm 2011. Tổng doanh số kiều hối chuyển về qua VietinBank năm 2011 tăng 16% so với năm 2010, chiếm hơn 15% thị phần chi trả kiều hối trong nước. Các sản phẩm kiều hối đạt kết quả cao là Western Union: tăng trưởng 27%; dịch vụ chuyển tiền Wells Fargo Express Send tăng 15% so với năm 2010.

Vietinbank phối hợp với Korea Exchange Bank và LG telecom triển khai sản phẩm Korea Dream phone (chuyển tiền kiều hối từ Hàn Quốc về Việt Nam qua điện thoại di động). Ở thị trường Hoa Kỳ, Vietinbank phối hợp với Wells Fargo Bank triển khai dịch vụ chuyển tiền trọn gói ngay trong ngày từ Hoa Kỳ về Việt Nam. Với xu thế phát triển mạnh mẽ của internet, Vietinbank đã nghiên cứu và triển khai thành công sản phẩm chuyển kiều hối online: Vietinbank eRemit. Với sản phẩm này, người gửi tiền ở bất cứ đâu, bất cứ thời gian nào cũng có thể chuyển tiền cho người thân ở Việt Nam.

Ngày 6/10/2011, Ngân hàng nhà nước Việt Nam đã chấp thuận cho Vietinbank thành lập Công ty TNHH một thành viên Chuyển tiền toàn cầu – Vietinbank (Vietinbank Global Money Transfer Company). Công ty này sẽ cung cấp các dịch vụ nhận, chuyển tiền kiều hối và chuyển tiền cá nhân khác giữa Việt Nam với các quốc gia và trong nội bộ các quốc gia, chi, trả ngoại tệ

Một phần của tài liệu Nâng cao khả năng thu hút kiều hối tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Phú Thọ (Trang 30 - 113)