Các chính sách thu hút khách hàng của các NHTM

Một phần của tài liệu Nâng cao khả năng thu hút kiều hối tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Phú Thọ (Trang 35 - 113)

5. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN

1.7.3. Các chính sách thu hút khách hàng của các NHTM

Một yếu tố quan trọng thu hút nguồn tiền kiều hối gửi qua kênh chính thức là sự phát triển mạnh về mạng lưới và nâng cao chất lượng phục vụ của các ngân hàng, tổ chức kinh tế làm dịch vụ kiều hối.

Sự cạnh tranh khốc liệt của thị trường cũng làm cho các NHTM cũng như các tổ chức tham gia chuyển tiền kiều hối không ngừng đổi mới phong cách phục vụ cũng như công nghệ hiện đại, mạng lưới chi trả rộng khắp để thu hút được khối lượng lớn khách hàng.

Mỗi NHTM đưa ra những chính sách thu hút khách hàng khách nhau nhưng đều tập trung vào một số đặc điểm sau:

- Uy tín doanh nghiệp

- Mạng lưới chi trả rộng khắp - Thủ tục đơn giản, nhanh chóng. - Công nghệ tiên tiến, hiện đại

- Nguồn ngoại tệ chi trả sẵn có, dồi dào - Tỷ lệ phí thu thấp

- Thái độ phục vụ khách hàng tận tình, niềm nở

1.8. Kinh nghiệm của một số Ngân hàng thƣơng mại về thu hút nguồn lực kiều hối tại Việt Nam

1.8.1. Ngân hàng ngoại thương Việt Nam(Vietcombank)

Kiều hối đang thực sự là dịch vụ hấp dẫn đối với các công ty và tổ chức tín dụng. Sự ra đời của các đơn vị kiều hối cũng như sự phát triển mạnh mẽ của hệ thống chi trả đang tạo ra cuộc một cạnh tranh. Vietcombank cũng không nằm ngoài quy luật đó. Trong điều kiện xu hướng hội nhập kinh tế ngày càng phát triển, ngày càng có nhiều người Việt Nam ra nước ngoài học tập và làm việc. Cùng với đó là sự phát sinh ngày càng tăng nhu cầu chuyển tiền về nước cho người thân tại quê nhà.

Nhằm phục vụ tốt nhất nhu cầu của người Việt xa quê hương, bên cạnh uy tín truyền thống đã tạo dựng với khách hàng trong những năm qua, Vietcombank cũng đã chú trọng phát triển dịch vụ chuyển tiền kiều hối, nhằm mang lại những tiện ích ngày càng tăng cho khách hàng.

Tại Vietcombank khách hàng có thể lựa chọn sử dụng một trong các dịch vụ chuyển tiền kiều hối sau:

- Dịch vụ chuyển tiền qua lệnh chuyển tiền SWIFT, - Dịch vụ chuyển tiền nhanh MoneyGram

- Dịch vụ séc.

Với dịch vụ nhận tiền qua SWIFT, khách hàng có thể lựa chọn chuyển tiền trực tiếp vào tài khoản VNĐ hoặc ngoại tệ của người nhận mở tại Vietcombank, hoặc tại ngân hàng trong nước khác, hoặc người nhận có thể nhận tiền mặt tại bất cứ điểm giao dịch nào của Vietcombank trên toàn quốc, với tỷ giá ưu đãi nhất. Với dịch vụ chuyển tiền nhanh MoneyGram, khách hàng có thể nhận tiền trong vòng 10 phút từ khi người gửi gửi tiền. Chỉ cần mang theo chứng minh nhân dân, người nhận sẽ có ngay tiền mặt USD hoặc VNĐ trong tay mà không phải chịu bất cứ khoản phí nào. Với dịch vụ Séc thì khách hàng có thể gửi séc cho người thân như một món quà tặng. Tóm lại, dịch vụ chuyển kiều hối của Vietcombank đã đáp ứng nhu cầu chuyển tiền về Việt Nam của tất cả người Việt xa quê.

1.8.2. Ngân hàng công thương Việt Nam (VietinBank)

Là một ngân hàng thương mại lớn nhất và có kinh nghiệm lâu đời trong hoạt động chi trả kiều hối tại Việt Nam, với chiến lược kinh doanh hướng tới khách hàng, VietinBank luôn đi tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ hiện đại, cải tiến nâng cấp dịch vụ, nghiên cứu phát triển sản phẩm mới nhằm phục vụ tốt nhất nhu cầu khách hàng trong hoạt động chuyển tiền kiều hối. Nhờ vậy, VietinBank có thể tăng sức cạnh tranh của dịch vụ kiều hối thông qua việc đơn giản hoá các thủ tục, rút ngắn thời gian chuyển tiền, tiết kiệm chi phí cho khách hàng. Bên cạnh đó, VietinBank cũng thường xuyên triển khai các chương trình khuyến mại, tặng quà nhân dịp những ngày lễ, tết nhằm đem lại cho khách hàng niềm vui và sự may mắn trong cuộc sống.

Với mạng lưới trên 160 chi nhánh, trên 1.000 phòng giao dịch, quỹ tiết kiệm, hoạt động cả sáng thứ 7, VietinBank đã và đang thỏa mãn nhu cầu nhận tiền từ nước ngoài chuyển về bất cứ thời điểm nào và bất cứ nơi đâu. Sự hiện diện của dịch vụ kiều hối VietinBank trải rộng khắp cả nước, từ các thành phố lớn như thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội cho đến tận Móng Cái, Cà Mau. Vietinbank là một ngân hàng có mạng lưới rộng khắp cả nước đồng thời có quan hệ đại lý với trên 800 ngân hàng trên toàn cầu.

Đã có rất nhiều khách hàng mới đến và sử dụng dịch vụ kiều hối VietinBank, góp phần đẩy mạnh số lượng giao dịch vượt mức 360.000 trong năm 2011. Tổng doanh số kiều hối chuyển về qua VietinBank năm 2011 tăng 16% so với năm 2010, chiếm hơn 15% thị phần chi trả kiều hối trong nước. Các sản phẩm kiều hối đạt kết quả cao là Western Union: tăng trưởng 27%; dịch vụ chuyển tiền Wells Fargo Express Send tăng 15% so với năm 2010.

Vietinbank phối hợp với Korea Exchange Bank và LG telecom triển khai sản phẩm Korea Dream phone (chuyển tiền kiều hối từ Hàn Quốc về Việt Nam qua điện thoại di động). Ở thị trường Hoa Kỳ, Vietinbank phối hợp với Wells Fargo Bank triển khai dịch vụ chuyển tiền trọn gói ngay trong ngày từ Hoa Kỳ về Việt Nam. Với xu thế phát triển mạnh mẽ của internet, Vietinbank đã nghiên cứu và triển khai thành công sản phẩm chuyển kiều hối online: Vietinbank eRemit. Với sản phẩm này, người gửi tiền ở bất cứ đâu, bất cứ thời gian nào cũng có thể chuyển tiền cho người thân ở Việt Nam.

Ngày 6/10/2011, Ngân hàng nhà nước Việt Nam đã chấp thuận cho Vietinbank thành lập Công ty TNHH một thành viên Chuyển tiền toàn cầu – Vietinbank (Vietinbank Global Money Transfer Company). Công ty này sẽ cung cấp các dịch vụ nhận, chuyển tiền kiều hối và chuyển tiền cá nhân khác giữa Việt Nam với các quốc gia và trong nội bộ các quốc gia, chi, trả ngoại tệ không liên quan đến việc thanh toán xuất, nhập khẩu về hàng hóa và dịch vụ theo quy định của pháp luật có liên quan.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Sau khi chính thức trở thành thành viên của Tổ chức thương mại Thế giới – WTO, cộng với sự ổn định về chính trị, sự tăng trưởng cao về kinh tế, sự sôi động của thị trường chứng khoán và thị trường bất động sản, sự cải thiện mạnh mẽ về môi trường làm ăn và mức độ hội nhập kinh tế quốc tế cao lên, lượng kiều hối chuyển về nước ngày càng tăng cao. Có thể thấy dịch vụ kiều hối hứa hẹn nhiều tiềm năng vì nó được xem như một kênh huy động vốn ngoại tệ đặc biệt mà ngân hàng không cần phải trả nhiều chi phí. Do đó đẩy mạnh dịch vụ kiều hối chính là quảng bá thương hiệu của ngân hàng, đồng thời góp phần tích luỹ vốn cho tăng trưởng kinh tế, tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động, góp phần tăng dự trữ ngoại tệ quốc gia.

CHƢƠNG 2

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Câu hỏi nghiên cứu

- Kiều hối có vai trò như thế nào trong quá trình phát triển kinh tế của Việt Nam thời kỳ hội nhập?

- Vai trò của kiều hối trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng như thế nào?

- Ảnh hưởng những chính sách nhà nước tới nguồn kiều hối chuyển theo kênh chính thức trong thời gian gần đây như thế nào?

- Những mặt tích cực trong công tác chi trả kiều hối tại Agribank Phú Thọ? - Những khó khăn, tồn tại của Agribank Phú Thọ trong công tác chi trả kiều hối là gì?

- Làm thế nào để nâng cao khả năng thu hút kiều hối tại Agribank Phú Thọ?

2.2. Các phƣơ.ng pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin

Trong nghiên cứu này tác giả sử dụng cả thông tin sơ cấp và thứ cấp. - Thông tin thứ cấp được lấy chủ yếu từ các báo cáo, tổng kết chuyên đề qua các năm của Agribank Phú Thọ và của Ngân hàng nhà nước tỉnh Phú Thọ, thống kê của Sở lao động thương binh xã hội tỉnh Phú Thọ về số lượng xuất khẩu lao động của toàn tỉnh qua các năm. Ngoài ra, đề tài tham khảo thêm một số thông tin, số liệu thứ cấp trên các phương tiện thông tin đại chúng: Báo chí, thời báo kinh tế, các trang web có liên quan…

- Thông tin sơ cấp được thu thập từ điều tra thực tế tại địa bàn tỉnh Phú Thọ với số lượng 300 mẫu. Sử dụng phương pháp điều tra cá nhân bằng phiếu điều tra.

+ Địa điểm nghiên cứu: Đề tài được thực hiện tại tỉnh Phú Thọ. Toàn tỉnh có thành phố Việt Trì và 12 huyện.

+ Mẫu: ngẫu nhiên, số lượng 300 mẫu. Để đảm bảo tính đại diện, đề tài chọn nghiên cứu một số địa bàn được phân bổ như sau: Thành phố Việt Trì 100 mẫu do ở đây tập trung đông dân cư nhất và có số lượng người xuất khẩu lao động cũng như định cư ở nước ngoài khá cao; 04 huyện tiêu biểu là Phù Ninh, Đoan Hùng, Hạ Hòa, Thanh Ba mỗi huyện 50 mẫu vì số lượng kiều hối chuyển về các huyện này cũng chiếm một tỷ lệ khá cao trong hệ thống Agribank Phú Thọ.

Theo báo cáo qua các năm của Agribank Phú Thọ thì tổng chi trả kiều hối năm 2011 của toàn chi nhánh đạt 31,5 triệu USD tăng 7,9 triệu USD, tỷ lệ tăng 34 % so năm 2010, đạt 129% kế hoạch. Trong đó một số chi nhánh hoàn thành vượt chỉ tiêu như: Phù Ninh đạt 135 % kế hoạch với doanh số chi trả 3,1 triệu USD, Hội sở đạt 126 % kế hoạch với doanh số chi trả đạt 5,5 triệu USD, Hạ Hoà đạt 4,05 triệu USD tương ứng 118 % kế hoạch, Đoan Hùng đạt 3,4 triệu USD đạt 120% kế hoạch , Thanh Ba đạt 127% kế hoạch với doanh số chi trả là 2,8 triệu USD.

+ Đối tượng nghiên cứu: Khách hàng là cá nhân có thân nhân đi lao động hoặc định cư ở nước ngoài đã sử dụng dịch vụ của Agribank Phú Thọ và khách hàng tiềm năng thông qua chương trình điều tra, khảo sát tình hình xuất khẩu lao động trên địa bàn toàn tỉnh. Có bảng tổng hợp về số liệu xuất khẩu lao động (XKLĐ) trên từng địa bàn năm 2011 như sau:

Bảng 2.1: Bảng số liệu về XKLĐ của tỉnh Phú Thọ năm 2011

Tên huyện Số người đi XKLĐ

Huyện Tân Sơn 152

Huyện Hạ Hòa 592

Huyện Lâm Thao 814

Huyện Phù ninh 918

Huyện Đoan hùng 391

Huyện Thanh Ba 1.116

Huyện Cẩm Khê 461

Huyện Tam nông 241

Huyện Yên Lập 282

Huyện Thanh sơn 369

Huyện Thanh Thủy 316

Thành phố Việt trì 622

Thị xã Phú Thọ 235

Tổng số 6.509

(Nguồn: Báo cáo năm 2011 của Sở lao động thương binh và xã hội tỉnh Phú Thọ)

+ Nội dung để xây dựng mẫu điều tra: dự định điều tra theo các nội dung về mạng lưới phục vụ khách hàng, thái độ của nhân viên phục vụ, khả năng thanh toán, thời gian phục vụ khách hàng, biểu phí dịch vụ, các chương trình khuyến mại đi kèm và mức độ hài lòng của khách hàng,...

Phiếu điều tra gồm 3 phần:

- Phần I: Những thông tin chung về khách hàng (gồm có 4 câu hỏi). - Phần II: Ý kiến của khách hàng về sản phẩm dịch vụ (SPDV)chi trả kiều hối và kinh doanh ngoại tệ của Agribank Phú Thọ (gồm có 9 câu hỏi).

- Phần III: Khảo sát mức độ hài lòng của khác hàng khi sử dụng SPDV chi trả kiều hối, kinh doanh ngoại tệ của Agribank Phú Thọ (gồm 23 câu hỏi).

+ Thời gian dự tính điều tra: tháng 04 năm 2012.

2.2.2. Phương pháp thống kê mô tả

Trong đề tài này tác giả thực hiện thu thập, phân tích và trình bày dữ liệu nghiên cứu bằng các bảng biểu, đồ thị, biểu đồ, … để đánh giá tình hình tăng giảm doanh số chi trả kiều hối của Agribank Phú Thọ qua các năm từ 2009 đến 2011. Dựa trên các số liệu được cung cấp từ các phòng nghiệp vụ liên quan, từ báo cáo tổng hợp của Ngân hàng nhà nước trên địa bàn để xác định được thị phần chi trả kiều hối của Agribank Phú Thọ so với các Ngân hàng thương mại trong toàn tỉnh. Qua đó thấy được những ưu, nhược điểm cũng như tồn tại của đơn vị mình để xác định hướng đi đúng đạt được hiệu quả, mục tiêu đã đề ra.

2.2.3. Phương pháp phân tích so sánh

Thông qua việc thu thập các số liệu, thông tin báo cáo của các ngân hàng thương mại trên địa bàn, các chi nhánh ngân hàng trong cùng hệ thống để so sánh từ đó thấy được những ưu điểm cũng như tồn tại của đơn vị. Nội dung cần so sánh:

-So sánh số liệu đạt được qua các năm để thấy được những kết quả đạt được cũng như tồn tại khách quan và chủ quan ảnh hưởng tới nguồn kiều hối tại Agribank Phú Thọ .

-So sánh số liệu với các ngân hàng khác trên cùng địa bàn qua đó thấy được điểm mạnh, điểm yếu của đơn vị trong hoạt động thu hút nguồn kiều hối để từ đó tìm được hướng đi đúng nhất trong chiến lược cạnh trạnh mở rộng thị phần.

-So sánh giữa các đối tượng khách hàng: Nhóm khách hàng ở thành thị và khách hàng ở nông thôn; hay nhóm khách hàng có thân nhân đi lao động và định cư ở các thị trường khác nhau như Đài Loan, Malaysia, Nhật Bản, Hàn Quốc,… Từ đó tìm hiểu mong muốn, nhu cầu của khách hàng để có chiến lược thu hút khách hàng phù hợp, thỏa mãn nhu cầu của khách hàng.

2.2.4. Phương pháp phân tích SWOT

Phân tích SWOT là thực hiện một bản liệt kê tất cả các đặc trưng mạnh và yếu (bên trong) có thể có của một đối tượng liên quan. Xa hơn, SWOT nhắm vào một cái nhìn tổng thể tất cả các mối đe dọa và cơ hội có thể có (bên ngoài) trong tất cả các lĩnh vực thực tế xung quanh có cùng đối tượng.

Trong bài viết này, tác giả sử dụng phương pháp phân tích SWOT để đánh giá các lợi thế, bất lợi của điều kiện tự nhiên – kinh tế - xã hội của tỉnh Phú Thọ cũng như các điểm mạnh, điểm yếu của đơn vị ảnh hưởng tới hoạt động thu hút nguồn kiều hối của Agribank Phú Thọ.

Phân tích các yếu tố

Môi trường bên trong Điểm mạnh

(STRENGTHS)

Điểm yếu (WEAKNESS)

Môi trường bên ngoài Cơ hội

(OPPERTUNITIES)

Các nguy cơ, thách thức (THREATS)

Nghiên cứu môi trƣờng bên trong doanh nghiệp:

+ Điểm mạnh: Tập trung nghiên cứu, phân tích một số yếu tố sau - Thương hiệu doanh nghiệp

- Uy tín doanh nghiệp

- Điều kiện cơ sở vật chất, kỹ thuật và nguồn nhân lực - Mạng lưới hoạt động

- Các chính sách hỗ trợ, Marketing - Nguồn ngoại tệ chi trả

- Các hình thức chi trả kiều hối và các dịch vụ liên quan như dịch vụ tiết kiệm ngoại tệ, dịch vụ thanh toán thẻ, dịch vụ cho vay lao động xuất khẩu,…

+ Điểm yếu:

- Sản phẩm, dịch vụ kiều hối chưa phong phú, các kênh chi trả chưa đa dạng. - Nguồn nhân lực chưa đồng đều giữa các chi nhánh và phòng giao dịch do mạng lưới hoạt động rộng khắp trong toàn tỉnh.

- Chưa có nhiều chính sách tiếp cận, chăm sóc khách hàng

- Hệ thống công nghệ thông tin chưa được trang bị đầy đủ, đồng đều tại các điểm giao dịch nên đôi khi xử lý thông tin không kịp thời.

Nghiên cứu môi trƣờng bên ngoài doanh nghiệp:

+ Cơ hội:

- Tình hình kinh tế, chính trị trên thế giới cũng như trong nước mấy năm gần đây tương đối ổn định.

- Kinh tế cũng như chính trị tỉnh Phú Thọ cũng đang trên đà phát triển, đổi mới. Phú Thọ có khu công nghiệp phát triển.

- Số lượng lao động của Việt Nam nói chung và của tỉnh Phú Thọ nói riêng xuất khẩu sang các thị trường các nước tăng nhanh, chủ yếu ở các thị trường Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản và một số thị trường mới như Libya, Ả-rập,...

- Chính sách pháp luật thông thoáng khuyến khích kiều bào và người Việt Nam đi lao động ở nước ngoài chuyển tiền về nước.

Một phần của tài liệu Nâng cao khả năng thu hút kiều hối tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Phú Thọ (Trang 35 - 113)