Phương pháp thu thập thông tin

Một phần của tài liệu Nâng cao khả năng thu hút kiều hối tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Phú Thọ (Trang 40 - 113)

5. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN

2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin

Trong nghiên cứu này tác giả sử dụng cả thông tin sơ cấp và thứ cấp. - Thông tin thứ cấp được lấy chủ yếu từ các báo cáo, tổng kết chuyên đề qua các năm của Agribank Phú Thọ và của Ngân hàng nhà nước tỉnh Phú Thọ, thống kê của Sở lao động thương binh xã hội tỉnh Phú Thọ về số lượng xuất khẩu lao động của toàn tỉnh qua các năm. Ngoài ra, đề tài tham khảo thêm một số thông tin, số liệu thứ cấp trên các phương tiện thông tin đại chúng: Báo chí, thời báo kinh tế, các trang web có liên quan…

- Thông tin sơ cấp được thu thập từ điều tra thực tế tại địa bàn tỉnh Phú Thọ với số lượng 300 mẫu. Sử dụng phương pháp điều tra cá nhân bằng phiếu điều tra.

+ Địa điểm nghiên cứu: Đề tài được thực hiện tại tỉnh Phú Thọ. Toàn tỉnh có thành phố Việt Trì và 12 huyện.

+ Mẫu: ngẫu nhiên, số lượng 300 mẫu. Để đảm bảo tính đại diện, đề tài chọn nghiên cứu một số địa bàn được phân bổ như sau: Thành phố Việt Trì 100 mẫu do ở đây tập trung đông dân cư nhất và có số lượng người xuất khẩu lao động cũng như định cư ở nước ngoài khá cao; 04 huyện tiêu biểu là Phù Ninh, Đoan Hùng, Hạ Hòa, Thanh Ba mỗi huyện 50 mẫu vì số lượng kiều hối chuyển về các huyện này cũng chiếm một tỷ lệ khá cao trong hệ thống Agribank Phú Thọ.

Theo báo cáo qua các năm của Agribank Phú Thọ thì tổng chi trả kiều hối năm 2011 của toàn chi nhánh đạt 31,5 triệu USD tăng 7,9 triệu USD, tỷ lệ tăng 34 % so năm 2010, đạt 129% kế hoạch. Trong đó một số chi nhánh hoàn thành vượt chỉ tiêu như: Phù Ninh đạt 135 % kế hoạch với doanh số chi trả 3,1 triệu USD, Hội sở đạt 126 % kế hoạch với doanh số chi trả đạt 5,5 triệu USD, Hạ Hoà đạt 4,05 triệu USD tương ứng 118 % kế hoạch, Đoan Hùng đạt 3,4 triệu USD đạt 120% kế hoạch , Thanh Ba đạt 127% kế hoạch với doanh số chi trả là 2,8 triệu USD.

+ Đối tượng nghiên cứu: Khách hàng là cá nhân có thân nhân đi lao động hoặc định cư ở nước ngoài đã sử dụng dịch vụ của Agribank Phú Thọ và khách hàng tiềm năng thông qua chương trình điều tra, khảo sát tình hình xuất khẩu lao động trên địa bàn toàn tỉnh. Có bảng tổng hợp về số liệu xuất khẩu lao động (XKLĐ) trên từng địa bàn năm 2011 như sau:

Bảng 2.1: Bảng số liệu về XKLĐ của tỉnh Phú Thọ năm 2011

Tên huyện Số người đi XKLĐ

Huyện Tân Sơn 152

Huyện Hạ Hòa 592

Huyện Lâm Thao 814

Huyện Phù ninh 918

Huyện Đoan hùng 391

Huyện Thanh Ba 1.116

Huyện Cẩm Khê 461

Huyện Tam nông 241

Huyện Yên Lập 282

Huyện Thanh sơn 369

Huyện Thanh Thủy 316

Thành phố Việt trì 622

Thị xã Phú Thọ 235

Tổng số 6.509

(Nguồn: Báo cáo năm 2011 của Sở lao động thương binh và xã hội tỉnh Phú Thọ)

+ Nội dung để xây dựng mẫu điều tra: dự định điều tra theo các nội dung về mạng lưới phục vụ khách hàng, thái độ của nhân viên phục vụ, khả năng thanh toán, thời gian phục vụ khách hàng, biểu phí dịch vụ, các chương trình khuyến mại đi kèm và mức độ hài lòng của khách hàng,...

Phiếu điều tra gồm 3 phần:

- Phần I: Những thông tin chung về khách hàng (gồm có 4 câu hỏi). - Phần II: Ý kiến của khách hàng về sản phẩm dịch vụ (SPDV)chi trả kiều hối và kinh doanh ngoại tệ của Agribank Phú Thọ (gồm có 9 câu hỏi).

- Phần III: Khảo sát mức độ hài lòng của khác hàng khi sử dụng SPDV chi trả kiều hối, kinh doanh ngoại tệ của Agribank Phú Thọ (gồm 23 câu hỏi).

+ Thời gian dự tính điều tra: tháng 04 năm 2012.

Một phần của tài liệu Nâng cao khả năng thu hút kiều hối tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Phú Thọ (Trang 40 - 113)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)