55KHUYẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu báo cáo tập trung kinh tế việt nam 2012 (Trang 55 - 56)

KHUYẾN NGHỊ CHƯƠNG IV 1. Khuyến nghị về phạm vi và các hình thức TTKT phải kiểm soát 1.1. Mở rộng về hình thức và hành vi giao dịch TTKT cần phải điều chỉnh

Như đã phân tích ở trên, việc sử dụng tiêu chí thị phần kết hợp của các doanh nghiệp tham gia TTKT để đánh giá một vụ việc TTKT cho thấy Luật cạnh tranh Việt Nam chỉ điều chỉnh các vụ việc TTKT theo chiều ngang. Các tác động phản cạnh tranh tiềm ẩn của dạng TTKT theo chiều ngang là rõ rệt khi doanh nghiệp sau khi sáp nhập có một sức mạnh thị trường đáng kể. Dạng TTKT này cũng được chú trọng trong các chính sách kiểm soát TTKT của nhiều nước trên thế giới. Tuy nhiên, cả về mặt học thuật lẫn thực tiễn đã chỉ ra rằng, các dạng TTKT theo chiều dọc không phải không tiềm ẩn những tác động xấu tới cạnh tranh mặc dù không làm thay đổi trực tiếp tới cấu trúc thị trường. Không thể phủ nhận các tác động tích cực tới cạnh tranh và phúc lợi xã hội có thể có của một vụ sáp nhập theo chiều dọc. Rõ thấy nhất là một vụ TTKT giữa hai doanh nghiệp nằm ở 2 công đoạn liền kề của một chuỗi sản xuất và đều có sức mạnh trên các thị trường liên quan. Vụ sáp nhập sẽ làm tăng hiệu quả hoạt động vì lúc này các hoạt động trước là tách biệt của 2 doanh nghiệp nay đã được thực hiện một cách thống nhất

và đồng bộ. Nếu không có vụ sáp nhập, giá cuối cùng của sản phẩm sẽ hàm chứa mức lợi nhuận biên kép của cả hai doanh nghiệp, khi mỗi doanh nghiệp trong chuỗi sản xuất đều có thể tăng giá, tức là làm hạn chế quyết định về đầu vào của doanh nghiệp nằm ở công đoạn sau của chuỗi. Với những lợi ích trên và khả năng ít tác động trực tiếp tới cấu trúc thị trường, nhìn chung các cơ quan cạnh tranh ít chú ý tới các vụ sáp nhập dạng này.

Tuy nhiên, các giao dịch TTKT kiểu này cũng có khả năng gây ra tác động hạn chế cạnh tranh nhất định trên mỗi cấp độ thị trường là nơi hoạt động của các doanh nghiệp tham gia TTKT ngay cả khi doanh nghiệp được hình thành sau TTKT không cần phải thực hiện các hành vi phản cạnh tranh. Hai tác động phổ biến nhất được các cơ quan cạnh tranh quan tâm là phân biệt giá (price discrimination) và phong tỏa thị trường (market foreclosure).

Ngoài ra, có một số dạng giao dịch thuộc dạng hiện tại chưa được quy định trong Luật cạnh tranh cũng cần được xem xét điều chỉnh như: mua lại phần sở hữu của cổ đông thiểu số; mua/bán một phần tài sản độc lập. Những giao dịch dạng này có thể được xem xét điều chỉnh dưới dạng kiểm soát TTKT do có tiềm ẩn nguy cơ thâu tóm và kiểm soát doanh nghiệp/thị trường. Mặt khác, khi một giao dịch TTKT được thực hiện trong nội bộ doanh nghiệp thì giao dịch TTKT đó có thể được coi là một hoạt động tái cấu trúc của bản thân doanh nghiệp và không làm thay đổi đáng kể tình trạng cạnh tranh trên thị trường. Do đó, cần phải có quy định miễn trừ đối với các dạng giao dịch nội bộ này.

Do đó, Nhóm nghiên cứu kiến nghị cần xem xét mở rộng việc điều chỉnh cả về hình thức và hành vi của giao dịch TTKT.

56

Một phần của tài liệu báo cáo tập trung kinh tế việt nam 2012 (Trang 55 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)