quy mô của doanh nghiệp trên thị trường, từ đó, xác định mức độ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trên thị trường đó. Chỉ số HHI có giá trị trong khoảng từ 0 đến 10,000, tùy thuộc vào số lượng doanh nghiệp trên thị trường. Trên thị trường càng có nhiều doanh nghiệp và thị phần của mỗi doanh nghiệp càng gần với thị phần trung bình của thị trường thì chỉ số HHI càng nhỏ. Điều này cho thấy khả năng gây hạn chế cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường là thấp. Ngược lại, càng ít doanh nghiệp và mức độ chênh lệch thị phần của các doanh nghiệp trên thị trường càng lớn thì chỉ số HHI có giá trị càng cao, cho thấy sự tồn tại của doanh nghiệp hoặc nhóm doanh nghiệp chiếm vị trí thống lĩnh và khả năng xảy ra hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh trên thị trường.
thị trường dù không trực tiếp phản ánh cạnh tranh trên thị trường nhưng có thể giúp đưa ra đánh giá sơ bộ xem một vụ việc TTKT có làm nảy sinh lo ngại về mặt cạnh tranh hay không, do mức độ cạnh tranh trực tiếp từ các đối thủ cạnh tranh không đủ lớn khiến doanh nghiệp sau TTKT có thể lạm dụng sức mạnh thị trường của mình. Nhìn chung, thị trường có mức độ tập trung càng cao thì áp lực cạnh tranh trực tiếp đối với doanh nghiệp hình thành sau TTKT càng thấp. Các chỉ số cơ bản để đánh giá mức độ tập trung của thị trường bao gồm: thị phần, mức độ tích tụ thị trường (chỉ số CR21) và chỉ số Herfindahl - Hirschmann Index (HHI22 ). Chỉ số HHI được sử dụng ở phổ biến ở các quốc gia, khu vực có nền cạnh tranh lâu đời như Hoa Kỳ, châu Âu và Nhật Bản để đánh
giá mức độ tập trung của thị trường và coi đó như là bước đầu của quá trình đánh giá vụ việc TTKT.
1.3.4. Khả năng gia nhập thị trường của đối thủ mới và mở rộng sản xuất của đối thủ mới và mở rộng sản xuất
Ngay cả khi một vụ việc TTKT làm tăng mức độ tập trung thị trường thì nó cũng chưa chắc đã làm nảy sinh các vấn đề về cạnh tranh nếu các doanh nghiệp khác vẫn có thể dễ dàng gia nhập thị trường hoặc các doanh nghiệp đang hoạt động trên thị trường dễ dàng mở rộng quy mô sản xuất. Các doanh nghiệp mới có thể gia nhập thị trường nếu: (i) sự thay đổi về giá tạo ra động lực hay khuyến khích doanh nghiệp mới gia
42
nhập; và (ii) các rào cản gia nhập không cao. Bên cạnh các rào cản cấu trúc (ví dụ như lợi thế kinh tế nhờ quy mô của các doanh nghiệp hiện hữu, hoặc việc sở hữu các tài sản hay công nghệ then chốt), còn có các rào cản gia nhập dạng hành vi, ví dụ như các doanh nghiệp hiện tại sẽ đối phó với doanh nghiệp mới gia nhập bằng cách đưa ra mức giá rất thấp hoặc bằng việc đầu tư mở rộng sản xuất đến mức dư thừa để ngăn cản việc gia nhập.
Vậy khi nào thì nguy cơ gia nhập thị trường của đối thủ cạnh tranh mới thực sự trở thành một tác nhân tiềm năng cản trở hành vi lạm dụng? Việc gia nhập thị trường của đối thủ mới phải có tính thực tế khi các bên liên quan sau TTKT tìm cách thực hiện hành vi lạm dụng. Khả năng gia nhập thị trường của đối thủ cạnh tranh mới cũng cần phải bền vững và đủ lớn để đảm bảo cạnh tranh hiệu quả và lâu dài trên thị trường sau khi vụ việc TTKT được thực hiện. Đồng thời, cũng cần tính đến khả năng chuyển đổi của người tiêu dùng thông qua chi phí thay đổi sản phẩm đang được sử dụng.
Đối thủ mới có thể được xem xét từ khía cạnh nhập khẩu hoặc sự thay thế về cung. Ngoài ra, cũng cần tính đến khả năng mở rộng năng lực sản xuất hoặc chiến lược định vị lại sản phẩm của các doanh nghiệp lớn trên thị trường. Trong trường hợp các đối thủ mới có thể tham gia thị trường ngay lập tức (trong một thời gian ngắn, không tốn nhiều chi phí) thì cần phải coi đó là các chủ thể hiện hữu trên thị trường liên quan chứ không phải là đối thủ tiềm năng. Về lý thuyết, nếu việc gia nhập thị trường là dễ dàng thì lợi nhuận độc quyền của thị trường sau vụ TTKT (thu được từ việc hạn chế sản lượng và nâng giá) sẽ thu hút các doanh nghiệp mới tham gia thị trường và tạo sức ép giảm giá xuống mức giá trước khi thực hiện TTKT. Trong trường ngược lại, nếu việc gia nhập thị trường là khó khăn, nói cách khác, nếu tồn tại rào cản gia nhập thị trường thì khả năng gia nhập thị trường
của đối thủ cạnh tranh mới sẽ bị hạn chế và doanh nghiệp hình thành sau TTKT có thể lạm dụng sức mạnh thị trường của mình trong một khoảng thời gian đủ dài. Trong những trường hợp như vậy, sẽ phải có sự can thiệp của pháp luật để ngăn chặn các tác động hạn chế cạnh tranh của vụ việc TTKT.
Hầu hết các văn bản hướng dẫn thực thi các quy định về TTKT của các cơ quan cạnh tranh đều nhấn mạnh việc đánh giá xem khả năng gia nhập thị trường của đối thủ mới hoặc mở rộng kinh doanh của các doanh nghiệp lớn có ảnh hưởng như thế nào trong việc hạn chế các tác động gây hạn chế cạnh tranh của vụ việc TTKT. Các cơ quan này đều thống nhất rằng, để thực sự có hiệu quả trong việc hạn chế tác động phản cạnh tranh của vụ việc TTKT thì việc gia nhập thị trường của đối thủ mới phải (i)
khả thi, (ii) kịp thời và (iii) ở quy mô, phạm vi đủ lớn.
Ở nhiều quốc gia, có sự phân biệt giữa khả năng gia nhập thị trường trong ngắn hạn và trong trung hạn. Ví dụ, theo quan điểm của cơ quan cạnh tranh châu Âu và Hoa Kỳ, khả năng gia nhập thị trường trong ngắn hạn được coi là một dạng của thay thế về cung, do đó, các doanh nghiệp tiềm năng gia nhập thị trường cũng được tính vào thị trường liên quan và khả năng gia nhập thị trường trong trung hạn được sử dụng để đánh giá tác động cạnh tranh của vụ việc TTKT.
1.3.5. Sức mạnh của bên mua
Thông thường, trong trường hợp khách hàng có đủ sức mạnh đàm phán có thể tự mình hạn chế hành vi của doanh nghiệp sau TTKT, vụ việc TTKT đó sẽ không gây ra lo ngại về mặt cạnh tranh.
Tuy nhiên, sức mạnh của bên mua không chỉ đơn thuần xuất hiện thông qua sự tồn tại của các khách hàng lớn. Ngay cả các
43
khách hàng lớn cũng có thể không có khả năng thể hiện sức mạnh đàm phán của mình trong những trường hợp như phải mua các hàng hóa đặc thù, thiếu nguồn cung thay thế hoặc không tìm được các nguồn cung thay thế tin cậy.
1.3.6. Doanh nghiệp phá sản
Việc phân tích cấu trúc thị trường đòi hỏi phải so sánh tình trạng cạnh tranh trên thị trường trong hai trường hợp: khi vụ việc TTKT được thực hiện và khi vụ việc TTKT không được thực hiện. Nếu một trong số các doanh nhiệp tiến hành TTKT thực sự rơi vào tình trạng phá sản, cần phải so sánh cấu trúc của thị trường trong trường hợp cho phép thực hiện vụ việc TTKT với trường hợp để doanh nghiệp đó phá sản hoặc trường hợp để cho doanh nghiệp khác không phải là một bên của vụ việc TTKT mua lại doanh nghiệp bị phá sản đó.
Trên thực tế, các vụ việc TTKT hiếm khi đáp ứng được các tiêu chí được sử dụng để phân tích trong trường hợp một bên tham gia TTKT lâm vào tình trạng phá sản. Do đó, có quan điểm cho rằng, nếu cứ để doanh nghiệp phá sản rút khỏi thị trường thì ngay lập tức, cạnh tranh sẽ gia tăng do các doanh nghiệp còn lại trên thị trường sẽ phải nỗ lực cạnh tranh để giành các khách hàng của doanh nghiệp vừa rời bỏ thị trường đó.
1.3.7. Hiệu quả kinh tế
Một vụ việc TTKT có thể sẽ không có vấn đề nếu chứng minh được hiệu quả kinh tế của vụ việc đó. Tính hiệu quả có thể được thể
hiện thông qua tác động tích cực đến cạnh tranh trên thị trường khiến cho cạnh tranh không bị suy giảm cho dù số lượng đối thủ cạnh tranh bị giảm đi sau vụ việc TTKT. Ví dụ, vụ việc TTKT giúp hạ thấp chi phí cận biên của doanh nghiệp sau TTKT hoặc nâng cao khả năng cải tiến công nghệ của doanh nghiệp. Trong những trường hợp như vậy, việc đánh giá lợi ích thu được từ việc nâng cao hiệu quả kinh tế thường được sử dụng để đánh giá cạnh tranh trên thị trường và không cần phải so sánh giữa lợi ích thu được với tác động phản cạnh tranh của vụ việc.
Trên thực tế, có thể xảy ra trường hợp lợi ích kinh tế được gia tăng trong khi cạnh tranh bị suy giảm. Trong trường hợp này, lợi ích kinh tế có thể được so sánh với tác động phản cạnh tranh để đánh giá xem, cuối cùng, lợi ích của người tiêu dùng (hoặc tổng phúc lợi xã hội) có tăng lên hay không. Điểm quan trọng nhất là phải chứng minh được lợi ích về mặt kinh tế hoặc tác động tổng hợp tới cạnh tranh của vụ việc TTKT sẽ được chuyển tới tay người tiêu dùng.
Không phải lúc nào lợi ích kinh tế cũng lớn hơn so với tác động phản cạnh tranh. Trong một số trường hợp, cần phải có một số áp lực cạnh tranh nhất định thì mới đảm bảo đạt được một kết quả có lợi. Ở đây, việc đánh giá lợi ích kinh tế cũng có liên quan tới việc đánh giá và đưa các biện pháp khắc phục, theo đó, các biện pháp khắc phục cần tương xứng để hạn chế tác động phản cạnh tranh nhưng cũng cần đảm bảo phát huy các lợi ích kinh tế thu được từ vụ việc TTKT.
44