391.2 Các hình thức TTKT

Một phần của tài liệu báo cáo tập trung kinh tế việt nam 2012 (Trang 39 - 41)

1.2. Các hình thức TTKT

Luật Cạnh tranh Việt Nam sử dụng tiêu chí duy nhất để đánh giá các giao dịch TTKT: thị phần của các bên tham gia vào giao dịch. Chỉ các vụ việc làm gia tăng thị phần của các bên tham gia TTKT mới chịu sự điều chỉnh của Luật Cạnh tranh. Về mặt lý thuyết, có thể chia các giao dịch TTKT thành các dạng như sau: TTKT theo chiều ngang, TTKT theo chiều dọc và TTKT theo dạng tổ hợp.

1.2.1. TTKT theo chiều ngang

Hình thức này bao gồm những vụ TTKT của các doanh nghiệp tham gia cung ứng cùng một loại sản phẩm hoặc các sản phẩm có thể khả năng thay thế mật thiết cho nhau. Khái niệm TTKT theo chiều ngang ngầm ý rằng các doanh nghiệp tồn tại trên cùng một cấp trong chuỗi sản xuất, cung ứng sản phẩm. Trước khi thực hiện TTKT, các doanh nghiệp này thường là những đối thủ cạnh tranh trực tiếp hoặc đối thủ tiềm năng. Sáp nhập theo chiều ngang được coi là có khả năng gây quan ngại đến cạnh tranh trên thị trường nhất do việc TTKT trực tiếp làm suy giảm số lượng đối thủ cạnh tranh độc lập trên thị trường. Vụ việc TTKT theo chiều ngang có 2 dạng tác động chính sẽ được phân tích ở phần tiếp theo: tác động đơn phương (unilatery effects) và tác động kết hợp (coordinated effects).

1.2.2. TTKT theo chiều dọc

Hình thức này bao gồm các vụ TTKT giữa các doanh nghiệp ở cấp độ khác nhau trong cùng một chuỗi sản xuất, cung ứng sản phẩm. Nói cách khác, các vụ việc này phát sinh khi các doanh nghiệp đang hoặc sẽ có mối quan hệ mua - bán sản phẩm thực hiện TTKT.

Không giống như các vụ việc TTKT theo chiều ngang, các vụ TTKT theo chiều dọc

không làm giảm số lượng đối thủ cạnh tranh trên thị trường liên quan, tuy nhiên, cũng có thể gây ra những quan ngại đáng kể đối với cạnh tranh trên thị trường. Quan ngại nghiêm trọng nhất liên quan tới cạnh tranh là khi vụ việc TTKT gây ra tác động đóng cửa thị trường, ví dụ, trường hợp một doanh nghiệp sản xuất tiến hành TTKT với các nhà cung cấp nguyên liệu đầu vào thiết yếu và từ chối cung cấp nguyên liệu thiết yếu đó cho các đối thủ cạnh tranh khác.

1.2.3. TTKT theo dạng tổ hợp

Hình thức này bao gồm các vụ TTKT khi các bên tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh trong các lĩnh vực khác nhau. Điển hình là khi các công ty không cùng sản xuất một loại sản phẩm, và cũng không có mối quan hệ mua – bán hiện hữu hoặc tiềm năng. Các vụ sáp nhập theo dạng tổ hợp được coi là những hình thức TTKT ít gây quan ngại nhất đến cạnh tranh trên thị trường và thường được miễn trừ trong các quy định của Luật Cạnh tranh.

1.3. Đánh giá tác động của vụ việc TTKT theo chiều vụ việc TTKT theo chiều ngang

Mục tiêu của việc phân tích tác động cạnh tranh trong rà soát các vụ việc TTKT theo chiều ngang là nhằm đánh giá khả năng gây hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể thông qua việc tạo lập hoặc củng cố khả năng hay động lực của doanh nghiệp trong việc lạm dụng sức mạnh sau TTKT bằng các hành vi đơn phương hoặc kết hợp với các đối thủ cạnh tranh hiện hữu trên thị trường.

Do đó, khi đánh giá tác động cạnh tranh, các cơ quan cạnh tranh thường cân nhắc xem sau vụ việc TTKT có khả năng dẫn đến các hành vi lạm dụng đơn phương hoặc kết hợp hay không. Hai cách đánh giá này được

40

coi là hai khung đánh giá cạnh tranh để xem xét một vụ việc TTKT.

Kinh nghiệm cho thấy, việc đánh giá tác động cạnh tranh, dù trong khuôn khổ hành vi đơn phương hay kết hợp, cần được dựa trên các phân tích về mặt kinh tế và điều kiện thực tế của từng vụ việc.

1.3.1. Tác động đơn phương

Khi phân tích tác động đơn phương của vụ việc TTKT, các cơ quan cạnh tranh thường tập trung đánh giá liệu doanh nghiệp hình thành sau TTKT có khả năng gây hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể trên thị trường liên quan thông qua việc tạo lập, củng cố vị thế trên thị trường và gia tăng khả năng và động lực của doanh nghiệp đó trong việc lạm dụng sức mạnh thị trường một cách độc lập.

Một số yếu tố cần cân nhắc khi đánh giá tác động đơn phương của vụ việc TTKT:

l Vị thế của các bên tham gia TTKT - thị phần, vị trí trên thị trường xét về mặt thị phần, các đối thủ cạnh tranh trước khi thực hiện TTKT;

l Áp lực cạnh tranh từ các doanh nghiệp không tham gia TTKT - thị phần, khác biệt về thị phần giữa doanh nghiệp hình thành sau TTKT với các đối thủ cạnh tranh, dư thừa năng lực cung ứng, mức độ khác biệt hóa sản phẩm;

l Áp lực cạnh tranh trực tiếp hoặc tiềm năng – nhập khẩu và khả năng gia nhập thị trường của đối thủ mới, sự hiện diện của thị trường sản phẩm và thị trường địa lý thay thế gần cho thị trường liên quan đang xem xét, tính cạnh tranh trong các thị trường liên hệ theo chiều dọc đối với thị trường đang xem xét;

l Hiệu quả kinh tế và năng lực hiện tại

của các bên tham gia TTKT.

1.3.2. Tác động kết hợp

Khi phân tích tác động kết hợp của vụ việc TTKT, các cơ quan cạnh tranh thường đánh giá xem điều kiện thị trường sau vụ việc TTKT có làm gia tăng khả năng các doanh nghiệp trên thị trường cấu kết ngầm với nhau hoặc tăng cường sự liên kết hiện tại, gây hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể trên thị trường liên quan.

Khi đánh giá về khả năng cấu kết ngầm giữa các doanh nghiệp, cần lưu ý một số điều kiện giúp thực hiện thành công sự cấu kết đó, bao gồm: (a) khả năng xác định điều kiện cấu kết, (b) khả năng phát hiện vi phạm trong quá trình cấu kết và (c) khả năng trừng phạt những vi phạm đó.

Ngoài ra, cũng cần đánh giá năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trên thị trường trước khi thực hiện TTKT và các yếu tố có tác động kìm hãm hoặc ngăn cản sự cấu kết giữa các doanh nghiệp đó sau khi vụ việc TTKT được thực hiện. Trong quá trình đánh giá này, cần xem xét tất cả các bằng chứng mà cơ quan cạnh tranh có thể thu thập được, bao gồm, điều kiện thị trường trước khi thực hiện TTKT có thể gây bất lợi hoặc tạo thuận lợi cho quá trình liên kết giữa các doanh nghiệp và tác động của vụ việc TTKT lên các điều kiện thị trường đó.

1.3.3. Tác động hạn chế cạnh tranh trực tiếp trực tiếp

Tác dụng của việc xác định thị trường liên quan là nhằm xác định một khuôn khổ thị trường, trong đó, doanh nghiệp bị xem xét chịu tác động trực tiếp từ hành vi cạnh tranh của các đối thủ khác trên thị trường. Do đó, việc xác định mức độ tập trung của

41

Một phần của tài liệu báo cáo tập trung kinh tế việt nam 2012 (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)