0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

Thực trạng kiểm soát hoạt

Một phần của tài liệu BÁO CÁO TẬP TRUNG KINH TẾ VIỆT NAM 2012 (Trang 30 -31 )

kiểm soát hoạt

động tập trung

kinh tế

6.1. Các văn bản pháp luật mới được ban hành

được ban hành

Trong thời gian 3 năm vừa qua, đã có một số văn bản pháp luật mới được ban hành điều chỉnh một số vấn đề hoặc lĩnh vực cụ thể trong hoạt động tập trung kinh tế, bao gồm Luật Viễn thông (2009) và Nghị định hướng dẫn thi hành, Thông tư 04/2010 của Ngân hàng nhà nước quy định việc sáp nhập, hợp nhất, mua lại tổ chức tín dụng, Nghị định 119 (2011) của Chính phủ sửa đổi thủ tục hành chính tại Nghị định 116 (2005) hướng dẫn Luật Cạnh tranh. Dưới đây là nội dung cơ bản điều chỉnh vấn đề tập trung kinh tế trong các văn bản pháp luật này.

6.1.1. Luật Viễn thông của Quốc hội, số 41/2009/QH12 ngày 04/12/2009

số 41/2009/QH12 ngày 04/12/2009

có hiệu lực từ ngày 01/07/2010

Điều 19 Luật Viễn thông (2009) quy định về cạnh tranh trong kinh doanh dịch vụ viễn thông, cụ thể là:

Khoản 1. Doanh nghiệp viễn thông không được thực hiện các hành vi hạn chế cạnh tranh, cạnh tranh không lành mạnh theo quy định của Luật cạnh tranh.

Khoản 5. Các doanh nghiệp viễn thông khi tập trung kinh tế có thị phần kết hợp từ 30% đến 50% trên thị trường dịch vụ liên quan phải thông báo cho cơ quan quản lý chuyên

ngành về viễn thông trước khi tiến hành tập trung kinh tế.

Khoản 6. Việc thực hiện quy định tại khoản 1 Điều 25 của Luật cạnh tranh trong hoạt động viễn thông phải được sự chấp thuận bằng văn bản của Bộ Thông tin và Truyền thông.

Khoản 7. Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì phối hợp với Bộ Công thương quy định chi tiết việc thực hiện các khoản 1, 5 và 6 Điều này.

6.1.2. Nghị định số 25/2011/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi

quy định chi tiết và hướng dẫn thi

hành một số điều của Luật Viễn

thông

Điều 6 Nghị định này quy định về xử lý vụ việc cạnh tranh trong hoạt động kinh doanh dịch vụ viễn thông, theo đó:

Khoản 2. Thẩm quyền, thủ tục xử lý việc tập trung kinh tế trong hoạt động kinh doanh dịch vụ viễn thông được quy định như sau: a) Đối với việc tập trung kinh tế có thị phần kết hợp từ 30% đến 50% của một thị trường dịch vụ viễn thông, doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế phải thông báo cho cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông và cơ quan quản lý cạnh tranh trước khi tiến hành tập trung kinh tế. Đối với việc tập trung kinh tế có thị phần kết hợp chiếm trên 50% thị trường dịch vụ viễn thông, Bộ trưởng Bộ Công thương ra quyết định chấp thuận miễn trừ sau khi có văn bản chấp thuận miễn trừ của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông;

b) Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ đề nghị hưởng miễn trừ quy định tại Khoản 1 Điều 29 Luật Cạnh tranh, Bộ Công thương gửi hồ sơ tới Bộ Thông tin và Truyền thông để lấy ý kiến. Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ

31

ngày nhận được hồ sơ đề nghị hưởng miễn trừ, Bộ Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm trả lời bằng văn bản cho Bộ Công thương.

6.1.3. Nghị định 119/2011/NĐ-CP sửa đổi thủ tục hành chính tại Nghị định

đổi thủ tục hành chính tại Nghị định

116/2005/NĐ-CP hướng dẫn Luật

Cạnh tranh

Điều 1 Nghị định này quy định sửa đổi, bổ sung Điều 38 như sau:

“Điều 38. Thông báo, trả lời thông báo tập trung kinh tế

1. Hồ sơ thông báo tập trung kinh tế của doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế có thể nộp trực tiếp hoặc qua mạng điện tử bằng hình thức bản sao (bản scan từ bản gốc, file văn bản) kèm theo chữ ký điện tử hợp pháp của người đại diện hợp pháp của doanh nghiệp.

2. Việc trả lời thông báo tập trung kinh tế phải được thực hiện bằng văn bản.

3. Văn bản trả lời thông báo tập trung kinh tế của cơ quan quản lý cạnh tranh phải được gửi đến các đối tượng sau đây: a) Cơ quan đăng ký kinh doanh và các cơ quan khác có thẩm quyền cho phép sáp nhập, hợp nhất, mua lại, liên doanh theo quy định của pháp luật;

b) Đại diện hợp pháp của các bên tham gia tập trung kinh tế;

c) Các bên tham gia tập trung kinh tế.”

Một phần của tài liệu BÁO CÁO TẬP TRUNG KINH TẾ VIỆT NAM 2012 (Trang 30 -31 )

×