Đây là kinh nghiệm của Singapore, và được cho là tương đồng với nhiều nước trên thế giớ

Một phần của tài liệu báo cáo tập trung kinh tế việt nam 2012 (Trang 46 - 48)

cạnh tranh tại các nước đang phát triển đều phải đối mặt với thách thức lớn do thiếu nguồn lực con người và tài chính. Tuy nhiên, trong những năm qua, vấn đề này đang dần dần thay đổi. Ngày càng có nhiều sinh viên và chuyên gia trẻ ở các nước đang phát triển đang theo đuổi chuyên môn (gồm cả luật và kinh tế) trong lĩnh vực luật cạnh tranh. Nhiều cơ quan cạnh tranh ở các nước đang phát triển đang đầu tư đáng kể trong việc tuyển dụng, duy trì lực lượng nhân sự và giảm bớt các động lực cho các chuyên gia trẻ rời bỏ cho những cơ hội nghề nghiệp khác ở khu vực tư nhân hoặc giới học thuật34. Điều này được coi là tiến triển tích cực và xét trong dài hạn, năng lực thực thi của cơ quan cạnh tranh sẽ được nâng cao. Với giới hạn về ngân sách hoạt động, các cơ quan cạnh tranh thường phải đặt sự ưu tiên trong công tác thực thi và họ phải cân nhắc trong việc phân bổ nguồn lực giữa TTKT và các hoạt động khác cũng rất quan trọng như điều tra xử lý các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, phổ biến cạnh tranh và xử lý lạm dụng vị trí thống lĩnh35.

2.5. Khuôn khổ pháp lý chưa đầy đủ đầy đủ

Khi luật cạnh tranh của một nước đang phát triển không quy định khung pháp lý đầy đủ để kiểm soát TTKT hoặc chỉ quy định các điều khoản cơ bản (chẳng hạn chỉ nói rằng sáp nhập nằm trong phạm vi của luật), cơ quan cạnh tranh phải đối mặt với thách thức trong việc kiểm soát TTKT.

Một cơ chế kiểm soát TTKT có hiệu quả đòi hỏi hệ thống pháp luật phải tương đối cụ thể và chi tiết, bao gồm: thiết lập các ngưỡng thông báo; cơ chế làm việc giữa cơ quan cạnh tranh và các bên sáp nhập hoặc bên thứ ba; và các quy định và nguyên tắc thể hiện rõ quyền lực của cơ quan cạnh tranh (trong việc đánh giá khả năng gây hạn chế cạnh tranh của vụ việc và đưa ra các quyết định cấm hoặc khắc phục) cũng như nghĩa vụ của tất cả các bên (cơ quan cạnh tranh, các bên sáp nhập và bên thứ ba).

2.6. Vai trò của đầu tư nước ngoài (FDI) ngoài (FDI)

Ở các nước đang phát triển, khu vực đầu tư nước ngoài đóng vai trò quan trọng cả về kinh tế và chính trị. Một số tổ chức quốc tế - điển hình là Ngân hàng thế giới (World Bank) – ủng hộ mạnh mẽ cho việc tạo thuận lợi cho FDI ở các nước đang phát triển như một phương cách để mở cửa với kinh tế thế giới và bảo đảm sự gắn kết với nền kinh tế toàn cầu.

Tuy nhiên, không phải tất cả các nước đều có cách nhìn tích cực với FDI. Nhiều nước coi FDI như một động lực chủ chốt để tự nâng cao về kỹ thuật công nghệ và duy trì năng lực cạnh tranh quốc tế. Một số nước lại có xu hướng kiểm soát chặt chẽ đối với sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài trong các ngành và thị trường khác nhau của nền kinh tế trong nước.

47

Đối với một số nước đang phát triển, chính luật cạnh tranh lại có thể được sử dụng với mục đích thu hút đầu tư nước ngoài (FDI). Một trong những hình thức để đầu tư vào một nước là thực hiện một thương vụ M&A: một công ty nước ngoài chưa có sự hiện diện tại một nước thâu tóm hoặc mua lại một công ty trong nước đang hoạt động hoặc một công ty nước ngoài khác đang hoạt động tại nước đó. Tuy nhiên, ngay cả các công ty nước ngoài đã có hiện diện cũng có thể tiến hành hoạt động M&A. Trong cả hai trường hợp, mặc dù vụ M&A có thể đặt ra các quan ngại về cạnh tranh, chính phủ nước đó vẫn có thể không tiến hành điều chỉnh vụ việc với lo ngại về khả

năng các công ty nước ngoài phản ứng lại bằng cách không “đầu tư” hoặc rút lui khỏi thị trường nội địa.

Tuy nhiên, cần phải lưu ý rằng chính việc có một cơ chế kiểm soát TTKT minh bạch, rõ ràng và khả năng thực thi hiệu quả luật cạnh tranh của cơ quan cạnh tranh không những không phải là rào cản đối với hoạt động FDI mà cần được nhìn nhận là bổ sung cho việc tạo niềm tin đối với các nhà đầu tư FDI. Một môi trường kinh doanh theo pháp luật, khi nhà đầu tư nước ngoài biết rõ rằng luật pháp cho phép mình làm gì và không được làm gì chính là điều mà những công ty nước ngoài mong muốn làm ăn nghiêm túc mong muốn.

48

Một phần của tài liệu báo cáo tập trung kinh tế việt nam 2012 (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)