7. Khuyến nghị đối với cộng đồng doanh nghiệp/nhà đầu tư
- Luật cạnh tranh Việt Nam không quy định bắt buộc có sự tham vấn trước khi tiến hành TTKT;
- Hệ thống tham vấn sớm (early consulta- tion) được thực hiện hiệu quả ở nhiều nước có luật cạnh tranh phát triển - Doanh nghiệp/đại diện nên tham vấn
với Cục QLCT để:
o Nắm được quy định/quy trình của Luật cạnh tranh khi thực hiện vụ việc M&A có khả năng nằm trong ngưỡng phải thông báo/bị cấm o Nếu thực hiện vụ việc mà thuộc
trường hợp bị cấm hoặc phải thông báo mà không thực hiện thì mức phạt sẽ rất cao, có thể lên đến 10% tổng doanh thu của năm tài chính trước năm thực hiện TTKT
o Chuyên gia của Cục QLCT phân tích về các khả năng gây hậu quả phản cạnh tranh hay không
o Cục QLCT làm việc với đối thủ cạnh tranh, người sử dụng dịch vụ, nhà cung cấp để đưa ra các quyết định về đề xuất M&A có gây hậu quả phản cạnh tranh hay không;
- Xu hướng của hoạt động M&A trong những năm tới là một hình thức sẽ được nhiều doanh nghiệp sử dụng cả từ phía góc độ bên mua hoặc bên bán. Ngày càng có nhiều công ty nước ngoài gia nhập thị trường Việt Nam bằng con đường M&A nên đó sẽ là cơ hội và thách thức đối với doanh nghiệp trong nước. Do đó, các doanh nghiệp cần có sự chuẩn bị để tránh bị động…
- Vai trò ngày càng tăng của các hãng luật, công ty tư vấn, môi giới chuyên nghiệp trong việc kết nối các giao dịch cũng như thực hiện các thủ tục pháp lý có liên quan. Hoạt động M&A sẽ càng ngày có nhiều phương thức phức tạp mà có thể ban lãnh đạo doanh nghiệp chưa nắm vững. Ngoài ra, hệ quả pháp lý nếu thương vụ có sự vi phạm pháp luật về cạnh tranh (trong bối cảnh các vụ M&A nằm trong ngưỡng phải thông báo hoặc bị cấm được dự đoán là sẽ gia tăng trong những năm tới) hoặc tổn thất về tài chính, kinh tế là rất lớn nếu như các hợp đồng M&A không được soạn thảo kỹ lưỡng, chặt chẽ. Do đó, việc tham vấn với các cơ quan quản lý nhà nước cũng như việc cân nhắc sử dụng dịch vụ của các đơn vị tư vấn, hãng luật có kinh nghiệm là rất quan trọng.
67
68
PhỤ LỤc 1: