KINH NGHIỆM QUỐC TẾ

Một phần của tài liệu báo cáo tập trung kinh tế việt nam 2012 (Trang 37 - 39)

VỀ KIỂM SOÁT TẬP TRUNG KINH TẾ 20

CHƯƠNG II

20 Phần này tổng hợp kinh nghiệm chung của các nước có quá trình thực thi Luật cạnh tranh/chống độc quyền trong nhiều năm. Phần Phụ lục 3 của Báo cáo nêu tóm tắt về cách tiếp cận, các quy định cụ thể của các nước Hoa Kỳ, Liên minh châu Âu, Nhật Phần Phụ lục 3 của Báo cáo nêu tóm tắt về cách tiếp cận, các quy định cụ thể của các nước Hoa Kỳ, Liên minh châu Âu, Nhật Bản và Trung Quốc. Phụ lục 4 tóm lược và phân tích một số vụ việc về kiểm soát tập trung kinh tế điển hình trên thế giới trong thời gian gần đây.

38 1. Khung khổ 1. Khung khổ kiểm soát TTKT của các cơ quan cạnh tranh quốc tế

Phần này tóm lược những vấn đề chung trong kiểm soát TTKT của các nước trên thế giới, nội dung chủ yếu từ tài liệu về những kinh nghiệm tốt nhất của Mạng lưới cạnh tranh quốc tế (ICN) và Khuyến nghị về kiểm soát tập trung kinh tế của OECD.

1.1. Mục tiêu của chính sách kiểm soát tập trung kinh tế kiểm soát tập trung kinh tế

Ở mỗi quốc gia, chính sách kiểm soát tập trung kinh tế (TTKT) là một bộ phận trong tổng thể các chính sách của chính phủ, bao gồm chính sách công, chính sách kinh tế và chính sách cạnh tranh. Trong khuôn khổ của Báo cáo này, nhóm nghiên cứu chỉ tập trung phân tích chính sách kiểm soát TTKT theo khía cạnh là một bộ phận của chính sách cạnh tranh.

Xét về cạnh tranh, mục tiêu cốt lõi của chính sách kiểm soát TTKT là nhằm đảm bảo hoạt động TTKT không hoặc không tiềm ẩn nguy cơ gây ra tác động tiêu cực tới hoạt động cạnh tranh trên thị trường.

Là một bộ phận của chính sách cạnh tranh nói chung, chính sách kiểm soát TTKT được cụ thể hóa là một trong ba lĩnh vực điều chỉnh của Luật Cạnh tranh, bao gồm: thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, lạm dụng vị trí thống lĩnh/độc quyền và kiểm soát TTKT. Các quy định về kiểm soát TTKT có tác động

tiền kiểm, nhằm ngăn chặn các vụ việc sáp nhập có khả năng làm phương hại tới cạnh tranh. Trong khi đó, các quy định điều chỉnh hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh và hành vi dụng vị trí thống lĩnh thị trường lại có nhắm tới hậu kiểm, xử lý các hành vi làm phương hại tới cạnh tranh trên thị trường. Việc đưa các quy định về TTKT vào Luật Cạnh tranh, nhằm ngăn chặn các vụ việc mới chỉ có khả năng gây phương hại cho cạnh tranh là do:

l Thứ nhất, TTKT ngay lập tức loại bỏ áp lực cạnh tranh giữa các bên tham gia vào vụ việc và làm giảm số lượng các đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Khi tác động loại bỏ cạnh tranh của vụ việc TTKT đủ lớn, thị trường sẽ mất dần định hướng hiệu quả kinh tế; đồng thời trong một số trường hợp, doanh nghiệp thành lập sau vụ việc TTKT không cần phải thực hiện các hành vi phạm các quy định mang tính hậu kiểm của Luật Cạnh tranh mà vẫn có thể loại bỏ được các đối thủ cạnh tranh và thu lợi từ thị trường.

l Thứ hai, hiệu quả của công tác thực thi Luật Cạnh tranh không phải là 100%. Không phải vi phạm nào cũng có thể bị phát hiện và xử lý. Do đó, việc áp dụng các biện pháp tiền kiểm có thể giúp giảm bớt áp lực cho cơ quan thực thi Luật. Ngoài ra, ngay cả khi có thể thực hiện các biện pháp khắc phục ở khâu

hậu kiểm đối với các vụ việc TTKT bị phát hiện có tác động xấu tới cạnh tranh, thì các biện pháp này cũng rất tốn kém.

Tóm lại, chính sách kiểm soát TTKT là nhằm mục đích ngăn ngừa việc thay đổi cấu trúc thị trường có thể dẫn đến việc làm tổn hại tới động lực cạnh tranh trên thị trường, từ đó làm suy giảm hiệu quả kinh tế và xâm hại tới lợi ích của người tiêu dùng.

Một phần của tài liệu báo cáo tập trung kinh tế việt nam 2012 (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)