Cola mua lại Huiyuan theo
Luật Chống độc quyền
Ngày 18/3/2009, Bộ Thương mại Trung Quốc (MOFCOM) thông báo việc dừng thực hiện đối với đề xuất Coca – Cola mua lại Công ty Huiyuan Juice Group Lta (Huiyuan) (với giá trị giao dịch 2,3 tỷ đô la) tại Trung Quốc, chiểu theo Điều 28 Luật Chống độc quyền Trung Quốc (AML). Đây là giao dịch M&A đầu tiên bị cấm bởi MOFCOM kể từ khi Luật Chống độc quyền có hiệu lực ngày 01/8/2008.
Coca – Cola là công ty của Hoa Kỳ và Hui- yuan là công ty được niêm yết tại thị trường Hồng Kông và có trụ sở tại Bắc Kinh.
Giao dịch mang yếu tố nước ngoài ngoài
Rất nhiều giao dịch giữa các doanh nghiệp nước ngoài được thông báo tại Trung Quốc theo quy định của Luật Chống độc quyền và thuộc đối tượng phải rà soát sâu – và thậm chí bị cấm – nếu có những quan ngại về tác động phản cạnh tranh tại thị trường Trung Quốc. Sau khi nhận hồ sơ vụ việc Coca – Cola/Huiyuan, MOFCOM khởi xướng rà soát với giai đoạn sơ bộ 30 ngày, sau đó là 90 ngày điều tra giai đoạn 2 trước khi chính thức ra phán quyết cấm vụ việc.
Thống lĩnh thị trường và định nghĩa thị trường nghĩa thị trường
Quyết định của MOFCOM dựa trên cơ sở rằng Coca – Cola có vị trí thống lĩnh trên thị
trường nước giải khát tại Trung Quốc. Luật Chống độc quyền quy định rằng thống lĩnh thị trường được xác định dựa trên thị phần của một doanh nghiệp hoặc thị phần kết hợp của nhiều hai hoặc ba doanh nghiệp lớn nhất trên thị trường, bên cạnh sức mạnh kiểm soát giá cả và cạnh tranh trên thị trường liên quan.
Các phân tích đã xác định rằng sau khi mua lại Huiyuan, Coca – Cola có thể sử dụng sức mạnh thống lĩnh trên thị trường nước trái cây có ga để hạn chế cạnh tranh thông qua hành vi ép buộc, bán kèm hoặc các giao dịch độc quyền, dẫn đến việc người tiêu dùng buộc phải chấp nhận mức giá cao và giảm bớt sự lựa chọn sản phẩm. Bên cạnh đó, thương hiệu sản phẩm mạnh trên có thể cản trở các doanh nghiệp mới gia nhập thị trường, do đó đối thủ tiềm năng khó có thể loại bỏ những quan ngại hạn chế cạnh tranh tồn tại trên thị trường. Kết luận của MOFCOM cũng cho rằng vụ việc tập trung kinh tế này sẽ giảm khả năng tồn tại và cạnh tranh đối với các công ty vừa và nhỏ trong lĩnh vực này, và sẽ ảnh hưởng xấu đến cấu trúc cạnh tranh trên thị trường nước trái cây tại Trung Quốc.
Phân tích tác động của giao dịch đối với cạnh tranh dịch đối với cạnh tranh
MOFCOM đã tiến hành một cuộc điều tra chuyên sâu với nhiều yếu tố đánh giá chứ không chỉ đơn thuần xem xét các vấn đề cơ bản theo chiều dọc và chiều ngang. Trong
98
vụ việc này, MOFCOM đã xem xét nhiều khía cạnh bao gồm thị phần, sức mạnh kiểm soát thị trường, mức độ tập trung kinh tế, tác động đối với tiếp cận thị trường và tiến bộ công nghệ, tác động đến người tiêu dùng và các đối thủ cạnh tranh khác, tác động của thương hiệu trên thị trường nước trái cây. MOFOM đưa ra ba lý do chính khi cấm giao dịch thực hiện: (i) Việc thâu tóm Huiyuan sẽ tận dụng sức mạnh thống lĩnh của mình trên thị trường nước giải khát có ga sang thị trường đồ uống trái cây; (ii) Sự kiểm soát của Coca- Cola trên thị trường nước giải khát trái cây thông qua hai thương hiệu nước trái cây là “Minute Maid” – vốn đã thuộc Coca – Cola và “Huiyuan”. Hiệu ứng đòn bẩy thương hiệu này sẽ là rào cản khiến các đối thủ cạnh tranh khác khó có thể gia nhập thị trường; và (iii) giao dịch mua lại này sẽ làm giảm cơ hội tồn tại và cạnh tranh đối với các công ty vừa nhỏ trong lĩnh vực, ảnh hưởng xấu đến cấu trúc cạnh tranh trên thị trường, hạn chế quá trình cải tiến sản phẩm.
Biện pháp khắc phục
Cũng như hệ thống pháp luật cạnh tranh các quốc gia, cơ quan cạnh tranh Trung Quốc sẽ đánh giá các đề xuất về biện pháp khắc phục để đánh giá khả năng giải quyết quan ngại về cạnh tranh thông qua các biện pháp đó. Tuy nhiên,
Trong kết luận, quy định ngăn chặn của MOFCOM đối với việc Coca – Cola mua lại Huiyuan đã đặt ra một số trở ngại đối với doanh nghiệp, đặc biệt cho các doanh nghiệp nước ngoài có vị trí và sức mạnh thị trường đáng kể hoặc nắm giữ thương hiệu mạnh muốn thực hiện việc mua bán, sáp nhập tại Trung Quốc.
99