KIỂM SOÁT TẬP TRUNG KINH TẾ TẠI LIÊN MINH CHÂU ÂU (EU)

Một phần của tài liệu báo cáo tập trung kinh tế việt nam 2012 (Trang 85 - 88)

LIÊN MINH CHÂU ÂU (EU)

1. Văn bản bản pháp lý

Hệ thống văn bản pháp lý của EU bao gồm Quy định về sáp nhập của EC Số 139/2004 ngày 20 tháng 01 năm 2004 kiểm soát tập trung kinh tế giữa các vụ mua lại (EC Merger Regulation) và Quy định thực thi Số 1033/2008 ngày 23 tháng 10 năm 2008 (sửa đổi Quy định Số Số 802/2004 ngày 07 tháng 4 năm 2004) thi hành quy định về sáp nhập bao gồm quy định chi tiết về thủ tục thông báo, thời hạn giải quyết và điều trần.

Bên cạnh đó, Ủy ban Châu Âu cũng đưa ra nhiều Thông báo và văn bản Hướng dẫn chi tiết về cách thức thực thi và tuân thủ pháp luật cạnh tranh trong lĩnh vực tập trung kinh tế như:

- Thông báo thẩm quyền của Ủy ban theo Quy định sáp nhập EC Số 139/2004 kiểm soát tập trung kinh tế giữa các vụ mua lại, ban hành ngày 16 tháng 4 năm 2008;

- Thông báo của Ủy ban về thủ tục đơn giản đối với các vụ tập trung kinh tế theo Quy định sáp nhập EC Số 139/2004, ban hành ngày 05 tháng 3 năm 2005; - Thông báo của Ủy ban giới thiệu về các

trường hợp xét về mức độ tập trung, ban hành ngày 05 tháng 3 năm 2005; - Thông báo của Ủy ban định nghĩa thị

trường liên quan trong thực thi pháp luật cạnh tranh, ban hành ngày 9 tháng 12 năm 1997;

- Hướng dẫn về đánh giá các vụ sáp nhập theo chiều ngang theo Quy chế định sáp nhập EC Số 139/2004, ban hành ngày 05 tháng 2 năm 2004;

- Hướng dẫn về đánh giá các vụ sáp nhập không theo chiều ngang theo Quy chế định sáp nhập EC Số 139/2004, ban hành ngày 18 tháng 10 năm 2998; - Thông báo của Ủy ban về biện pháp

khắc phục theo Quy chế định sáp nhập EC Số 139/2004, ban hành ngày 22 tháng 10 năm 2008;

- Thông báo của Ủy ban về hạn chế cạnh tranh trực tiếp và mức độ tập trung, ban hành ngày 05 tháng 3 năm 2005; - Quyết định của Ủy ban số 2001/462 ban

hành ngày 23 tháng 5 năm 2001 về điều khoản tham chiếu của cán bộ trong quá trình tố tụng cạnh tranh, ban hành ngày 19 tháng 6 năm 2001;

- Thông báo của Ủy ban về quy định truy cập Hồ sơ vụ việc theo Quy định tại Điều 81 và 82 của Hiệp ước EC, Điều 53, 54 và 57 của Hiệp định và Quy chế Hội đồng EEA Số 139/2004, ban hành ngày 22 tháng 12 năm 2005.

2. Ngưỡng kiểm soát và ngưỡng an toàn ngưỡng an toàn

Các quy định về sáp nhập của EC quy định các vụ việc tập trung kinh tế sẽ thuộc ngưỡng kiểm soát nếu:

86

- Doanh thu kết hợp (toàn cầu) sau sáp nhập của các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế (trong trường hợp mua lại một phần tài sản, chỉ tính đến doanh thu trong phạm vi mua bán, sáp nhập của doanh nghiệp) > 5 tỷ euro (một số quy định riêng trong lĩnh vực ngân hàng), và doanh thu tại EU của ít nhất một trong các doanh nghiệp lớn hơn 250 triệu euro, trừ khi một doanh nghiệp có doanh thu tại một quốc gia nước thành viên EU chiếm trên hai phần ba toàn bộ doanh thu tại EU của doanh nghiệp đó; hoặc

- Doanh thu kết hợp (toàn cầu) sau sáp nhập của các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế > 2,5 tỷ euro, và doanh thu kết hợp của các doanh nghiệp tại ít nhất một trên 3 quốc gia bất kỳ trong EU > 100 triệu euro, và tại một trong số 3 quốc gia thành viên này, doanh thu của một trong số các doanh nghiệp bất kỳ > 100 triệu euro, trừ khi một doanh nghiệp có doanh thu tại một nước thành viên chiếm trên hai phần ba toàn bộ doanh thu tại EU của doanh nghiệp đó.

Kiểm soát tập trung kinh tế của Châu Âu cũng quy định về ngưỡng an toàn trong pháp luật cạnh tranh “hành vi tập trung kinh tế khi chỉ nắm giữ thị phần hạn chế không đủ mức làm suy giảm cạnh tranh hiệu quả, sẽ được coi là tương thích với thị trường, cụ thể khi thị phần doanh nghiệp sau sáp nhập không vượt ngưỡng 25% trên thị trường chung hoặc tại một bộ phận chính yếu”. Tuy nhiên, Phụ lục số 24 của Hướng dẫn sáp nhập theo chiều ngang quy định rõ quy định này không áp dụng trong trường hợp vụ việc tập trung kinh tế dẫn đến việc hình thành hoặc gia tăng sức mạnh vị trí thống lĩnh tập thể giữa doanh nghiệp sau sáp nhập và một bên thứ ba khác.

3. Quy trình xem xét vụ việc M&A M&A

Những vụ việc tập trung kinh tế thuộc ngưỡng thông báo bắt buộc sẽ phải thực hiện nghĩa vụ theo quy định của luật pháp và không được phép hoàn tất khi chưa có sự chấp thuận của cơ quan cạnh tranh EC. Khi tiếp nhận một vụ việc tập trung kinh tế, Ủy Ban sẽ xác định thị trường liên quan và đánh giá cạnh tranh về mức độ suy giảm có nghiêm trọng hay không khi hành vi này diễn ra. Một số yếu tố quan trọng trong quá trình đánh giá mức suy giảm cạnh tranh bao gồm:

- Những ảnh hưởng không mang tính cấu kết;

- Những ảnh hưởng mang tính cấu kết do chính sách chung của các bên; - Loại bỏ đối thủ cạnh tranh tiềm năng

trên thị trường (trường hợp này bị EC cấm hoàn toàn);

- Ảnh hưởng của sáp nhập theo chiều dọc khiến chi phí đầu vào của đối thủ cạnh tranh tăng và dẫn tới làm suy yếu hoặc loại bỏ đối thủ cạnh tranh và tăng cường sức mạnh thống trị đối với quyền sử dụng dịch vụ sản phẩm đầu vào; - Ảnh hưởng tập đoàn hình thành từ sự

hợp nhất các nhà sản xuất cung cấp sản phẩm dịch vụ khác nhau trên thị trường làm gia tăng khả năng sử dụng sản phẩm của tập đoàn và loại bỏ nhà cung cấp đối thủ hoặc sức mạnh của tập đoàn trên thị trường gián tiếp tăng cường sức mạnh của tập đoàn trên thị trường khác.

Thông thường, chỉ số HHI được EC sửa dụng để đánh giá độ an toàn của một vụ việc tập trung kinh tế và được quy định tại Hướng dẫn sáp nhập theo chiều ngang của EC.

87

Quá trình điều tra vụ việc tập trung kinh tế bao gồm 02 giai đoạn chính:

Giai đoạn I - Rà soát ban đầu: cơ quan cạnh tranh tiến hành thẩm định chi tiết thông qua việc yêu cầu cung cấp thông tin, phỏng vấn, thu thập thông tin và kiểm tra thuộc thẩm quyền cơ quan cạnh tranh quốc gia thành viên và Ủy ban EC. Cơ quan cạnh tranh có thể yêu cầu bổ sung thông tin cần thiết trong vòng 15 ngày. Sau khi nhận được hồ sơ đầy đủ, trong vòng 25 ngày làm việc (được phép gia hạn trong 35 ngày nếu có yêu cầu của cơ quan cạnh tranh quốc gia hoặc nếu các bên có liên quan đưa ra cam kết. Cơ quan cạnh tranh sẽ đưa ra quyết định rằng liệu vụ việc tập trung kinh tế trong phạm vi của Quy định sáp nhập EC hay không. Trong trường hợp mức độ tập trung kinh tế gây ra một số quan ngại nghiêm trọng đến cạnh tranh trên thị trường, cơ quan cạnh tranh sẽ tiến hành khởi xướng giai đoạn II.

Giai đoạn II – Khởi xướng điều tra tố tụng: Cơ quan điều tra tiếp tục yêu cầu các doanh nghiệp cung cấp thêm các thông tin, tiến hành phỏng vấn nhằm thu thập thêm cơ sở đánh giá vụ việc. Các bên tham gia sáp nhập cũng có quyền được tiếp cận hồ sơ và yêu cầu tổ chức phiên điều trần chính thức. Điều 8 Quy định về sáp nhập chỉ rõ cơ quan điều tra phải đưa ra quyết định trong vòng 90 ngày làm việc kể từ khi bắt đầu quá trình tố tụng hoặc trong vòng 105 ngày làm việc nếu các doanh nghiệp thông báo đưa ra

cam kết sau 55 ngày kể từ ngày khi khởi xướng điều tra (cho phép cơ quan điều tra gia hạn không quá 20 ngày, và tổng thời gian tối đa cho giai đoạn II là 125 ngày làm việc). Quyết định về vụ việc tập trung kinh tế bao gồm:

- Chấp thuận vụ việc do tương thích với thị trường chung;

- Đưa ra điều kiện hoặc nghĩa vụ điều chỉnh mức độ tập trung tương thích với thị trường;

- Cấm vụ việc tập trung kinh tế gây quan ngại về cạnh tranh, không tương thích với thị trường chung;

- Chấp thuận vụ việc tập trung kinh tế kèm với điều kiện như bán lại một phần doanh nghiệp;

- Đưa ra các biện pháp tạm thời;

- Thu hồi quyết định cho phép thực hiện tập trung kinh tế trong trường hợp thông tin sai lệch hoặc doanh nghiệp vi phạm nghĩa vụ pháp luật.

Hai tháng kể từ ngày có quyết định chính thức, doanh nghiệp có thể khiếu nại về quyết định của cơ quan cạnh tranh. Đơn kháng cáo có thể được xem xét bởi Tòa án Châu Âu cấp sơ thẩm và cuối cùng là Tòa án tư pháp Châu Âu.

88

Một phần của tài liệu báo cáo tập trung kinh tế việt nam 2012 (Trang 85 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)