60
phẩm liên quan đã được xác định. Trong trường hợp nhà độc quyền không thể thu lợi từ việc tăng giá thì thị trường sản phẩm liên quan sẽ được mở rộng hơn.
Trên thực tế, số lượng vụ việc sử dụng phép thử SSNIP thuần túy là rất ít do khó khăn về mặt thu thập dữ liệu thị trường và sự tốn kém trong việc tổ chức lấy ý kiến người tiêu dùng. Do đó, các cơ quan cạnh tranh thường sử dụng công cụ thay thế độ co giãn về cầu để gián tiếp đánh giá khả năng tăng giá của nhà độc quyền giả định. Do đó, quy định về xác định khả năng thay thế về giá tại Nghị định 116 có những điểm chưa thực sự phù hợp như sau:
l Yêu cầu trên 50% mẫu chuyển sang sử dụng một hàng hóa/dịch vụ khác để xác định khả năng thay thế giữa hai loại sản phẩm/dịch vụ là quá chặt chẽ. Bởi với mức tăng giá 10%, có thể số lượng người sử dụng sản phẩm/dịch vụ quyết định không tiếp tục sử dụng hàng hóa/ dịch vụ đó nữa chiếm trên 50%. Tuy nhiên, để trên 50% lượng khách hàng chuyển sang sử dụng một sản phẩm/ dịch vụ khác là không khả thi và thường dẫn đến kết quả thị trường liên quan được xác định là của chính sản phẩm/ dịch vụ được khảo sát hay có thể hiểu là doanh nghiệp bị điều tra là doanh nghiệp độc quyền trên thị trường liên quan được xác định theo quy định của Luật cạnh tranh. Điều này không phản ánh đúng với thực tế cạnh tranh trên thị trường.41
l Việc yêu cầu thực hiện khảo sát trong mọi trường hợp xác định khả năng thay thế về giá gây ra lãng phí về nguồn lực cho cơ quan cạnh tranh. Thay vào đó, việc đưa ra nguyên tắc xác định khả năng thay thế về giá và cho phép cơ quan cạnh tranh sử dụng các công cụ phù hợp nhất tùy vào đặc điểm của từng vụ việc sẽ giúp tiết kiệm cả về thời gian và chi phí. Ví dụ, với bản chất của phép thử SSNIP như nêu ở trên, cơ quan cạnh tranh có thể đánh giá khả năng tăng giá của nhà độc quyền giả định thông qua độ co giãn chéo về cầu. Tóm lại, Nhóm nghiên cứu kiến nghị, không nên áp dụng một cách cứng nhắc các đánh giá mang tính kỹ thuật đối với việc xác định thị trường liên quan. Cần mở rộng các tiêu chí đánh giá để xác định thị trường liên quan cả về định tính và định lượng để đảm bảo xác định một thị trường liên quan phản ánh đúng thực tế của vụ việc.
3.2. Đánh giá tác động của vụ việc TTKT việc TTKT
Theo quy định hiện hành, việc đánh giá vụ việc TTKT chủ yếu tập trung vào việc xác định thị phần của các doanh nghiệp tham gia TTKT trên thị trường liên quan. Vụ việc TTKT sẽ bị cấm trong trường hợp thị phần kết hợp của các bên tham gia TTKT chiếm trên 50% trên thị trường liên quan. Trong trường hợp đó, để có thể tiến hành giao dịch TTKT, các bên liên quan cần phải thực hiện thủ tục xin hưởng miễn trừ theo quy định tại Điều 19, Luật cạnh tranh.