TRUNG QUỐC
1. Các văn bản liên quan trong lĩnh vực tập trung kinh tế tại lĩnh vực tập trung kinh tế tại Trung Quốc
Hệ thống pháp luật cơ bản trong kiểm soát tập trung kinh tế tại Trung Quốc được quy định tại Điều 12 Luật Chống độc quyền (AML, 2008), và hiện đã được bổ sung bởi khung pháp lý với nhiều văn bản quy định, hướng dẫn thực thi.
Theo điều 21 Luật Chống độc quyền, một số hình thức sáp nhập, mua lại và các giao dịch thuộc định nghĩa về “tập trung kinh tế” doanh nghiệp phải thông báo đến Cục Chống độc quyền thuộc Bộ Thương mại Trung Quốc (MOFCOM) để được thông qua trước khi hoàn tất giao dịch. Nếu giao dịch đó đạt ngưỡng doanh thu và không đáp ứng được miễn trừ do thuộc phạm vi giao dịch nội bộ, thì sẽ phải nộp hồ sơ thông báo theo quy định của AML.
Tháng 11/2009, MOFCOM đã ban hành văn bản hướng dẫn Các biện pháp thông báo đối với tập trung kinh tế của doanh nghiệp. Tuy nhiên, văn bản này không đề cập đến định nghĩa hoặc giải thích rõ ràng về một số khái niệm như “kiểm soát” hoặc “quyết định ảnh hưởng” trong định nghĩa “tập trung kinh tế”, gây khó khăn cho việc thực thi đối với cơ quan cạnh tranh Trung Quốc.
Để khắc phục tình trạng trên, MOFCOM liên tục ban hành các văn bản mới hướng dẫn và bổ sung các quy định thực thi tốt hơn pháp luật chống độc quyền trong kiểm soát tập trung kinh tế. Tháng 7/2010,
MOFCOM thông qua Quy định tạm thời về thực hiện bán lại tài sản hoặc hoạt động kinh doanh trong các vụ việc tập trung kinh tế. Quy định này thiết lập thủ tục áp dụng các biện pháp khắc phục về cấu trúc trong các giao dịch tập trung kinh tế. Năm 2011, MOFCOM đã đưa ra quy định về “Biện pháp tạm thời về các vấn đề liên quan đến thực thi hệ thống rà soát mua bán sáp nhập các doanh nghiệp nội địa bởi các doanh nghiệp nước ngoài” và “Biện pháp tạm thời” nhằm bổ sung một số quy định như hình thức xử phạt đối với doanh nghiệp thuộc đối tượng nhưng không thông báo,v.v.
2. Ngưỡng kiểm soát và ngưỡng an toàn ngưỡng an toàn
Theo Quy định của Quốc vụ viện về Ngưỡng thông báo đối với tập trung kinh tế của doanh nghiệp, ngưỡng doanh thu trên thị trường liên quan được xác định như sau: - Tổng doanh thu toàn cầu của nhóm
doanh nghiệp tiến hành tập trung kinh tế vượt quá 10 tỷ Nhân dân tệ và doanh thu của ít nhất một doanh nghiệp trong số hai doanh nghiệp tại Trung Quốc vượt quá 400 triệu Nhân dân tệ; hoặc - Doanh thu kết hợp tại Trung Quốc của
tất cả các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế vượt quá 2 tỷ Nhân dân tệ và doanh thu tại Trung Quốc của của ít nhất một doanh nghiệp trung số hai doanh nghiệp vượt quá 400 triệu Nhân dân tệ.
92
Ngưỡng doanh thu trong đánh giá vụ việc tập trung kinh tế được tiến hành bằng cách tham chiếu doanh thu năm tài chính trước đó, và sẽ loại trừ bên bán khi trong trường hợp mua lại cổ phiếu hoặc tài sản. Một số phương pháp tính toán đặc biệt được áp dụng cho các lĩnh vực cụ thể như lĩnh vực tài chính và ngân hàng.
3. Quy trình xem xét vụ việc M&A M&A
Sau khi nhận được hồ sơ đầy đủ từ doanh nghiệp, MOFCOM sẽ tiến hành rà soát Giai đoạn I trong vòng 30 ngày. Nếu MOFCOM xác định rằng có những vấn đề nghiêm trọng cần xem xét, MOFCOM sẽ thông báo tới các bên liên quan và tiến hành mở rộng
điều tra sang Giai đoạn II. Quá trình rà soát này được thực hiện trong vòng 90 ngày (có thể gia hạn thêm 60 ngày nếu các bên đồng ý, trong trường hợp thông tin hồ sơ chưa chính xác và cần thu thập thêm, hoặc có những thay đổi đáng kể sau có quyết định khởi xướng điều tra). Trên thực tế, năm 2010, khoảng 60% vụ việc tập trung kinh tế được thông báo đến MOFCOM được giải quyết và kết thúc rà soát trong Giai đoạn I. MOFCOM đưa ra quyết định đối với vụ việc dựa trên quy trình đánh giá các vấn đề và phương pháp luận như xem xét về định nghĩa thị trường, lý thuyết về gây thiệt hại, vấn đề về cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng, cân nhắc các vấn đề về chính sách ngành trong các vụ việc tập trung kinh tế.
93
PhỤ LỤc 4:
MỘT SỐ VỤ VIỆC TẬP TRUNG KINH TẾ
ĐIỂN HÌNH TRÊN THẾ GIỚI GÂY QUAN NGẠI VỀ CẠNH TRANH MỘT CÁCH ĐÁNG KỂ VỀ CẠNH TRANH MỘT CÁCH ĐÁNG KỂ