Trường hợp này đã có tiền lệ khi Prudential có kế hoạch mua lại AIA trong đó thị phần kết hợp của hai công ty con tại Việt Nam của hai tập đoàn này được báo cáo cho Cơ quan cạnh tranh Việt Nam là chiếm

Một phần của tài liệu báo cáo tập trung kinh tế việt nam 2012 (Trang 56 - 58)

công ty con tại Việt Nam của hai tập đoàn này được báo cáo cho Cơ quan cạnh tranh Việt Nam là chiếm gần 50% thị trường bảo hiểm nhân thọ. Con số này lớn hơn tất cả các thị trường khác tại châu Á mà hai tập đoàn này hoạt động (Hàn Quốc, Singapore, Nhật bản, Malaysia,…). Tuy nhiên, tại các quốc gia có pháp luật kiểm soát TTKT thì vụ M&A này đã phải báo cáo chính thức cho cơ quan cạnh tranh nước sở tại ngay từ giai đoạn các bên đạt được thỏa thuận mua lại.

1.2. Cần xem xét kiểm soát cả các giao dịch TTKT được thực các giao dịch TTKT được thực hiện ngoài lãnh thổ Việt Nam nhưng có tác động gây hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể trên thị trường Việt Nam.

Được đánh giá là một nền kinh tế năng động, thu nhập quốc dân tăng tương đối nhanh, quy mô thị trường khá lớn và còn nhiều tiềm năng phát triển, chi phí sản xuất thấp hơn nhiều nước khác trong khu vực, trong những năm qua Việt Nam đã thu hút sự quan tâm đáng kể của các tập đoàn đa quốc gia. Trên thực tế có nhiều công ty đa quốc gia đã có sự hiện diện tại Việt Nam và trong số đó có nhiều sản phẩm và dịch vụ do các công ty này cung cấp có thị phần đáng kể trên thị trường trong nước.

Một vấn đề đặt ra là hiện tại Luật cạnh tranh Việt Nam chỉ mới kiểm soát bằng hình thức thông báo hoặc cấm/miễn trừ đối với hoạt động TTKT thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam. Giả định một vụ sáp nhập giữa hai tập đoàn đa quốc gia đã được cho phép tại các quốc gia khác. Hai tập đoàn này đều có mặt trên thị trường Việt Nam với thị phần kết hợp thuộc dạng bị cấm theo quy định của Luật cạnh tranh Việt Nam39. Trong trường hợp đó, các bên sẽ phải cân nhắc các tình huống sau:

l Các bên vẫn tiến hành TTKT nhưng không thông báo hoặc không xin hưởng miễn trừ. Các doanh nghiệp tham gia vụ việc sẽ phải đối mặt với một rủi ro pháp lý khá lớn nếu bị cơ quan cạnh tranh phát hiện, điều tra với mức phạt có thể lên tới 10% tổng doanh thu của năm trước thời điểm vi phạm cũng như phải chia tách doanh nghiệp đã hợp nhất, sáp nhập trở về trạng thái trước khi TTKT.

l Trong trường hợp tiến hành thông báo cho cơ quan quản lý cạnh tranh và không được hưởng miễn trừ, các doanh nghiệp liên quan sẽ phải đối mặt với các lựa chọn:

o Tiếp tục duy trì sự tồn tại độc lập của hai doanh nghiệp có sự liên hệ với nhau về mặt quản lý. Trên thực tế, khi các công ty mẹ ở nước ngoài đã sáp nhập xong thì sẽ không thuyết phục khi cho rằng hoạt động của các công ty con là độc lập trong các quyết định về sản phẩm, sản lượng và giá cả. Điều này cũng đưa các công ty đó gặp một rủi ro pháp lý không kém phần nghiêm trọng là hành vi thỏa thuận, thông đồng gây hạn chế cạnh tranh với các mức phạt rất lớn.

57

o Một bên trong vụ việc TTKT sẽ phải bán lại cho một doanh nghiệp khác hoặc giải thể. Trên thực tế, cả hai cách giải quyết này đều hết sức tốn kém cả về thời gian và tiền bạc. o Trong trường hợp xấu nhất, để đảm

bảo kinh doanh ở Việt Nam thì vụ việc TTKT có thể phải hủy bỏ dù đã được chấp nhận ở các quốc gia khác.

Như vậy, có thể nói trong bất kỳ tình huống nào, việc sáp nhập các công ty đa quốc gia có hoạt động tại Việt Nam nếu có tiềm ẩn khả năng gây hạn chế cạnh tranh tại Việt Nam sẽ gặp phải rất nhiều khó khăn. Chính vì vậy, việc cơ quan cạnh tranh Việt Nam được thông báo để xem xét ngay từ giai đoạn đầu để có được những đánh giá phù hợp là cần thiết.

Do đó, Nhóm nghiên cứu kiến nghị cần có thêm các quy định điều chỉnh hoạt động TTKT của các doanh nghiệp nước ngoài có hoạt động tại Việt Nam.

58

Một phần của tài liệu báo cáo tập trung kinh tế việt nam 2012 (Trang 56 - 58)