Nghiên cứu thị trường nhằm đẩy mạnh hoạt động bán hàng của Doanh nghiệp

Một phần của tài liệu giải pháp hoàn thiện công tác nghiên cứu thị trường nhằm đẩy mạnh hoạt động bán hàng tại công ty dịch vụ viễn thông vinaphone (Trang 35 - 36)

6. Tổng công ty viễn thông toàn cầu Gtel

1.3 Nghiên cứu thị trường nhằm đẩy mạnh hoạt động bán hàng của Doanh nghiệp

1.3.1 Vai trò, mục đích của việc đẩy mạnh hoạt động bán hàng đối với Doanh nghiệp

Đối với các doanh nghiệp, bán hàng là khâu quan trọng kết thúc chu kì đầu tư kinh doanh nên nó quyết định sự thành bại của doanh nghiệp. Mọi hoạt động công tác đều nhằm mục đích là bán được hàng hoá và chỉ bán được hàng hóa mới thực hiện được mục tiêu trước mắt là lợi nhuận. Bởi vì lợi nhuận là chỉ tiêu chất lượng phản ánh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.Vì vậy hoạt động bán hàng là hoạt động nghiệp vụ cơ bản, nó chi phối và quyết định các nghiệp vụ khách hàng của doanh nghiệp.

Nếu khâu bán hàng được tổ chức tốt, lượng hàng hóa bán ra nhiều làm lợi nhuận của doanh nghiệp tăng lên. Ngược lại nếu khâu bán hàng không tốt sẽ làm lợi nhuận của doanh nghiệp giảm. Tổ chức tốt khâu bán hàng làm tăng lượng hàng hoá bán ra, tăng khả năng thu hồi vốn nhanh, từ đó làm tăng vòng quay của vốn lưu động, cho phép tiết kiệm một khoản vốn đầu tư sản xuất kinh doanh hàng hoá khác hoặc cho phép mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Đẩy mạnh hoạt động bán hàng giúp doanh nghiệp có thể tồn tại lâu dài và vững chắc trên thị trường, do đó nó cung cấp những khả năng thích ứng với những thay đổi của thị trường và môi trường bên ngoài. Rất nhiều doanh nghiệp nổi tiếng trở nên phát đạt nhờ áp dụng và coi trọng vai trò của việc đẩy mạnh hoạt động bán hàng trong suốt quá trình sản xuất kinh doanh của mình. Trái lại một số hãng kinh doanh đã không đứng vững trên thị trường hoặc bị phá sản do đó coi nhẹ vai trò của việc đẩy mạnh hoạt động bán hàng, các hoạt động thúc đẩy hoạt động bán hàng tại các công ty này rất mờ nhạt.

Bán hàng là hoạt động vừa liên quan đến nhà sản xuất – người bán vừa liên quan đến người tiêu dùng – người mua. Vì vậy nó thúc đẩy tính chủ động sáng tạo của doanh nghiệp. Qua hoạt động bán hàng doanh nghiệp có thể thu hút được đầy đủ chính xác các thông tin về cung, cầu, giá cả, thị hiếu… của người tiêu dùng. Từ đó doanh nghiệp có thể tổ chức các hoạt động sản xuất kinh doanh những mặt hàng phù hợp, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động bán hàng đạt hiệu quả cao hơn.

Ta thấy hoạt động bán hàng càng được hoàn thiện thì doanh nghiệp thu được nhiều lợi nhuận. Nếu mở rộng hoạt động bán hàng có hiệu quả, mở rộng loại mặt hàng, mở rộng các dịch vụ hỗ trợ bán hàng thì doanh nghiệp càng có nhiều khả năng thu được nhiều lợi nhuận. Do đó vấn đề tổ chức hoạt động bán hàng là vấn đề cần được coi trọng thích đáng trong mỗi doanh nghiệp, đồng thời phải luôn luôn đổi mới và

hoàn thiện vấn đề này cho phù hợp với cơ chế thị trường trong từng giai đoạn.

Hiệu quả của hoạt động bán hàng ngày càng được nâng cao với chi phí thấp nhất và lợi nhuận ngày càng tăng. Đây là mục tiêu mà bất cứ doanh nghiệp cũng phải theo đuổi, bởi vì lợi nhuận là mục tiêu trước mắt quan trọng mà hoạt động bán hàng ảnh hưởng trực tiếp tới lợi nhuận.

Như vậy một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển tốt trên thị trường thì cần phải hiểu biết về bán hàng, phải nhận thức vai trò và tác dụng của việc đẩy mạnh hoạt động bán hàng, đồng thời phải biết áp dụng nhiều chính sách Marketing để thúc đẩy hoạt động bán hàng của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu giải pháp hoàn thiện công tác nghiên cứu thị trường nhằm đẩy mạnh hoạt động bán hàng tại công ty dịch vụ viễn thông vinaphone (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(113 trang)
w