Những tồn tại và nguyên nhân

Một phần của tài liệu giải pháp hoàn thiện công tác nghiên cứu thị trường nhằm đẩy mạnh hoạt động bán hàng tại công ty dịch vụ viễn thông vinaphone (Trang 86 - 93)

3. Các phương tiện hỗ trợ công tác nghiên cứu thị trường

2.3.2 Những tồn tại và nguyên nhân

Mặc dù hoạt động nghiên cứu thị trường của Công ty đã đạt được một số kết quả nhưng nhìn chung vẫn còn hạn chế. Cụ thể:

+ Về địa bàn nghiên cứu mới chỉ tập trung ở một số tỉnh, thành phố đại diện, chưa có các đợt nghiên cứu mang tính toàn quốc Việc nghiên cứu mới chỉ tập trung chủ yếu ở vùng thành phố, thị xã, khách hàng ở vùng nông thôn còn ít được nghiên cứu.

+ Về dịch vụ, chủ yếu mới nghiên cứu tập trung vào các dịch vụ hiện tại, các dịch vụ mới còn chưa được nghiên cứu sâu.

+ Về tần suất thực hiện, nghiên cứu thị trường phải là công tác được thực hiện thường xuyên, liên tục thông tin phải mang tính hệ thống và được cập nhật một cách thường xuyên. Hiện nay việc nghiên cứu đối với Công ty còn ít, chưa mang tính thường xuyên và liên tục, do vậy hiệu quả sử dụng thông tin chưa cao.

+ Hệ thống thông tin phục vụ cho công tác nghiên cứu thị trường còn kém. Hiện mới chỉ có mạng thông tin nội bộ, hệ thống thông tin giữa Công ty với Tổng Công ty còn kém , hiệu quả sử dụng còn rất thấp.

+ Kiến thức về công tác Marketing nói chung và công tác nghiên cứu thị trường

dịch vụ viễn thơng Vinaphone

nói riêng của cán bộ công nhân viên trong Công ty còn hạn chế, nhất là đối với các cán bộ trực tiếp phụ trách lĩnh vực kinh doanh tiếp thị. Việc đào tạo nâng cao kiến thức cho đội ngũ cán bộ công nhân viên là một nhiệm vụ rất cấp thiết, phải được đặc biệt chú trọng quan tâm.

Tóm lại, trong thời gian qua, mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng công tác nghiên cứu thị trường cũng đã được Công ty Dịch vụ Viễn thông Vinaphone xúc tiến thực hiện. Xuất phát từ sự đòi hỏi của công tác sản xuất kinh doanh trên thị trường là phải nắm bắt sự biến động của nhu cầu khách hàng và thị trường để nâng cao hiệu quả bán hàng Công ty đã chủ động đề ra các kế hoạch nghiên cứu (về địa bàn, thời gian thực hiện, phương pháp, kinh phí…) và yêu cầu các nhân viên được giao phó thực hiện. Mặc dù kết quả còn nhiều hạn chế nhưng đây là bước tiền đề để xây dựng kế hoạch nghiên cứu thường xuyên sau này. Trong thời gian thực hiện Công ty cũng có sự giúp đỡ từ các đối tác kinh doanh. Trong thời gian tới, Công ty sẽ xây dựng kế hoạch nghiên cứu thị trường cho các giai đoạn một cách cụ thể cho toàn bộ mạng lưới, trong đó nhấn mạnh việc nghiên cứu thị trường nhằm đẩy mạnh hoạt động bán hàng.

động bán hàng tại Công ty dịch vụ Viễn thông Vinaphone

CHƯƠNG III

ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG NHẰM ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG

TẠI CÔNG TY DỊCH VỤ VIỄN THÔNG VINAPHONE

3.1 Xu hướng phát triển của thị trường dịch vụ điện thoại di động Việt Nam và xu hướng phát triển kinh doanh của Công ty Dịch vụ Viễn thông Vinaphone

3.1.1 Xu hướng phát triển của thị trường dịch vụ điện thoại di động của Việt Nam

Căn cứ vào xu hướng phát triển của Viễn thông thế giới và đặc điểm tình hình cụ thể nước ta, ngành Bưu chính Viễn thông Việt Nam đã vạch ra lộ trình phát triển 3 giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2020 nhằm thực hiện được mục tiêu trong chiến lược phát triển Bưu chính Viễn thông và góp phần quan trọng vào việc đưa Việt Nam trở thành một nước công nghiệp hóa trong khoảng 20 năm nữa.

Dịch vụ điện thoại di động hiện đang chiếm tỷ trọng lớn trong lĩnh vực Viễn thông tại Việt Nam. Chính vì vậy phương hướng phát triển dịch vụ điện thoại di động được đề cập nhiều trong phương hướng phát triển chung của ngành Viễn thông:

-Phát triển mạng Viễn thông đồng bộ với sự phát triển kinh tế xã hội các vùng kinh tế trọng điểm và qui hoạch các ngành khác.

Khu vực thành thị: Mạng Viễn thông khu vực này cần xây dựng hiện đại, băng thông rộng, độ ổn định thỏa mãn nhu cầu giao dịch liên quan đến mạng chính phủ điện tử, thương mại, thông tin, giải trí và ngầm hóa mạng nội hạt. Truyền dẫn cần thỏa mãn nhu cầu cung cấp dịch vụ công của mạng Chính phủ điện tử kết nối các sở ban ngành.

Khu công nghiệp: Khu vực này cần xây dựng mạng truy nhập quang đến các khu công nghiệp, mạng thông tin di di động dung lượng lớn và đảm bảo chất lượng dịch vụ, độ an toàn mạng lưới. Các khu vực kinh tế nông nghiệp, chăn nuôi, lâm nghiệp, ngư nghiệp chú trọng phát triển mở rộng độ phủ mạng lưới và phổ cập dịch vụ điện thoại dịch vụ điện thoại di động xuống xã.

Các Tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm (Miền Bắc: Bắc Ninh, Hà Nội, Hà Tây, Hải Dương, Hải Phòng, Hưng yên, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc. Miền Trung: Bình Định, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, TT-Huế. Miền Nam: Bà Rịa-Vũng tàu, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai, TP.HCM, Long An, Tây Ninh). Đây là những vùng có số người đông nhất, đem lại doanh thu lớn cần chú trọng xây dựng mạng có độ dự phòng cao, thỏa mãn nhu cầu trong mọi trường hợp. Hướng phát triển công nghệ tiên tiến, đa dịch vụ. Xây dựng cơ sở hạ tầng cần phối hợp chặt chẽ với các ngành khác đặc biệt qui hoạch phát triển kinh tế xã hội, xây dựng và qui hoạch đô thị, giao thông, điện lực. Dung lượng, qui mô mạng Viễn thông cần căn cứ phát triển kinh tế xã hội và theo

động bán hàng tại Công ty dịch vụ Viễn thông Vinaphone

qui hoạch đô thị, tiến độ triển khai đồng bộ với xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đô thị và phối hợp với qui hoạch điện lực xác định phương án sử dụng chung cơ sở hạ tầng cáp quang trên tuyến truyền tải điện. Các qui hoạch nếu không liên quan đến an ninh cần công bố công khai để các bộ, ngành và các doanh nghiệp có kế hoạch phối hợp xây dựng cơ sở hạ tầng.

Các Tỉnh biên giới: Luôn luôn đảm bảo an toàn thông tin, liên lạc thông suốt và độ phủ đến tất cả các xã. Mạng truyền dẫn quang đến tất cả các tỉnh biên giới nằm trên vòng ring, ngoài ra duy trì các tuyến viba dự phòng.

-Xây dựng cơ sở hạ tầng phù hợp với quy hoạch kinh tế xã hội và các ngành khác. Tiến độ xây dựng tuyến truyền quang và mạng nội hạt đồng bộ với thực hiện qui hoạch đô thị và giao thông. Thực hiện đầu tư một lần đồng bộ giảm thiểu đền bù và ảnh hưởng mỹ quan. Các doanh nghiệp nghiên cứu quy hoạch giao thông, đô thị công bố và đề xuất các doanh nghiệp kết hợp xây dựng cơ sở hạ tầng mạng viễn thông phù hợp với tiến độ thực hiện quy hoạch địa phương và các ngành khác.

3.1.2 Phương hướng phát triển thị trường dịch vụ viễn thông

Phát huy mọi nguồn nội lực của đất nước kết hợp với hợp tác quốc tế hiệu quả để mở rộng, phát triển thị trường. Thiết lập thị trường cạnh tranh, tạo điều kiện cho mọi thành phần kinh tế tham gia thị trường dịch vụ điện thoại di động. Đến năm 2010, thị phần của các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần không thuộc loại hình doanh nghiệp Nhà nước đạt khoảng 40-50%.

Tích cực khai thác thị trường trong nước, phổ cập các dịch vụ viễn thông cơ bản, ưu tiên phát triển nhanh các dịch vụ mới, dịch vụ gia tăng giá trị đáp ứng nhu cầu các trung tâm kinh tế xã hội, vùng kinh tế trong điểm. Thúc đẩy các doanh nghiệp đã được cấp giấy phép nhanh chóng thực sự đầu tư, cung cấp dịch vụ. Từ nay đến năm 2015, định hướng số các doanh nghiệp cung cấp hạ tầng mạng viễn thông cố định từ 6 đến 7, số lượng các doanh nghiệp cung cấp hạ tầng mạng viễn thông di động từ 5 đến 8 tùy theo mức độ phát triển của công nghệ, thị trường và các yếu tố biến động khác (Bộ Thông tin và Truyền thông có thể điều chỉnh số lượng doanh nghiệp cho phù hợp).

Không hạn chế số doanh nghiệp bán lại dịch vụ viễn thông đầu cuối. Đối với việc bán lại dịch vụ trên cơ sở thuê kênh đường dài trong nước và quốc tế: Không hạn chế việc các doanh nghiệp bán lại dịch vụ viễn thông trong phạm vi các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao trên cơ sở thuê kênh đường dài trong nước và quốc tế. Tạo điều kiện và cấp phép cho các doanh nghiệp truyền hình cáp, truyền hình số và các doanh nghiệp khác thiết lập mạng. Khuyến khích và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ điện thoại di động mở rộng kinh doanh sang lĩnh vực cung cấp các dịch vụ phát thanh truyền hình qua Internet, cung cấp nội dung thông tin. Mở cửa thị trường, hội nhập kinh tế quốc tế: Việc mở cửa thị trường dịch vụ điện thoại di động trong thời gian tới chủ yếu dựa trên phương án đã cam kết trong hiệp định thương mại Việt Mỹ (Chỉ được áp dụng đối với các nước có hiệp định song phương

động bán hàng tại Công ty dịch vụ Viễn thông Vinaphone

hoặc đa phương với Việt Nam).

3.1.3 Phương hướng phát triển công nghệ

Tầm nhìn năm 2020: Nghành thông tin di động Việt Nam đến năm 2020 sẽ trở thành nơi hội tụ công nghệ tiên tiến ngang bằng các nước phát triển trên thế giới, không chỉ cung cấp một dịch vụ chất lượng cho khách hàng mà còn cung cấp một môi trường công nghệ di động mới, giúp khách hàng thoải mái và tự tin hơn trong cuộc sống, giúp khách hàng có thể tự sáng tạo vì chất lượng cuộc sống trên điện thoại di động.

Thị trường dịch vụ điện thoại di động tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng cao với mức tăng trung bình hàng năm đạt 35%. Dự báo đến năm 2010, tổng thuê bao di động sẽ vượt mốc 60 triệu thuê bao thực, với mật độ đạt 80%. Các nhà khai thác di động đang cạnh tranh mạnh mẽ để giành thị phần bằng các chương trình khuyến mãi hấp dẫn và kéo dài liên tục. Việc Bộ Thông tin và Truyền thông cấp thêm các mã mạng mới cho các nhà khai thác giúp mở rộng kho số dịch vụ. Tuy nhiên, các chương trình khuyến mãi tập trung vào bán thêm hệ thống sim card mới dẫn đến việc không xác định được số lượng thuê bao thực trên mạng. Việc dễ dàng trong cung cấp các sim card mang đến thuận tiện lớn cho khách hàng trong lựa chọn sử dụng dịch vụ điện thoại cố định. Tuy nhiên, nó cũng tạo ra vấn đề lớn trong quản lỹ xã hội như xác định trách nhiệm chủ thuê bao về nguồn thông tin (quấy phá, truyền phát thông tin vi phạm thuần phong mỹ tục, các vấn đề về an ninh quốc phòng và quản lý xã hội). Để giải quyết vấn đề này, tháng 9/2007, Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành quyết định bắt buộc phải đăng ký thông tin cá nhân đối với chủ thuê bao trả trước. Thủ tục trên có thể tác động phần nào đến tâm lý người tiêu dùng khi lựa chọn sử dụng dịch vụ, nhưng các tác động này không lớn bằng việc các nhà khai thác phải lập lại hồ sơ quản lý các thuê bao trả trước đã có.

Các mạng di động của Việt Nam hiện thời vẫn theo chuẩn 2G hay 2.5 G cung cấp chủ yếu dịch vụ thoại và một số loại dịch vụ giá trị gia tăng như SMS, WAP, GPRS. Hiện các nhà khai thác dịch vụ điện thoại di động đang tập trung chuyển đổi sang mạng 3G, Vinaphone là nhà cung cấp đầu tiên triển khai dịch vụ 3G. Dự kiến đến 2011, thị trường dịch vụ 3G đạt khoảng 3 triệu thuê bao chiểm 6% tổng thuê bao di động.

Thị trường dịch vụ điện thoại di động đạt mức tăng trưởng cao nhất với trên 20 triệu thuê bao mới trong năm 2008, tăng 156% so với 2007, nâng tổng số thuê bao di động của Việt Nam lên khoảng 50 triệu. Thị trường băng phát do nhu cầu tiêu dùng tăng cao, cùng với chính sách tạo cạnh tranh trên thị trường viễn thông di động của Chính phủ. Hiện tại, có 7 nhà cung cấp dịch vụ di động tại Việt Nam. Các nhà khai thác này không chỉ cạnh tranh trong phát triển thuê bao di động, mà còn cạnh tranh trong phát triển các dịch vụ vô tuyến cố định trên nền mạng di động để cung cấp cho các hộ gia đình có thu nhập thấp.

Tháng 8/2009, Bộ Thông tin và Truyền thông trao 4 giấy phép 3G cho các doanh nghiệp di động trúng tuyển với hiệu lực từ 15/9. Giới chuyên gia đánh giá, hậu cấp

động bán hàng tại Công ty dịch vụ Viễn thông Vinaphone

phép 3G sẽ là một cuộc chiến nóng bỏng hơn nhiều việc thi tuyển.

Về dịch vụ WiMAX, 4 nhà khai thác đang triển khai thử nghiệm dịch vụ, gồm công ty VDC tại tỉnh Lào Cai, VTC tại TP. Hồ Chí Minh, FPT và Viettel. Trong đó, FPT và Viettel đang triển khai thử nghiệm dịch vụ WiMax trên mạng di động.

Sự khởi sắc trên thị trường viễn thông Việt Nam những năm qua cho thấy chính sách quản lý của nhà nước và các biện pháp mà Bộ Thông tin và Truyền thông áp dụng là cơ bản đúng hướng. Việc trở thành thành viên WTO giúp thị trường viễn thông Việt Nam trở nên hấp dẫn hơn, đáng tin cậy hơn đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Thị trường viễn thông Việt Nam đã có sự cạnh tranh, nhu cầu thông tin của các tầng lớp dân cư và toàn xã hội được đáp ứng tốt hơn với nhiều sự lựa chọn hơn. Thị trường dịch vụ điện thoại di động sẽ tiếp tục đạt mức tăng trưởng cao. Trong môi trường kinh doanh mới, cạnh tranh và các vấn đề tranh chấp nảy sinh giữa các doanh nghiệp là điều không thể tránh khỏi. Áp lực của quá trình cạnh tranh đòi hỏi bản thân mỗi doanh nghiệp viễn thông phải có sự đổi mới và thích ứng mới có thể vận động đi lên. Nếu so sánh với các ngành dịch vụ, quá trình cạnh tranh trên thị trường viễn thông phần nào giúp các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam có kinh nghiệm hơn trong cạnh tranh quốc tế khi Việt Nam đã trở thành viễn chính chức của WTO.

3.1.4 Một số dự báo về thị trường dịch vụ điện thoại di động của Việt Nam

Trên cơ sở tình hình thực tế của các điều kiện kinh tế xã hội Việt Nam, đã có nhiều nghiên cứu và đưa ra dự báo phát triển thị trường thông tin di động trong những năm tới, sau đây là số liệu được cho là phù hợp để áp dụng nghiên cứu.

Bảng 3.1 Dự báo về quy mô và tốc độ phát triển thị trường Viễn thông Việt Nam 2008-2012

Năm Mật độ điện thoại cố định Mật độ điện thoại di động Mật độ điện thoại 2008 11,95 23,10 35,05 2009 13,11 26,20 39,31 2010 15,06 30,20 45,26 2011 17,7 38,8 65,70 2012 19,8 47,6 85,43

(Nguồn: Tổ chức Viễn thông quốc tế ITU năm 2008)

động bán hàng tại Công ty dịch vụ Viễn thông Vinaphone

Bên cạnh đó, dựa trên các chỉ số vĩ mô của nền kinh tế, Hot Telecom đã dự báo sự phát triển của thị trường thông tin di động Việt Nam sẽ cất cánh trong các năm tới với số liệu trong bảng sau:

Bảng 3.2: Dự báo phát triển thị trường thông tin di động Việt Nam

Năm 2008 (F) 2009 (F) 2010 (F) 2011(F) 2012(F)

Số thuê bao thực 47.932.000 63.749.000 76.499.000 85.280.000 93.105.000

Mật độ (%) 55.1 72.3 85.6 94,6 99,8

Tốc độ tăng trưởng (%) 59.6 33.0 20.0 11,48 9,17

% tổng số thuê bao điện thoại 84.4 86.7 87.7 88,9 90,8

(Nguồn: Tổ chức Viễn thông quốc tế ITU năm 2008)

Nhìn vào bảng dự báo trên, có thể thấy rõ xu thế trong tương lai không xa, điện thoại di động sẽ dần dần thay thế điện thoại cố định (đến năm 2010 tỷ lệ số người dựng điện thoại di động sẽ chiếm gần 88% tổng thuê bao điện thoại trên toàn quốc). Điều đó chứng tỏ rằng, với sự ổn định và phát triển kinh tế, tiềm năng phát triển thị

Một phần của tài liệu giải pháp hoàn thiện công tác nghiên cứu thị trường nhằm đẩy mạnh hoạt động bán hàng tại công ty dịch vụ viễn thông vinaphone (Trang 86 - 93)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(113 trang)
w