Kinh nghiệm của Trung Quốc

Một phần của tài liệu hoàn thiện môi trường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ở thành phố hà nội (Trang 42 - 45)

Sau 50 năm mở cửa, Trung Quốc đã có được những thành công đáng kể về thu hút vốn nước ngoài để phát triển kinh tế và đẩy nhanh quá trình CNH, HĐH đất nước. Do vậy, việc nghiên cứu quá trình thu hút FDI ở Trung Quốc, quốc gia đứng hàng đầu về thu hút FDI nhờ luôn cải thiện môi trường đầu tư, và ở Thẩm Quyến, thành phố nổi danh có tốc độ tăng trưởng siêu tốc nhờ thu hút hiệu quả FDI, sẽ đưa lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu về tạo môi trường đầu tư thông thoáng, thuận tiện cho nhà đầu tư, cho Việt Nam, đặc biệt là cho Thủ đô Hà Nội trong quá trình thực hiện chiến lược phát triển kinh tế xã hội.

Các chính sách, biện pháp chủ yếu trong thu hút FDI của Trung Quốc bao gồm:

Một là: Mở rộng địa bàn thu hút vốn và tạo môi trường kinh doanh thuận lợi

Là một quốc gia rộng lớn, mọi vùng đều thiếu vốn đầu tư Trung Quốc không thể cùng một lúc mở cửa mọi miền. Các khu vực ven biển có nhiều thuận lợi hơn về giao thông, cơ sở hạ tầng… được chọn mở cửa trước. Ở khu vực này, các tỉnh Quảng Đông và Phúc Kiến vốn gần với Hồng Kông và Đài Loan, lại là quê hương của nhiều Hoa kiều giàu có, được chọn là nơi thành lập các đặc khu kinh tế. Theo phương châm “đi chậm mà chắc” , vừa làm vừa rút kinh nghiệm, từ các đặc khu này, Trung Quốc đã mở rộng ra cả khu vực đồng bằng và châu thổ, tạo thành cục diện mở cửa từ Nam đến Bắc, từ Đông sang Trung và Tây.

Chính phủ Trung Quốc đã thực hiện nhiều chính sách ưu đãi, đặc biệt là về thuế. Trong thời kỳ đầu mở cửa, các cơ sở mới thành lập với thời gian liên doanh hơn 10 năm được hưởng các chế độ miễn thuế thu nhập trong một năm đầu làm ra lãi và được giảm 50% thuế thu nhập trong 2 năm tiếp theo. Về sau, thời gian miễn thuế và giảm thuế tăng lên tương ứng là 2 và 3 năm. Các cơ sở ở các đặc khu kinh tế hay những xí nghiệp sản xuất phục vụ xuất khẩu, nhập khẩu vật tư được miễn thuế hải quan từ 5 đến 25%.

Ba là: Đa dạng hóa các hình thức đầu tư và chủ đầu tư

Về hình thức đầu tư. Ở Trung Quốc có 3 hình thức chính đó là xí nghiệp chung vốn kinh doanh, xí nghiệp hợp tác kinh doanh và xí nghiệp 100% vốn nước ngoài. Bên cạnh các hình thức trên, Trung Quốc còn chủ động khuyến khích các loại hình đầu tư khác thông qua các luồng lưu thông vốn quốc tế như các quỹ đầu tư, quỹ bảo hiểm, các hình thức mua bán chứng khoán, lưu thông vốn cổ phần…

Về chủ đầu tư. Ngoài số Hoa kiều ở Hồng Kông, Đài Loan và Ma Cao, gần 30 triệu người Hoa ở khu vực Đông Nam Á với tài kinh doanh, có vốn lớn, lại nắm giữ những vị trí then chốt trong nhiều lĩnh vực như ngân hàng, thương mại, tài chính… cũng được khuyến khích đầu tư vào Trung Quốc, một thị trường có những tiềm năng khổng lồ về tài nguyên, sức mua và nguồn lao động rẻ. Vốn từ Hồng Kông, Ma Cao và Đài Loan chiếm khoảng 70% tổng số vốn đầu tư nước ngoài vào Trung Quốc.

Tốc độ tăng trưởng liên tục đạt mức cao đã giúp Trung Quốc nhanh chóng tiến lên hàng các nước có GDP cao nhất thế giới. Thành công đáng ghi nhận của Trung Quốc trong nhiều lĩnh vực từ 3 thập kỷ trở lại đây được khẳng định có đóng góp quan trọng của FDI. Bên cạnh đó là nỗ lực của Trung Quốc không ngừng vươn lên về mọi mặt. Tập trung cho ưu tiên phát triển giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ trên cơ sở tận dụng FDI cùng lợi thế của “người đi sau” là sự lựa chọn sáng suốt của quốc gia có xấp xỉ 1,5 tỷ dân này. Kiên định phát triển theo hướng đó, ngân sách phân bổ cho lĩnh vực này gia tăng hàng năm. Năm 2010, Trung Quốc đã dành 1,4% GDP (quãng 141 tỷ USD) và phấn đấu dành 4% GDP vào

năm 2015 cho nghiên cứu và phát triển khoa học.

1.3.1.2. Kinh nghiệm của thành phố Thâm Quyến- Trung Quốc.

Từ một làng chài nhỏ, nghèo Thâm Quyến đã trở thành đặc khu kinh tế đầu tiên và lớn nhất Trung Quốc vào tháng 5 năm 1980, nhờ sáng kiến của Chủ tịch Đặng Tiểu Bình muốn thử nghiệm mô hình kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa tại nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 28%/năm trong suốt 25 năm đầu phát triển (1980-2005), Thẩm Quyến đã trở thành tấm gương sáng về thu hút FDI phục vụ cho mục tiêu tăng trưởng siêu tốc của mình. Hiện nay, xếp thứ 4 Trung Quốc về GDP, thứ nhất về thu nhập bình quân đầu người (hơn 13.500 USD vào năm 2009, và phấn đấu đạt 20.000 USD vào năm 2015), và thứ nhất về kim ngạch xuất nhập khẩu trong 9 năm liên tục gần đây, Thâm Quyến là một trong những trung tâm thương mại lớn của Trung Quốc với giao dịch trung bình hằng ngày trên 800 triệu USD.

Thâm Quyến xứng đáng là điểm đến hấp dẫn đối với nhiều Công ty xuyên quốc gia lớn trên thế giới là bởi chính quyền thành phố luôn biết thích ứng nhanh với tình hình, đáp ứng kịp thời nhu cầu của nhà đầu tư. Thực tế cho thấy, việc luôn quan tâm đến nâng cao chất lượng môi trường đầu tư là một trong những yếu tố quan trọng đưa đến thành công thu hút FDI đáng học hỏi của Thẩm Quyến.

Tập trung cho xây dựng cơ sở hạ tầng ngay từ thập niên 1990 đã giúp Thâm Quyến trở thành một đô thị lớn, sầm uất với nhiều ưu đãi đối với ĐTNN. Nổi tiếng với khẩu hiệu ‘‘mỗi ngày xây một cao ốc, ba ngày làm một đại lộ”, cơ sở hạ tầng hiện đại của Thẩm Quyến được đánh giá cao, hiệu quả thiết thực khi nó tạo nhiều thuận lợi cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của các chủ đầu tư đến từ khắp thế giới.

Đầu tư cho khoa học và công nghệ được xem là đặc điểm nổi trội của tăng

trưởng của Thẩm Quyến. Chính quyền Thâm Quyến rất quan tâm đến công nghệ kỹ thuật cao, xem đó là một trong ba ngành chủ lực của thành phố cùng ngành tài chính và hậu cần. Cùng Thượng Hải và Bắc Kinh, Thâm Quyến là một trong ba trung tâm công nghệ cao hàng đầu của Trung Quốc. Việc phát triển lĩnh vực tài

chính và sản xuất dựa trên công nghệ cao, đã giúp Thâm Quyến phát triển vũ bão. Những năm gần đây, chính quyền thành phố tập trung cho đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ.

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực dựa trên lợi thế của một thành phố mới

30 tuổi với số dân tuổi từ 65 trở lên chỉ chiếm 1,22%. Thâm Quyến hiện có 17 triệu dân, trong đó phần lớn là trí thức được giáo dục, đào tạo ở trình độ cao. Số ít còn lại là người lao động di dân đến từ nhiều nơi. Tính đến tháng 6 năm 2007, Thâm Quyến đã thu hút tới 20% tổng số tiến sĩ toàn Trung Quốc đến làm việc. Hiện nay, Thâm Quyến vẫn tiếp tục thực hiện chiến lược thu hút nhân tài bằng nhiều ưu đãi, trong đó có ưu đãi về tiền lương cao (cán bộ nghiên cứu khoa học có bằng tiến sĩ được hưởng mức lương khoảng 2000 USD/tháng, bằng cử nhân: 500-600 USD/tháng).

Một phần của tài liệu hoàn thiện môi trường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ở thành phố hà nội (Trang 42 - 45)