thành phố Hà Nội.
Từ những kinh nghiệm nước ngoài cũng như trong nước, có thể rút ra những bài học quý báu về thu hút FDI, phục vụ cho quá trình thực hiện CNH, HĐH nhằm đẩy mạnh tăng trưởng và phát triển kinh tế xã hội đối với Việt Nam nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng.
Ngoài các bài học chung về cải thiện môi trường đầu tư mà kinh nghiệm nước ngoài cũng như trong nước đều ưu tiên thực hiện, như: cải thiện và phát triển cơ sở hạ tầng, đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, hoàn thiện khung khổ pháp lý,...có thể rút ra một số bài học riêng có, hữu ích của những địa phương có thành quả tốt trong thu hút và khai thác hiệu quả nguồn vốn này.
Một là, phải thực hiện đa dạng hóa các hình thức đầu tư và chủ đầu tư. Trước
hết, ở tầm quốc gia, Chính phủ Trung Quốc ngay từ khi mở cửa đã biết tận dụng tối đa mọi nguồn vốn của nước ngoài bằng cách mở rộng địa bàn đón nhận mọi nguồn đầu tư (khuyến khích đầu tư vào khu vực miền Trung và miền Tây), thực hiện đa dạng hóa hình thức đầu tư và chủ đầu tư, thúc đẩy cải cách tài chính và cải cách hệ thống ngoại thương, giảm thiểu việc hạn chế những hoạt động của các xí nghiệp dùng vốn nước ngoài, tăng cường bảo vệ quyền lợi của các nhà ĐTNN, gia tăng hàng năm ngân sách cho khoa học và công nghệ (năm 2010, Trung Quốc đã dành 1,4% GDP (quãng 141 tỷ USD) và phấn đấu dành 4% GDP vào năm 2015 cho nghiên cứu và phát triển khoa học).
Hai là, tập trung xây dựng, phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng.
Ở phạm vi tỉnh thành, Thẩm Quyến, thành phố luôn có mức tăng trưởng siêu tốc nhờ có Lãnh đạo thành phố luôn biết thích ứng nhanh với tình hình, đáp ứng kịp
thời nhu cầu của nhà đầu tư. Ngay từ thập niên 1990, chính quyền thành phố đã biết tập trung cho xây dựng cơ sở hạ tầng, biến Thâm Quyến từ một làng chài nhỏ bé, nghèo nàn trở thành một đô thị lớn, sầm uất nổi tiếng với khẩu hiệu ‘‘mỗi ngày xây một cao ốc, ba ngày làm một đại lộ”. Nhiều công ty xuyên quốc gia danh tiếng trên thế giới đến với thành phố này một phần là do ở đây họ được hưởng nhiều chính sách ưu đãi và hoạt động có hiệu quả với sự hỗ trợ của hệ thống tài chính, hệ thống sản xuất kinh doanh dựa trên công nghệ cao và một nguồn nhân lực chất lượng tốt (nhờ thực hiện chiến lược thu hút nhân tài bằng nhiều ưu đãi, trong đó có ưu đãi về tiền lương cao (cán bộ nghiên cứu khoa học có bằng tiến sĩ được hưởng mức lương khoảng 2000 USD/tháng, bằng cử nhân: 500-600 USD/tháng) đáp ứng được nhu cầu sử dụng trang thiết bị hiện đại.
Ba là, ưu tiên các ngành công nghiệp có hàm lượng công nghệ cao.
Kinh nghiệm trong nước cho thấy nỗ lực của những Tỉnh Thành luôn biết cách thu hút nguồn vốn quý giá này bằng những phương cách riêng.
Không chỉ là đầu tầu phát triển kinh tế của cả nước, TP. HCM còn là một trong những địa chỉ hấp dẫn nhất đối với các nhà ĐTNN. Để cải thiện môi trường đầu tư FDI trong điều kiện suy thoái kinh tế chung hiện nay, chính quyền thành phố tiếp tục đầu tư vào cơ sở hạ tầng nhằm tạo bước đột phá về hệ thống kết cấu hạ tầng; hỗ trợ mạnh mẽ cho 4 ngành công nghiệp có hàm lượng khoa học-công nghệ và giá trị gia tăng cao.
Bốn là, đào tạo lao động tại chỗ.
Tỉnh Bình Dương với ưu thế là các KCN, rất tích cực trong việc đào tạo lao động tại chỗ cung cấp cho các doanh nghiệp thông qua việc tạo dựng mối liên kết giữa các doanh nghiệp, tổ chức trong và ngoài nước trong việc thành lập các trường dạy nghề, cao đẳng kỹ thuật. Bên cạnh đó, Đà Nẵng cho thấy rõ sự năng động, linh hoạt và sáng tạo trong điều hành kinh tế của chính quyền thành phố trong thời gian qua, thể hiện rõ nhất qua việc sử dụng hợp lý những nguồn lực sẵn có kết hợp với tập trung giải quyết đồng bộ các giải pháp để khai thác hiệu quả nguồn vốn FDI. Ở phia Bắc, kinh nghiệm của tỉnh Hải Dương trong việc thành lập Đại diện giới sử dụng lao động và Hội đồng người sử dụng lao động, thành lập Uỷ ban quan hệ lao
động ba bên theo Thông báo số 1282/TB/TU ngày 10/2/2010, xây dựng mối quan hệ mật thiết giữa cơ quan quản lý Thành phố và doanh nghiệp, tăng cường hợp tác, đối thoại, thương lượng, ký kết thoả ước lao động tập thể, tổ chức tuyên truyền, vận động người sử dụng lao động thực hiện nghiêm chỉnh Luật Lao động, nâng cao trách nhiệm xã hội, xây dựng quan hệ lao động hài hoà bền vững trong doanh nghiệp, cũng đáng được học tập. Bởi vì theo ý kiến của nhiều nhà đầu tư FDI trên địa bàn tỉnh, lạm phát hay suy giảm kinh tế không đáng sợ bằng đình công bất hợp phát....
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNG THU HÚT FDI Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI