Triển vọng thu hút FDI ở thành phố Hà Nội được đánh giá là khả quan, Theo Cục Thống kê thành phố Hà Nội, trong 9 tháng đầu năm 2011, Hà Nội đã thu hút được 999,6 triệu USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), tăng gấp 3 lần so với cùng kỳ năm trước.
Số vốn này được đăng ký cho 239 dự án đăng ký đầu tư, trong đó có 190 dự án cấp mới với tổng vốn đăng ký xấp xỉ 494 triệu USD, 49 dự án được tăng vốn với tổng vốn trên 506 triệu USD.
Điển hình là các dự án như xây dựng công trình xử lý nước thải Yên Sở do Công ty Trách nhiệm hữu hạn Gamuda Land Việt Nam làm chủ đầu tư với số vốn đầu tư 322,2 triệu USD; hợp đồng hợp tác kinh doanh Vietnammobile tăng vốn
thêm 385 triệu USD; công ty Cổ phần Viễn thông di động toàn cầu GTEL tăng vốn điều lệ thêm 117 triệu USD…
Dự kiến trong cả năm 2011, thành phố Hà Nội sẽ thu hút được 455 dự án đầu tư với số vốn đăng ký khoảng 1,5 tỷ USD, tăng 75,5% so năm 2010. Trong đó, 390 dự án cấp mới với tổng vốn đăng ký đầu tư 760 triệu USD và 65 dự án tăng vốn với số vốn 740 triệu USD.
Cũng theo Cục Thống kê thành phố Hà Nội, từ đầu năm đến nay, vốn đầu tư phát triển trên địa bàn Thủ đô đạt xấp xỉ 130.000 tỷ đồng, tăng 11,6% so với năm 2010. Trong đó, vốn Nhà nước ước đạt 37.574 tỷ đồng, tăng 5,4%.
Một số chỉ tiêu chủ yếu đến năm 2015 của Hà Nội
- Tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 2011-2115: 12-13%/năm Trong đó: - Dịch vụ: 12,2- 13,5%/năm
- Công nghiệp- xây dựng: 13,0- 13,7%/năm - Nông nghiệp: 1,5- 2%/năm
- Cơ cấu kinh tế
- Dịch vụ: 54-55%/năm
- Công nghiệp- xây dựng: 41-42%/năm - Nông nghiệp: 3-4%/năm
- GDP bình quân/đầu người: 4.100- 4.300 USD
- Huy động vốn đầu tư xã hội giai đoạn 2011-2015: từ 1.400- 1.500 nghìn tỷ đồng (tăng trung bình 17,5- 18,5%/năm)
- Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu bình quân: 14- 15%/năm.
Trong giai đoạn 2011-2015, thành phố Hà Nội đã đưa ra chỉ tiêu tăng trưởng GDP đạt 12-13%, thu nhập bình quân đầu người đạt 82-86 triệu đồng, 100% cơ sỏ sản xuất áp dụng công nghệ sạch hoặc trang bị thiết bị xử lý chất thải, tất cả khu công nghiệp có khu xử lý nước thải…
Mục tiêu của thành phố là phải nâng cao năng lực cạnh tranh, phát triển kinh tế với mức tăng trưởng cao và ổn định trên cơ sở nâng cao chất lượng chuyển dịch cơ cấu kinh tế - xã hội – môi trường. Hà Nội mục tiêu trở thành trung tâm kinh tế có trình độ phát triển cao của vùng và cả nước, gắn với phát triển kinh tế tri thức đi đầu cả nước.
3.2. Giải pháp cơ bản hoàn thiện môi trường thu hút FDI ở thành phố Hà Nội
Để hoàn thiện môi trường thu hút đầu tư FDI ở thành phố Hà Nội, việc hỗ trợ từ phía chính phủ thông qua các giải pháp cơ bản nhằm thu hút FDI được xem là tiền đề, làm nền tảng cho những nỗ lực của Hà Nội trong việc duy trì và thu hút FDI, tạo thêm nguồn vốn cho quá trình thực hiện CNH, HĐH Thủ đô.
Đối với Thủ đô Hà Nội, để đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế từ 12- 13%/năm giai đoạn 2011-2015, nhu cầu vốn đầu tư xã hội là 1.500 - 1.600 ngàn tỷ đồng (khoảng 80 tỷ USD), trong đó, dự kiến đầu tư từ ngân sách đáp ứng được từ 185 - 200 ngàn tỷ đồng (khoảng10 tỷ USD), chiếm hơn 12% tổng vốn đầu tư xã hội. Vì vậy, Thành phố cần huy động vốn từ doanh nghiệp, dân cư, đặc biệt, cần tận dụng FDI. Việc thực hiện được nhiệm vụ này đòi hỏi phải đặt ưu tiên hàng đầu việc hoàn thiện môi trường thu hút đầu tư, nhất là đối với FDI.
Kết quả khảo sát về môi trường thu hút đầu tư vừa được Tổng cục Thống kê và Ngân hàng Thế giới công bố gần đây cho thấy, Hà Nội là một trong những địa phương có môi trường thu hút đầu tư kém thân thiện nhất với thứ hạng 50 về môi trường thu hút đầu tư trong tổng số 63 địa phương được khảo sát. Theo ý kiến nhiều chuyên gia, để hoàn thiện môi trường thu hút đầu tư, Hà Nội cần triển khai tích cực một số nhóm giải pháp chính sau: