* Trình độ công nghệ
Thông qua các dự án FDI, công nghệ hiện đại, kiến thức mới, kinh nghiệm quản lý tiên tiến… được chuyển giao cho Việt Nam. Nhìn chung, công nghệ được sử dụng trong các nhà máy có vốn FDI thường cao hơn mặt bằng công nghệ chung của Việt Nam. Song, vì lợi ích cục bộ, độc quyền về phát minh, rất hiếm doanh nghiệp FDI chuyển giao công nghệ nguồn vào Việt Nam. Đây cũng là một bài toán khó giải đối với Việt Nam khi muốn tận dụng nguồn vốn này để tiếp cận nhanh hơn với công nghệ hiện đại của thế giới theo phương châm “lợi thế của người đi sau”. Cho đến nay, công nghệ được sử dụng ở Việt Nam mới chỉ cao hơn mặt bằng công nghệ cùng ngành và sản phẩm cùng loại của khu vực kinh tế trong nước. Phần lớn các công nghệ này đều nhập từ châu Á (69%) và Đông Nam Á (19%). Các nước châu Âu chỉ chiếm 24%, châu Mỹ: 5%, các nước G8: 23,7%. Với tình trạng trên, nếu không có biện pháp đề phòng, Việt Nam dễ biến thành bãi rác thải các công nghệ lạc hậu, công nghệ bẩn, của các nước phát triển. Thêm nữa, nhiều dự án FDI đầu tư vào Việt Nam chủ yếu là nhằm khai thác những quy định lỏng lẻo về môi trường hoặc chỉ lợi dụng chính sách bảo hộ của nhà nước để tìm kiếm lợi nhuận, chứ không thuần túy tập trung vào sản xuất sản phẩm sử dụng công nghệ tiên tiến như kỳ vọng của nước nhận đầu tư. Thậm chí, một số doanh nghiệp FDI còn lợi dụng sơ hở của pháp luật Việt Nam, cũng như sự yếu kém trong kiểm tra, giám sát tại các cửa khẩu, của phía Việt Nam trong Ban lãnh đạo hỗn hợp của cơ sở liên doanh, góp vốn bằng những máy móc, thiết bị, công nghệ lạc hậu gây ô nhiễm môi trường, thậm chí là những phế thải của các nước khác.
Đổi mới công nghệ là yêu cầu cấp bách đối với các doanh nghiệp trong bối cảnh cạnh tranh kinh tế diễn ra gay gắt hiện nay. Nhưng ở Việt Nam nói chung và ở Hà Nội nói riêng, tỷ lệ đầu tư cho đổi mới công nghệ còn quá thấp. Kết quả khảo sát về tình hình sử dụng thiết bị - công nghệ (TBCN) và tư vấn công nghệ của các 100 doanh nghiệp ở Hà Nội và TP HCM do Chương trình phát triển của Liên hợp quốc
(UNDP) và Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (CIEM) thực hiện cho thấy, thực trạng yếu kém về công nghệ của doanh nghiệp thể hiện rõ qua con số: mức đầu tư cho đổi mới TBCN chỉ chiếm 3% doanh thu cả năm; đa số doanh nghiệp sử dụng công nghệ từ những năm 1980; 69% doanh nghiêp phụ thuộc vào nguyên vật liệu; 52% phụ thuộc vào TBCN nhập khẩu và 19% doanh nghiệp lệ thuộc vào bí quyết công nghệ. Số cán bộ, kỹ thuật có chuyên môn của DN chỉ đạt 7%.
Theo chương trình phát triển của Liên hợp quốc (UNDP), tỷ lệ nhập khẩu công nghệ, thiết bị mỗi năm của Việt Nam chỉ dưới 10% tổng kim ngạch nhập khẩu, rất thấp so với 40% của các nước đang phát triển khác. Còn theo Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (CIEM), trình độ công nghệ cũng như mức độ làm chủ công nghệ của các doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam thuộc hàng thấp và chậm so với khu vực. Thậm chí, công nghệ lạc hậu vẫn được sử dụng ngay chính trong quá trình thực hiện chuyển giao công nghệ từ dự án FDI. Như trong lĩnh vực dệt may, CNTB đã gần 15 tuổi, thuộc dạng thanh lý của Hàn Quốc nhưng nhiều doanh nghiệp cùng lĩnh vực của Việt Nam vẫn nhập để đưa vào sản xuất. Có tình trạng này là do phía Việt Nam không hình thành được một kế hoạch bài bản, thiếu phân tích tình hình, thiếu khả năng quản lý dự án, không tìm kiếm đúng công nghệ, thiếu khả năng đàm phán, soạn thảo hợp đồng chuyển giao công nghệ.
Việc ký kết Dự án hỗ trợ kỹ thuật “Tư vấn chính sách về chiến lược KHCN và đổi mới giai đoạn 2011-2020 và thực hiện Luật Công nghệ cao” giữa Bộ KH-CN và Tổ chức phát triển công nghiệp Liên hiệp quốc (UNIDO) là nhằm nâng cao năng lực cho các nhà hoạch định chính sách và các nhóm lợi ích của Việt Nam để xây dựng được những chính sách và chiến lược khoa học, công nghệ, đổi mới công nghệ phù hợp với các mục tiêu kinh tế xã hội của đất nước.
Dự án sẽ hỗ trợ Chính phủ soạn thảo Chiến lược Phát triển khoa học công nghệ 2011-2020 thông qua một quá trình có sự tham gia và tham vấn tích cực của các nhóm lợi ích, tư vấn chính sách về việc thực hiện các quy định của Luật Công nghệ cao có hiệu lực từ tháng 7/2009.
Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) đã thông qua một loạt khoản vay trị giá 190 triệu USD xây dựng Trường Đại học Khoa học Công nghệ Hà Nội- một mô hình đại học mới hỗ trợ công tác nghiên cứu, cải cách công nghệ kỹ thuật và phát triển trình độ kỹ thuật chuyên môn. Nhằm phát triển trường đại học này, chính phủ Pháp cũng sẽ hỗ trợ bổ sung thêm 100 triệu Euro trong vòng 10 năm. Phần vốn đối ứng từ phía Chính phủ Việt Nam là 23 triệu USD.
Riêng đối với các làng nghề trên địa bàn Hà Nội, kết quả khảo sát mới đây của Chi cục Phát triển nông thôn Hà Nội cho thấy, hầu hết các cơ sở bảo quản, chế biến (BQCB) nông sản trên địa bàn Hà Nội có quy mô nhỏ, trình độ công nghệ ở mức trung bình và lạc hậu. Trong tổng số 15.777 cơ sở BQCB nông sản với gần 42.000 lao động tham gia, cơ sở chế biến thực phẩm (giò, chả, bún, bánh…) có số lượng nhiều nhất là gần 7.000 cơ sở; tiếp đến là cơ sở chế biến chè- hơn 3.000; tinh bột sắn, dong riềng- gần 2.000; giết mổ, chế biến thịt- 1.902; lúa, gạo, ngô- 1.759, còn lại là chế biến rau quả và thức ăn chăn nuôi. Tuy có số lượng đông đảo, nhưng phần lớn các cơ sở này là quy mô hộ cá thể (chiếm 95%); chỉ 5,5% tổng số cơ sở có trình độ công nghệ hiện đại, còn đa phần sử dụng kỹ thuật bán cơ giới kết hợp với thủ công, nên năng suất, chất lượng nông sản thấp.
Trên địa bàn Hà Nội hiện có 3 khu công nghệ cao (với tổng diện tích quy hoạch là 1.852 ha), 19 KCN (tổng diện tích quy hoạch là 5.229 ha), 53 CCN (tổng diện tích quy hoạch là 3.635 ha), 176 CCN làng nghề (tổng diện tích quy hoạch là 1.295). Hiện nay, Hà Nội đã được Chính phủ phê duyệt xây dựng khu CNHT phía Nam thành phố với tổng diện tích khoảng 600 ha, trong đó, 60 ha đã được giải phóng mặt bằng để chuẩn bị thu hút nhà đầu tư.
Bảng dưới đây là địa chỉ, diện tích và chủ đầu tư của 38 khu và cụm công nghiệp đã và đang tiếp tục là điểm đến của các doanh nghiệp, đặc biệt là các dự án FDI.
Bảng 2.6: KCN và CCN ở thành phố Hà Nội
TT Tên Quy mô
TT Tên Quy mô
(ha) Địa chỉ Chủ đầu tư
2 KC N SÀI
ĐỒNG A 420 TT Sài Đồng
Deawoo and Ha Noi Electronics Joint Venture
3 KCN SÀI
ĐỒNG B 97, 11 H.Gia Lâm
4 KCN BẮC
THĂNG LONG 302
Xã Hải Bối - huyện Đông Anh
Dong Anh Co. & Sumitomo Corp. Joint Venture 5 KCN BẮC
THƯỜNG TÍN 112 Huyện Thường Tín 6 KCN THĂNG
LONG 112 Huyện Đông Anh
7 KCN PHÚ
NGHĨA 670 Huyện Chương Mỹ
8 KCN THẠCH
THẤT QUỐC OAI 155 Huyện Thạch Thất 9 KCN ĐÀI TƯ 40 386 Nguyễn Văn Linh - Quận Long Biên 10 KCN NAM
THĂNG LONG 260,87
Xã Thụy Phương - Huyện Từ Liêm 11 KCN NỘI BÀI 100 Xã Quang Tiến - Huyện
Sóc Sơn 12 KCN QUANG
MINH
344 ha Xã Quang Minh - Huyện Mê Linh 13 KCN SÓC SƠN 55 ha
Xã Mai Đình, Quang Tiến - Tiên Dược,
huyện Sóc Sơn 14 KCN ĐÔNG ANH 470 Xã Xuân Nộn - huyện Đông Anh 15. KCN MINH KHAI – VĨNH TUY Phường Lĩnh Nam – Quận Hoàng Mai 16 KCN PHÙNG
XÁ 84 Huyện Thạch Thất
17 KCN THƯỜNG
TÍN 112 Huyện Thường Tín
18 KCN PHỤNG
HIỆP 401 Huyện Thường Tín 19 KCN AN KHÁNH 15.3 Huyện Hoài Đức 20 CCN NGỌC HỒI 17.000 Xã Ngọc Hồi – Thanh Trì 21 CCN LAI XÁ – KIM TRUNG Xã Kim Chung – Huyện Hoài Đức
TT Tên Quy mô
(ha) Địa chỉ Chủ đầu tư
22 CCN THANH
OAI Huyện Thanh Oai
23 TIẾN XUÂNCCN NAM 196 Xuân Mai – Trương Mỹ 24 CCN THỰC
PHẨM HAPRO 353
Xã Lệ Chi - huyện Gia Lâm
25 CCN ĐẠI
XUYÊN 551,62 Huyện Phú Xuyên 26 CCN ĐÔNG XUÂN – KIM LŨ 100 Huyện Sóc Sơn 27 CCN MAI ĐÌNH 66, 54 Huyện Sóc Sơn 28 CCN CỔ LOA 78 Xã Cổ loa – Đông Anh 29 CCN TỪ LIÊM 40 Huyện Từ Liêm 30 CCN NINH
HIỆP 63
Xã Ninh Hiệp – Gia Lâm
31 CCN PHÚ THỊ 20 Xã Kiêu Kỳ - Gia 32 KCN TÂN
QUANG 500 Xã Kiêu Kỳ - Gia 33. KCN THẠCH THẤT 150, 12 Huyện Thạch Thất 34 KCN BẮC PHÚ CÁT 306, 72 Huyện Thạch Thất 35 KCN CAO LÁNG HÒA LẠC 1586 Huyện Thạch Thất 36 CCN PHÚ
MINH 28 Huyện Từ Liêm
37 CCN DỆT MAY NGUYÊN KHÊ 18, 5 Xã Nguyên Khê – Đông Anh 38
CCN QUẬN HAI BÀ TRƯNG
9,3 Quận Hai Bà Trưng
(Nguồn Sở Kế hoạch đầu tư Hà Nội)
*Công nghiệp hỗ trợ
Trong bối cảnh hiện nay, công nghiệp hỗ trợ đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa của đất nước, là chìa khóa để giải quyết một số vấn đề cơ bản của nền kinh tế, phát huy tối đa nguồn lực đầu tư của các doanh nghiệp trong nước, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Đồng
thời, nâng cao giá trị gia tăng đối với sản phẩm công nghiệp xuất khẩu, góp phần giảm nhập siêu cho nền kinh tế và tạo việc làm cho người lao động.
Tuy đã tham gia WTO, ngành công nghiệp hỗ trợ (CNHT) ở Hà Nội cũng như Việt Nam nói chung đã được hình thành trên 20 năm ở hầu khắp các ngành sản xuất gốc nhưng vẫn còn manh mún, tự phát, chưa có sự định hướng chiến lược tập trung vào một số ngành trọng điểm, chưa có quy mô lớn, đồng nhất về chất lượng, nên khó tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Việc thiếu đầu tư vào CNHT đã buộc các nhà đầu tư phải gia tăng nhập khẩu từ bên ngoài, làm tăng chí phí sản phẩm, đội lên cao giá thành, làm giảm tính cạnh tranh của dự án, doanh nghiệp. Là ngành sản xuất các sản phẩm hỗ trợ, khâu mắt quan trọng trong dây chuyền sản xuất, CNHT bao gồm hệ thống các công nghệ và cơ sở sản xuất chuyên đảm nhiệm cung cấp đầu vào (thiết kế, nguyên vật liệu, bán thành phẩm, linh phụ kiện…) phục vụ chế tạo, lắp ráp đồng bộ các sản phẩm hoàn chỉnh, thành phẩm.
Các doanh nghiệp sản xuất CNHT ở Hà Nội hiện đang chiếm khoảng 25% tổng giá trị sản xuất công nghiệp. Trong đó có các doanh nghiệp chuyên doanh sản xuất linh kiện phụ tùng ô tô với sản lượng lớn tập trung nhiều vào các doanh nghiệp vốn FDI của Nhật Bản như Công ty Matsuo Industries, Ohara Plastic, Sakurai… Các doanh nghiệp trong nước mới chỉ làm được một số ít sản phẩm công nghệ đơn giản nhất, như gò hàn, sơn đóng thùng bệ; trong đó, phần lớn là do doanh nghiệp lắp ráp xe tự sản xuất để cung ứng cho chính mình.
Ở nhóm ngành CNHT cho ngành điện tử - tin học, các doanh nghiệp có giá trị sản lượng cao phần lớn là các doanh nghiệp vốn FDI chuyên doanh các chi tiết linh kiện cho ngành điện tử, máy vi tính, máy ảnh…Ngoài ra, ở Hà Nội còn có những doanh nghiệp sản xuất CNHT trong ngành cơ khí chế tạo, ngành điện, vật tư – linh kiện cho ngành cơ khí, ngành dệt may – da giày. Nhìn chung, với khoảng hơn 104.000 doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn, số doanh nghiệp tham gia vào chuỗi toàn cầu không nhiều.
Trước nhu cầu phát triển ngành CNHT nhằm đáp ứng những đòi hỏi cấp thiết của nhiều lĩnh vực, những năm gần đây, chính quyền Thành phố đã đưa ra những cơ chế chính sách khuyến khích ngành CNHT phát triển. Tháng 7/2010, Hà Nội đã
tổ chức lễ ký kết thỏa thuận hợp tác phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ (CNHT) giữa Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Sở Công Thương Hà Nội, Phòng Thương mại và Công nghiệp, Ngân hàng Phát triển Việt Nam và các cơ quan liên quan, nhằm tạo điều kiện về các vấn đề như quản lý nhà nước, thủ tục hành chính, tài chính và vốn… cho việc xây dựng Khu công nghiệp hỗ trợ (KCNHT) và thúc đẩy phát triển CNHT của đất nước.
Bên cạnh đó, việc Nhật Bản sau thảm họa kép động đất và sóng thần, đang muốn chuyển dịch sản xuất sang các nước khác, trong đó có Việt Nam, cũng là cơ hội để ngành CNHT của Việt Nam nói chung và của Hà Nội nói riêng thu hút nguồn vốn FDI này. Với những dự án đó, giá trị của ngành CNHT ở Hà Nội có khả năng sẽ tăng từ 25% hiện nay lên 50% trong 5 năm tới.
2.2.2.5. Cơ sở hạ tầng và giải phóng mặt bằng.
*Cơ sở hạ tầng
Tuy Thành phố đầu tư đáng kể cho phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, song nhìn chung, thực trạng hệ thống giao thông của Hà Nội hiện nay không đáp ứng được yêu cầu tương xứng với tốc độ phát triển kinh tế quốc dân.
Hệ thống đường bộ chưa hoàn chỉnh, chất lượng thấp, chưa đảm bảo giao thông thông suốt trong mùa mưa bão, nhiều khu vực thường bị ngập lụt. Mật độ đường giao thông tính trên 1000 dân còn thấp xa so với các nước trong khu vực (mật độ đường bộ là 1,48 km/1000 dân, đường sắt: 0.04 km/1000 dân).
Hệ thống điện chưa đáp ứng được yêu cầu cả về nguồn điện, lưới điện và chất lượng; tỷ lệ thất thoát cao.
Hạ tầng bưu chính, viễn thông vẫn thiếu đồng bộ; chất lượng dịch vụ thấp, giá dịch vụ cao; nhiều vùng sâu, vùng xa còn “trũng” về thông tin-truyền thông.
Hệ thống cấp nước yếu kém. Nguồn nước nhiều nơi chưa được đầu tư, quản lý khai thác đồng bộ. Hệ thống xử lý nước thải công nghiệp của doanh nghiệp ĐTNN vừa thiếu, vừa kém chất lượng, cộng thêm sự yếu kém của bộ máy quản lý đã khiến cho tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng trở nên nghiêm trọng, không dễ khắc phục.
Cũng theo đánh giá của nhiều nhà đầu tư nước ngoài, việc nâng cấp, phát triển cơ sở hạ tầng trọng yếu, như các tuyến đường liên tỉnh, cầu, cảng… vẫn còn nhiều thiếu sót và trậm trễ, giá đất cao, giải phóng mặt bằng chậm… dẫn đến giao thông ách tắc, phí giao thông đắt đỏ tại các đô thị lớn…là những bất cập làm đội lên khá cao các chi phí hàng hóa xuất khẩu lẫn nhập khẩu so với các nước trong khu vực
Thực tế cho thấy, trong quá trình phát triển, xu hướng đô thị hoá đã làm lộ rõ những yếu kém của kết cấu hạ tầng, nhất là hệ thống giao thông và hạ tầng đô thị. Đây được xem là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tăng chi phí sản xuất, giảm sức cạnh tranh và cản trở tăng trưởng. Cụ thể, trong nội ô, các con phố của Hà Nội thường xuyên ùn tắc do cơ sở hạ tầng đô thị thấp kém, lượng phương tiện tham gia giao thông quá lớn – đặc biệt là xe máy – cộng thêm ý thức chưa tốt của các cư dân thành phố. Trong những năm gần đây, Hà Nội chỉ phát triển thêm 5 tới 10 km đường mỗi năm. Nhiều trục đường của thành phố thiết kế chưa khoa học, không đồng bộ và hệ thống đèn giao thông ở nhiều điểm thiếu hợp lý. Thêm nữa, hiện tượng ngập úng khi có mưa lớn cũng gây khó khăn cho người tham gia giao thông. Từ năm 2000, hệ thống xe buýt – loại hình phương tiện giao thông công cộng duy nhất – của thành phố phát triển mạnh, nhưng phần đông người dân vẫn sử dụng các phương tiện cá nhân, chủ yếu là xe máy dẫn đến hiện tượng ùn tắc thường xuyên. Theo số liệu thống kê Sơ kết tình hình thực hiện nhiệm vụ Kinh tế-xã hội của Sở