hỗ trợ
* Nâng cao trình độ công nghệ
Khai thác có hiệu quả các tiềm lực để phát triển mạnh KH&CN Thủ đô, làm động lực cho phát triển kinh tế tri thức. Hoàn thiện và thực hiện tốt cơ chế đào tạo,
thu hút, sử dụng và đãi ngộ nhân tài KH&CN. Đẩy mạnh xã hội hóa và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực KH&CN. Tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý, nhất là cơ chế đầu tư tài chính, tạo môi trường thuận lợi cho các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng KH&CN, nhất là công nghệ cao, công nghệ sạch. Kiên quyết dừng đầu tư kinh phí cho các dự án nghiên cứu không có tính khả thi, hiệu quả thấp. Bảo đảm nguyên tắc cạnh tranh, hiệu quả, chất lượng và quyền sở hữu trí tuệ trong nghiên cứu, ứng dụng KH&CN. Đầu tư xây dựng một số trung tâm nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao KH&CN đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội Thủ đô.
Theo kết quả điều tra, có từ 30%-40% các cấp uỷ và lãnh đạo chính quyền địa phương chưa thực sự coi trọng vai trò của KH&CN đối với phát triển kịnh tế xã hội của địa phương. Bên cạnh đó, Nhà nước chưa có cơ chế, chính sách đủ mạnh để bắt buộc các tổ chức KH&CN cũng như các nhà khoa học phải cần đến các nhà sản xuất, các doanh nghiệp ở địa phương. Tình trạng này gợi mở cho việc chỉ đạo và quản lý KH&CN ở địa bàn Hà Nội. Đó là:
- Ngoài liên kết với các tổ chức KH&CN Trung ương đóng trên địa bàn, KH&CN Hà Nội cần gắn kết chặt chẽ với nghiên cứu và ứng dụng ở cơ sở, nhất là các doanh nghiệp để góp phần phát triển sản xuất kinh doanh dịch vụ và đời sống xã hội của Hà Nội.
- Cần xác định rõ phạm vi, nội dung, hình thức tổ chức và các hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ đối với doanh nghiệp và đổi mới phương thức kết hợp hoạt động của KH&CN Hà Nội với hoạt động nghiên cứu và phát triển của doanh nghiệp.
- Cần tiếp tục đổi mới phương thức huy động, thu hút lực lượng nghiên cứu vào thực hiện các nhiệm vụ KH&CN, các yêu cầu của doanh nghiệp thông qua triển khai các đề tài, dự án, đề án của doanh nghiệp để phát triển doanh nghiệp, ngành và kinh tế Thủ đô.
- Đổi mới cơ chế và chính sách tài chính về phân bổ, hỗ trợ kinh phí cho nhiệm vụ KH&CN nói chung và đề tài, dự án sản phẩm mới của doanh nghiệp theo hướng thuận tiện và tạo điều kiện chủ động cho người sử dụng kinh phí ngân sách.
Cần thiết thay đổi dần phương thức tài trợ cho bên cung cấp sang tài trợ cho người thực hiện đề tài, dự án.
- Cần có các cơ chế chính sách, môi trường để doanh nghiệp có thể tham gia đổi mới công nghệ, phát triển công nghệ ứng dụng cao, công nghệ sạch, công nghệ tiết kiệm nguyên liệu, năng lượng, thân thiện với môi trường, hướng tới phát triển kinh tế xanh với các sản phẩm có giá trị gia tăng cao nhờ ứng dụng tự động hóa, tin học, sinh học, vật liệu mới, cơ điện tử,...
- Cụ thể hoá các chính sách ưu đãi đối với ứng dụng công nghệ mới được nêu tại Điều 33 Luật KH&CN (áp dụng các chính sách ưu đãi đối với sản phẩm đang trong thời kỳ sản xuất thử nghiệm bằng công nghệ mới, sản phẩm được làm ra từ công nghệ mới lần đầu tiên áp dụng tại Việt Nam).
- Cải tiến kỹ thuật - công nghệ, triển khai nghiên cứu và phát triển để đẩy mạnh sự tiến bộ kỹ thuật công nghệ trong doanh nghiệp nhằm mục tiêu đổi mới sản phẩm dịch vụ, phát triển doanh nghiệp. Một trong các phương thức để thực hiện điều này là không ngừng tích luỹ kỹ thuật ở doanh nghiệp.
Đổi mới mạnh mẽ, đồng bộ tổ chức, cơ chế quản lý, cơ chế hoạt động khoa học công nghệ; hướng trọng tâm hoạt động khoa học công nghệ vào phục vụ CNH, HĐH, góp phần tăng nhanh năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của kinh tế Thủ đô.
* Xây dựng và phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ
Việc chậm phát triển CNHT đang ảnh hưởng không tốt đến hiệu quả thu hút đầu tư từ các nước. Bởi vì hiện nay tiêu chí của các nhà đầu tư khi chọn lựa quốc gia, lựa chọn ngành đầu tư đã thay đổi. Thay vì tận dụng lợi thế truyền thống là mặt bằng, giá nhân công rẻ, nhà đầu tư chỉ nhắm đến những thị trường có thể đáp ứng tốt nhất cho việc sản xuất các sản phẩm của họ. Vì thế trình độ phát triển của CNHT đóng vai trò rất quan trọng trong thu hút FDI.
Hiện nay, thành phố Hà Nội đang tích cực triển khai lộ trình phát triển CNHT Hà Nội giai đoạn 2011-2015. Theo đó, Hà Nội sẽ phát triển CNHT tập trung
vào các nhóm ngành hàng thế mạnh và có nhiều lợi thế cạnh tranh nhưng đang gặp nhiều khó khăn vướng mắc cần Nhà nước hỗ trợ phát triển là ngành CNHT sản xuất linh kiện phụ tùng ô tô xe máy, CNHT cho ngành cơ khí chế tạo. Khuyến khích duy trì và phát triển những sản phẩm CNHT cho ngành điện tử công nghệ thông tin, sản xuất thiết bị vật liệu điện sẵn có. Với CNHT cho ngành dệt may, trong giai đoạn 2011-2015 sẽ hình thành trung tâm cung cấp nguyên phụ liệu cho ngành dệt may-da giày tại Hà Nội.
Để ngành CNHT Hà Nội phát triển theo đúng lộ trình và đạt mục tiêu đến năm 2015 đạt 50% tỷ trọng trong tổng giá trị sản xuất của ngành công nghiệp, UBND thành phố Hà Nội cần tích cực thực hiện nhiều biện pháp:
Về đầu tư hạ tầng, thành phố sẽ tạo điều kiện hỗ trợ giải quyết các thủ tục hành chính cho chủ đầu tư triển khai dự án xây dựng KCN hỗ trợ Nam Hà Nội, Trung tâm Nguyên phụ liệu dệt may-da giày đúng tiến độ và đạt hiệu quả. Đẩy nhanh khâu nghiên cứu lựa chọn địa điểm xây dựng cụm CNHT (thí điểm) trên địa bàn thành phố.
Về xúc tiến thương mại, thành phố sẽ hỗ trợ kinh phí cho các DN sản xuất sản phẩm CNHT tham gia các hội chợ triển lãm, khảo sát thị trường, xúc tiến thị trường trong và ngoài nước…; giúp các nhà sản xuất tiếp cận được nhà nhập khẩu, nguồn cung qua đó giúp các DN sản xuất tiếp cận được với công nghệ hiện đại, tiến tới kêu gọi đầu tư vào ngành CNHT.
Về khoa học công nghệ, sẽ xây dựng cơ chế khuyến khích các DN CNHT vừa và nhỏ mua bản quyền chuyển giao công nghệ, thực hiện chiến lược sản xuất sạch hơn; tích cực tuyên truyền và khuyến khích các DN tham gia vào dự án “Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của DN trên địa bàn thành phố”.
Để tăng nhanh hiệu quả CNHT, Hà Nội trước hết cần:
- Xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển ngành CNHT và chọn những ngành phù hợp nhất để hỗ trợ.
- Ban hành và thực thi chính sách hỗ trợ rõ ràng, đi kèm những giải pháp thúc đẩy thiết thực.
- Đẩy nhanh tiến độ xây dựng KCNHT Nam Hà Nội, để đáp ứng kịp thời những đòi hỏi cấp bách hiện nay.
- Đẩy nhanh tốc độ phát triển ngành công nghiệp này theo mô hình từ hạ nguồn hiện nay lên thượng nguồn, cơ bản tập trung vào cơ khí chế tạo chi tiết, sản xuất chi tiết, linh kiện điện tử, linh kiện đồ nhựa, sản phẩm hoá chất… nhằm đáp ứng cho nhiều ngành nghề; trong đó tạo điểm nhấn phát triển các sản phẩm có thương hiệu đã tham gia vào chuỗi cung ứng giá trị toàn cầu.
- Mở rộng diện ưu tiên phát triển CNHT trong khối doanh nghiệp tư nhân, vốn là nhân vật chính của cuộc chơi kinh tế thị trường và cũng là đối tượng chính cần hỗ trợ.
- Tăng cường phối hợp với các đối tác, nhất là Nhật Bản để phát triển CNHT trong khuôn khổ Giai đoạn 4 của Sáng kiến chung Việt-Nhật.