Hoàn thiện chính sách thu hút đầu tư, đẩy mạnh xúc tiến đầu tư

Một phần của tài liệu hoàn thiện môi trường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ở thành phố hà nội (Trang 127 - 133)

đầu tư

Hơn lúc nào hết, công tác vận động, xúc tiến đầu tư cần phải đón đầu các xu hướng phát triển và chuyển dịch của các luồng vốn giữa các nền kinh tế trên toàn cầu. Để thực hiện được nhiệm vụ đó, trước hết, phải thống nhất quan điểm coi công tác xúc tiến đầu tư là giải pháp quan trọng nhằm giành thế chủ động trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, là công cụ không thể thiếu trong cạnh tranh quốc tế nhằm thu hút vốn FDI. Để làm tốt công tác này, trước hết Thành phố phải coi các nhà đầu tư đã có mặt tại Hà Nội như một cầu nối quan trọng trong việc tiếp tục thúc đẩy, thu hút FDI. Trên cơ sở đó,

- Cần phải đánh giá lại tiềm năng, lợi thế của mình để xác định đúng lợi thế so sánh, đặt lợi ích của địa phương trong lợi ích quốc gia; nâng cao tính chủ động trong việc lựa chọn và tiếp nhận nguồn vốn đầu tư, đồng thời tăng cường và phối hợp chặt chẽ hơn nữa với Trung ương, trong quá trình xây dựng quy hoạch, kế hoạch, cũng như tổ chức vận động, xúc tiến đầu tư.

- Bên cạnh đó, cần cải thiện kỹ thuật xúc tiến đầu tư, thực hiện các hoạt động tạo nguồn đầu tư, nâng cấp các dịch vụ đầu tư, thông qua một chiến dịch tạo dựng hình ảnh Hà Nội-Việt Nam với những tài liệu, ấn phẩm thông tin đa dạng, bảo đảm tính xác thực, độ tin cậy, tính tiện ích và khả năng dễ tiếp cận (qua mạng, tờ gấp…).

- Cải thiện nguồn nhân lực cho công tác xúc tiến đầu tư cũng là một trong những vấn đề cấp thiết hiện nay.

- Cần có chính sách và khuôn khổ pháp lý rõ ràng, các chiến lược xúc tiến bài bản, cùng những cán bộ có kinh nghiệm và nhiệt tình, được đào tạo về kỹ năng, về khả năng nắm bắt tốt những nhiệm vụ liên quan.

- Tăng cường nguồn tài chính cho hoạt động xúc tiến đầu tư cũng cần được quan tâm. Bởi vì, hiệu quả hoạt động của các cơ quan xúc tiến đầu tư phụ thuộc một phần quan trọng vào nguồn tài chính dành cho công tác này.

- Cần coi trọng và phát huy có hiệu quả khả năng xúc tiến đầu tư của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài.

- Tăng cường các đoàn vận động đầu tư theo phương thức làm việc trực tiếp với các tập đoàn lớn, tại các địa bàn trọng điểm (Mỹ, Nhật Bản, EU…), để kêu gọi đầu tư các dự án lớn, quan trọng. Chủ động tiếp cận và hỗ trợ trong điều kiện có thể, đối với các nhà đầu tư tiềm năng có nhu cầu đầu tư vào Hà Nội.

3.3. Một số kiến nghị

Dưới đây là những kiến nghị mà đề tài rút ra từ 7 giải pháp được nêu để Hà Nội có thêm nhiều điều kiện và cơ hội tiếp tục là điểm đến của các nhà đầu tư, đặc biệt là ĐTNN, trong đó có FDI.

1. Đối với Hà Nội, chính quyền Thành phố cần chỉ đạo quyết liệt công tác cải cách hành chính đang được xem là trọng tâm trong tổng thể cải cách bộ máy nhà nước ta, trong đó cải cách thủ tục hành chính là khâu đột phá. Kết quả khảo sát cho thấy, một trong những nguyên nhân chính Hà Nội bị “rớt hạng” trong thu hút ĐTNN là thủ tục hành chính phiền hà; nhiều nhà đầu tư, doanh nghiệp phải vận dụng các mối quan hệ quen thân và “lệ phí qua cầu” đối với các thủ tục lẽ ra họ đương nhiên được phục vụ. Vì vậy, bên cạnh việc nâng cao năng lực cán bộ, trình độ chuyên môn và văn hóa ứng xử của cán bộ, công chức trong hoạt động công vụ, Hà Nội cần xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm trong hoạt động công vụ bằng các hình thức kỷ luật và xử lý hành chính. Với một thể chế hành chính vững mạnh, quy tắc pháp luật nghiêm minh được chuyển tải bởi một đội ngũ cán bộ công tâm, liêm chính có ý thức ngang tầm với nhiệm vụ của cải cách, Thủ đô không chỉ thực sự trở thành niềm tự hào của người Hà Nội nói riêng, nhân dân Việt Nam nói chung, mà còn là điểm đến đầy hấp dẫn đối với mọi nhà đầu tư trên thế giới.

2. Đối với Quốc hội, cần nhanh chóng thông qua Luật Thủ đô sau khi dự thảo Luật Thủ đô được bổ sung và hoàn thiện, nhất là đối với những chính sách có tính chất đặc thù để Hà Nội khắc phục những tồn tại, bất cập, huy động nguồn lực phát triển của Thủ đô, để Hà Nội có cơ sở pháp lý xây dựng Thủ đô của Việt Nam, "trái tim của cả nước", đô thị đầu não quốc gia, văn minh và hiện đại.

3. Đối với Chính phủ, cần có sự phối, kết hợp chặt chẽ giữa Ủy ban Nhân dân Thành phố với các Bộ liên quan đến hoạt động ĐTNN, như Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Công Thương, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Xây dựng, Bộ Tài nguyên và môi trường, Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội.., trong việc quản lý hoạt động ĐTNN theo đúng thẩm quyền trách nhiệm của từng cơ quan quản lý Nhà nước. Các Bộ, ban, ngành và Thủ đô Hà Nội cần thực hiện quản lý Nhà nước về đầu tư theo đúng chức năng, thẩm quyền được quy định theo Luật.

KẾT LUẬN

Là Thủ đô, trung tâm văn hóa, chính trị, kinh tế của cả nước, qua hơn hai thập kỷ đổi mới, Hà Nội đã đạt được những thành tựu nổi bật trong nhiều lĩnh vực. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu kinh tế, xã hội đạt được nhờ những nỗ lực đáng kể trong thu hút FDI những năm qua, dòng vốn này vào địa bàn Hà Nội đang có xu hướng giảm sút. Trong những điều đáng phải bàn liên quan đến khả năng tiếp cận cũng như sử dụng các dòng vốn khả dụng, việc hoàn thiện môi trường thu hút FDI bằng việc thực thi những biện pháp thiết thực được Hà Nội ưu tiên đặt lên hàng đầu. Đối mặt với nhiều thách thức không nhỏ trong quá trình xây dựng một thành phố hiện đại, xanh, sạch đẹp, điều đòi hỏi những nỗ lực đầu tư rất lớn cả từ nhà nước lẫn cư dân và cả đầu tư nước ngoài, trong đó có FDI, Hà Nội cần nỗ lực nhiều hơn nữa trong việc thực hiện những nhóm giải pháp quan trọng: Giữ vững ổn định chính trị; Cải cách thủ tục hành chính, bảo đảm môi trường pháp lý thông thoáng, minh bạch; Cải thiện cơ sở hạ tầng, đẩy nhanh giải phóng mặt bằng, nâng cao chất lượng công tác quy hoạch tổng thể; Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; Nâng cao trình độ công nghệ, xây dựng và phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ; Giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường; Đẩy mạnh xúc tiến đầu tư.

Hệ thống giải pháp trên là đồng bộ và mang tính khả thi. Nếu hoàn thiện được môi trường thu hút FDI, Thủ đô Hà Nội có thể lựa chọn được các dự án đầu tư nước ngoài tốt nhất. Tiêu chí lựa chọn được hình thành theo hai hướng:

Một là, sàng lọc trong số các nhà đầu tư đến từ những nền kinh tế giàu tiềm

năng, các nhà đầu tư hàng đầu thế giới, chọn những nhà đầu tư nước ngoài đáp ứng được yêu cầu: sử dụng ít quỹ đất; không lạm dụng tài nguyên khoáng sản, tài nguyên nước..; không sử dụng ồ ạt lao động giản đơn, không thải ra nhiều chất vô cơ, khó phân hủy, không làm trầm trọng thêm ô nhiễm môi trường.

Hai là, thu hút các nhà đầu tư vào các ngành tạo giá trị gia tăng cao; kiên

quyết từ chối những dự án đầu tư vào các ngành lắp ráp; giành ưu tiên đặc biệt cho các dự án đầu tư vào phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đô thị, ngành công nghiệp phụ trợ.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Kim Bảo (2010), Đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Trung Quốc từ 1979

đến nay, NXB Khoa học xã hội nhân văn, Hà Nội.

2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2010), Báo cáo tổng kết Đầu tư nước ngoài ở Việt

Nam, Hà Nội.

3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2008), Tài liệu Hội thảo: “20 năm đầu tư nước ngoài

tại Việt Nam”, Hà Nội.

4. Nguyễn Thị Cành, Trần Hùng Sơn (2009), Vai trò đầu tư trực tiếp nước ngoài

đối với phát triển và tăng trưởng kinh tế Việt Nam, Tạp chí phát triển kinh tế-

Số 225, Hà Nội. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

5. Chu Văn Cấp và Nguyễn Khắc Thân (2003), Những giải pháp Chính trị -

Kinh tế nhằm thu hút có hiệu quả Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam,

NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

6. Lại Văn Châu (2009), Vốn đầu tư nước ngoài và chiến lược phát triển kinh tế

Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

7. Cục đầu tư nước ngoài và Tạp chí doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (2008), 20 năm đầu tư nước ngoài, Nhìn lại và hướng tới, NXB Tri thức, Hà Nội.

8. Cục Thống kê Hà Nội (2010), Niên giám Thống kê Hà Nội năm 2009, NXB Thống kê, Hà Nội.

9. Cục Thống kê Hà Nội (2011), Niên giám Thống kê Hà Nội năm 2010, NXB Thống kê, Hà Nội.

10. Cục Thống kê Hà Nội (2010), Báo cáo Thống kê tháng 12 năm 2010, Hà Nội. 11. Nguyễn Trí Dĩnh (2010), Kinh tế hàng hóa của Thăng Long-Hà Nội- Đặc

trưng và kinh nghiệm phát triển, NXB Hà Nội, Hà Nội.

12. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần

thứ X, Hà Nội.

13. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần

14. Đảng bộ Thành phố Hà Nội (2006), Văn kiện Đại hội lần thứ XIII nhiệm kỳ

2006-2010, Hà Nội.

15. Đảng bộ Thành phố Hà Nội (2011), Văn kiện Đại hội lần thứ XV nhiệm kỳ

2010-2015, Hà Nội.

16. Đặng Văn Được, Ngô Quỳnh Hoa (2007), Cơ chế cụ thể khuyền khích đầu tư

trong nước và nước ngoài, NXB. Tư pháp, Hà Nội.

17. Nguyễn Mạnh Hùng (2005), Chiến lược - Kế hoạch - Chương trình đầu tư

phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam đến năm 2010, NXB Thống kê, Hà Nội.

18. Nguyễn Mạnh Hùng (2010), Các dự án đầu tư ở Việt Nam đến năm 2010, NXB Thống kê, Hà Nội.

19. Trần Hoàng Kim (2002), Tổng quan quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội Việt

Nam- Tập I, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

20. Trần Hoàng Kim (2002), Tổng quan quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội Việt

Nam- Tập II, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

21. Lê Bộ Lĩnh (2002), Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Hà Nội và

Thành phố Hồ Chí Minh, NXB Khoa học- xã hội, Hà Nội.

22. Hoàng Xuân Long (2008), Tiềm năng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào

Việt Nam, Luận án Tiến sỹ Kinh tế, Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

23. Phùng Xuân Nhạ (2007), Đầu tư quốc tế, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

24. Quốc Hội nước Cộng hoà XHCN Việt Nam (2005), Luật Đầu tư năm 2005, Hà Nội.

25. Phan Trọng Thanh (2009), Nhìn lại 20 năm thực hiện thu hút đầu tư nước

ngoài vào Việt Nam, Tạp chí Quản lý Nhà nước - số 164, Hà Nội.

26. Vũ Thanh Thu (1994), Kinh tế đối ngoại, NXB Thống kế, Hà Nội.

27. Vũ Đình Tuấn (2007), Hoàn thiện cơ chế, chính sách để thu hút vốn đầu tư

trực tiếp nước ngoài ở Thủ đô Hà Nội trong giai đoạn 2001 – 2010, Luận án Tiến sỹ Kinh tế, Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.

28. Ủy ban Kinh tế Quốc hội phối hợp với Viện Khoa học xã hội (2011), Hội thảo

“Kinh tế Việt Nam: Những vấn đề đặt ra trong trung và dài hạn”, Cần Thơ.

29. Uỷ ban nhân dân TP Hà Nội (2011), Báo cáo tình hình phát triển KTXH Hà

Nội 2010 và tình hình nhiệm vụ phát triển KTXH năm 2011, Hà Nội.

30. Viện nghiên cứu phát triển KTXH Hà Nội (2011), Báo cáo phân tích kinh tế-

xã hội Hà Nội, Hà Nội

31. Các trang web thông tin điện tử:

+ Bộ Kế hoạch & Đầu tư: www.mpi.gov.vn; + Bộ Tài chính: www.mof.gov.vn;

+ Báo Hà Nội mới: www.hanoimoi.com.vn;

+ Sở Kế hoạch & Đầu tư Hà Nội: www.hapi.gov.vn + TTGDCK Hà Nội: www.hastc.org.vn;

+ UBND Hà Nội: www.hanoi.gov.vn; + www.vneconomy.vn.

Một phần của tài liệu hoàn thiện môi trường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ở thành phố hà nội (Trang 127 - 133)