Thực trạng thu hút FDI và đánh giá hoạt động FDI

Một phần của tài liệu hoàn thiện môi trường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ở thành phố hà nội (Trang 59 - 71)

Thực trạng thu hút FDI

Năm 2010, vốn FDI giảm về đăng ký mới, cũng như về vốn thực hiện và bổ sung. Hà Nội thu hút được 278 dự án (bằng 82,2% so năm 2009), với vốn đầu tư

đăng ký khoảng 290 triệu USD (bằng 48%), trong đó: cấp mới 255 dự án (bằng 88,9%), với vốn đầu tư đăng ký 113,2 triệu USD( bằng 52,4%); bổ sung tăng vốn 21 dự án (bằng 45,1%) với 176,6 triệu USD (bằng 57,8%). Sự giảm sút dòng FDI được giải thích bởi những khó khăn chung của các nền kinh tế trên thế giới, cũng như do Hà Nội đang trong thời kỳ hoàn thiện và xem xét, thông qua các loại Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô, Chiến lược phát triển tổng thể Thủ đô đến năm 2030 và tầm nhìn đến 2050, Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030, các quy hoạch phát triển ngành của Thành phố…

* Vốn đăng ký

Việc Việt Nam trở thành thành viên chính thức WTO (11/01/2007) đã tạo nền tảng cho sự tăng trưởng trở lại và gia tăng nhanh chóng ĐTNN vào Việt Nam cũng như Hà Nội.

Số liệu thống kê cho thấy, FDI vào Hà Nội tuy có sự biến động từng thời kỳ nhưng vẫn có xu hướng chung là ngày càng tăng. Năm 2009, do chịu ảnh hưởng mạnh mẽ nhất của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, kinh tế Thủ đô gặp khó khăn về nhiều mặt, tổng vốn đầu tư đăng ký trên địa bàn Hà Nội chỉ bằng 10,42% (522/5009) so với năm 2008.

Bảng 2.2: Tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài năm 2010 và kế hoạch 2011

chỉ Chỉ tiêu Đơn vị tính Cả năm 2010 Kế hoạch 2011

Năm 2009 Năm 2010 So với kỳ (%) Kế hoạch 2011 So với 2010 (%)

Tình hình thực hiện Triệu USD

7

Trong đó, từ nước ngoài Triệu USD 558.9 550 98.4% 550 100.0% Doanh thu Triệu USD 2508 2792.9 111.4%

3,539 126.7% Trong đó: Xuất khẩu Triệu USD

177.

6 0.0%

Số lao động Người

Nộp ngân sách Triệu USD 378.5 571 150.9% 650 113.8%

Tình hình cấp GCNĐT Cấp mới

Số dự án Dự án 287 271 94.4% 390 143.9%

Vốn đầu tư đăng ký mới Triệu USD

216.

1 485.5 224.7% 650 133.9%

Điều chỉnh vốn

Số lượt dự án ĐC tăng vốn Dự án 51 39 76.5% 65 166.7% Vốn đầu tư ĐC tăng Triệu USD

305.

6 369 120.7% 455 123.3%

Vốn đầu tư ĐC giảm Triệu USD

Vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm 521. 7 854.5 163.8% 1105.0 0 129.3%

Tình hình thu hồi Giấy CNĐT

Số dự án Dự án 18 14 77.8%

Vốn đăng ký Triệu USD 297.5 273.2 91.8%

(Nguồn Sở kế hoạch đầu tư Hà Nội)

Có thể thấy sự biến động về vốn đầu tư đăng ký vào Hà Nội giai đoạn 2006 – 2010 qua bảng số liệu và biểu đồ dưới (so sánh với các giai đoạn trước)

Bảng 2.3: Số dự án, vốn đăng ký và quy mô dự án ở thành phố Hà Nội

Năm Số DA Vốn ĐK (tr USD) Quy mô DA (tr USD) Năm Số DA Vốn ĐK (tr USD) Quy mô DA

(tr USD) 1990 8 295 36,9 2001 49 211 4,3 1991 13 126 9,7 2002 68 379 5,6 1992 26 301 11,6 2003 71 172 2,4 1993 43 857 19,9 2004 78 237 3,8 1994 62 989 16,0 2005 119 1.592 13,4 1995 59 1.058 17,9 2006 167 1.901 11,4 1996 45 2641 58,7 2007 339 3.371 9,9 1997 50 913 18,3 2008 294 5.009 17,04 1998 46 673 14,6 2009 296 522 1,76 1999 45 345 7,7 2010 271 855 3,15 2000 41 100 2,4 DK 2011 390 1105 2,83

Nguồn: Sở kế hoạch và đầu tư Hà Nội

* Số dự án

Sau khi Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam được ban hành, năm 1989, từ chỗ bắt đầu bằng 4 dự án có tính thăm dò, số dự án nước ngoài cấp mới hàng năm tại Hà Nội tăng rất nhanh. Đặc biệt, những năm 2006-2009 đánh dấu sự hội nhập kinh tế thế giới của Việt Nam một cách nhanh chóng và mạnh mẽ, nhất là sự kiện trở thành thành viên thứ 150 của WTO năm 2007. Số dự án ĐTNN bắt đầu tăng nhanh, đặc biệt tăng rất cao vào cuối năm 2007. Tuy nhiên, năm 2008 do ảnh hưởng của suy thoái toàn cầu nên mặc dù đây là năm Thủ đô Hà Nội được mở rộng nhưng số dự án tăng mới trong năm chỉ đạt bằng 94,8% so với năm 2007. Giai đoạn này, Hà Nội cấp mới trên 750 dự án, trung bình 215 dự án/năm, cao hơn 4 lần so với trung bình giai đoạn trước đó. Một số dự án lớn đã đi vào triển khai hoạt động như: Công ty Coralis Việt Nam, tổng số vốn đăng ký là 186 triệu USD; Công ty TNHH truyền hình số vệ tinh Việt Nam vốn đầu tư 54 triệu USD, dự án nhà máy xử lý nước thải của tập đoàn Gamuda Land vốn đầu tư dự kiến 382 triệu USD; dự án Công ty TNHH phát triển khu phố mới Nam Thăng Long của Development Planning Investment Pte. Ldt với tổng vốn đăng ký là 1,96 tỷ USD; dự án thành lập

Công ty cổ phần viễn thông di động toàn cầu của Ararima Enterprise Limited với tổng vốn đăng ký là 1,8 tỷ USD; Dự án xây dựng công viên Yên Sở của Gamula, Malaysia với tổng vốn đăng ký là 864 triệu USD. Tính đến hết năm 2010, Hà Nội có 1974 dự án còn hiệu lực, có 1.409 dự án hiện đang triển khai hoạt động sản xuất kinh doanh (bao gồm cả các dự án đang trong quá trình xây dựng cơ bản), chiếm 71,3% tổng số dự án, với tổng vốn đầu tư đăng ký là 17.281 triệu USD, vốn thực hiện 6.122 triệu USD.

* Hình thức đầu tư

Thời kỳ 1989-1997, có tới 78% các dự án ĐTNN vào Hà Nội là theo hình thức liên doanh. Sau 1998, hình thức 100% vốn nước ngoài chiếm ưu thế: năm 2006 là 81%, 2007 là 76% và 2008 là 74,1% tổng số dự án FDI tại Hà Nội.

Tính đến tháng 12/2010, trong số các dự án FDI còn hiệu lực trên địa bàn Hà Nội thì hình thức 100% vốn nước ngoài chiếm 67,5%, hình thức liên doanh chiếm 31,7%, hợp đồng hợp tác kinh doanh chiếm 0,8%. Tuy nhiên nếu tính theo tổng vốn đầu tư đăng ký thì các dự án liên doanh vẫn chiếm đa số với tỷ trọng 52%, do loại hình này đều có tài sản lớn, chủ yếu liên quan đến đất đai và xây dưng; tiếp đến là các dự án 100% vốn nước ngoài chiếm tỷ trọng 43,2%, các dự án hợp đồng hợp tác kinh doanh chỉ chiếm 4,8%. Trong tương lai gần, hình thức 100% vốn nước ngoài có xu hướng tăng.

Bảng 2.4: FDI – phân loại theo hình thức đầu tư

(tính các dự án còn hiệu lực đến hết 2010) TT Loại hình Số dự án Tỷ lệ % (So dự án ) Vốn đầu tư (Triệu USD) Tỷ lệ % (So vốn đầu tư) 1 100% vốn nước ngoài 951 67,5 7.465 43,2 2 Liên doanh 447 31,7 8.986 52,0 3 Hợp đồng hợp tác kinh doanh 11 0,8 830 4,8

Tổng cộng 1409 100 17.281 100

(Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội)

* Đối tác đầu tư

Tính đến hết tháng 12/2010, đã có trên 40 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Hà Nội, trong đó Hàn Quốc có nhiều dự án nhất với 376 dự án, chiếm tỷ trọng 26,7%), Nhật Bản: 196 dự án, chiếm 13,9%, Trung Quốc: 111 dự án, chiếm 7,9%, Singapore: 104 dự án, chiếm 7,4%.

Nếu xét trong tổng vốn đầu tư đăng ký lũy kế đến hết tháng 12/2010 (17,2 tỷ USD) thì Hàn Quốc vẫn đứng vị trí đầu tiên, chiếm 26,4%; Singapore đứng thứ hai- 21,8%; Nhật Bản đứng thứ ba – 5,8%; Malaixia đứng thứ tư – 7,1%; Luxembourg đứng thứ năm – 5,1%.

Như vậy, Hàn Quốc là quốc gia đứng đầu cả về số dự án và số vốn đăng ký, đối tác đầu tư chủ yếu vẫn là các quốc gia thuộc khu vực Châu Á. Nhiều quốc gia lớn, nắm giữ công nghệ tiên tiến như Mỹ, các quốc gia thuộc EU chiếm tỷ trọng về số dự án và vốn đầu tư vào Hà Nội còn thấp, đây là một trong những điểm yếu của nền kinh tế Hà Nội.

* Cơ cấu ngành

Xét về cơ cấu, vốn FDI trên địa bàn Hà Nội đang có sự chuyển biến mạnh mẽ từ lĩnh vực công nghiệp sản xuất và xây dựng sang lĩnh vực dịch vụ, tài chính, ngân hàng và phát triển bất động sản. Sự chuyển dịch cơ cấu này hoàn toàn phù hợp với xu hướng phát triển của một Thủ đô ngày càng văn minh hiện đại. Từ đầu năm 2008 đến nay, FDI vào dịch vụ, bất động sản thường chiếm tới 60 - 80% so với khoảng 40% giai đoạn trước. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế chung của Thủ đô. Quả vậy, một mặt, những dự án bất động sản xây dựng cao ốc văn phòng lớn, công viên, khu vui chơi giải trí lớn đang được triển khai hứa hẹn sẽ đem lại một diện mạo mới cho Hà Nội trong những năm tới. Song mặt khác, về lâu dài, lượng vốn tập trung nhiều vào lĩnh vực dịch vụ, nhất là các dự án đầu tư kinh doanh bất động sản, sẽ làm mất cân đối trong cơ cấu vốn FDI. Tính đến tháng 12/2010, trong tổng số 1.409 dự án FDI còn hiệu lực trên địa

bàn Hà Nội, có 1,4% thuộc lĩnh vực nông, lâm nghiệp, thủy sản với vốn đầu tư đăng ký chỉ chiếm 0,4%, 37,51% thuộc lĩnh vực công nghiệp và xây dựng với vốn đăng ký là 12,67%, và 61,09% thuộc lĩnh vực dịch vụ chiếm 86,93% tổng vốn đăng ký.

Biểu đồ 2.2.: Số lượng dự án FDI trong các lĩnh vực đến hết 2010

(Nguồn Sở Kế hoạch đầu tư Hà Nội)

Trong tổng số vốn đầu tư đăng ký lũy kế tính đến hết tháng 12/2010 thì các dự án chủ yếu tập trung vào lĩnh vực kinh doanh bất động sản (55% tổng vốn đầu tư đăng ký lũy kế); tiếp theo là các dự án thông tin truyền thông (17,2%); thứ ba là các dự án công nghiệp, chế biến, chế tạo (11%); lĩnh vực vui chơi giải trí (5,9%).

Biểu đồ 2.3: Số vốn đăng ký FDI trong các lĩnh vực năm 2010

(Nguồn Sở kế hoạch đầu tư Hà Nội)

Như vậy, có thể thấy hầu hết các dự án FDI trên địa bàn Hà Nội là hướng vào lĩnh vực dịch vụ với tổng vốn đầu tư đăng ký khá lớn. Trong khi đó, lĩnh vực nông – lâm – thủy sản thì thu hút được rất ít các nhà đầu tư nước ngoài (0,4%). Đây là một trong những bất cập của hoạt động FDI tại Hà Nội.

* Tình hình thực hiện vốn FDI

Giai đoạn 2000-2007 đánh dấu vốn thực hiện liên tục chiều hướng tăng trở lại với tốc độ nhanh hơn: từ 350 triệu USD năm 2006 tăng đạt 550 triệu USD năm 2007 và đạt mức kỷ lục 1.749 triệu USD năm 2008 do có sự thay đổi về địa giới hành chính của Thủ đô.

Tính đến hết năm 2010, Hà Nội có 1974 dự án còn hiệu lực, có 1.409 dự án hiện đang triển khai hoạt động sản xuất kinh doanh (bao gồm cả các dự án đang trong quá trình xây dựng cơ bản), chiếm 71,3% tổng số dự án, với tổng vốn đầu tư đăng ký là 17.281 triệu USD, vốn thực hiện 6.122 triệu USD.

Bảng 2.5: Tổng vốn đăng ký và vốn thực hiện qua các năm ở thành phố Hà Nội Năm Vốn đăng (triệu USD) Vốn thực hiện (triệu USD) Tỷ trọng (%) Năm Vốn đăng (triệu USD) Vốn thực hiện (triệu USD) Tỷ trọng (%) 1989 48 0 2000 100 80 80 1990 295 12 4,07 2001 211 85 40,28 1991 126 28 22,22 2002 379 175 46.17 1992 301 55 18,27 2003 172 195 113,37 1993 875 109 12,72 2004 297 270 90,91 1994 989 386 39,03 2005 1.592 300 18,84 1995 1.058 519 49,05 2006 1.901 350 18,41 1996 2.641 605 22,91 2007 3.372 1.749 51,86 1997 913 712 77,98 2008 5.009 650 12,97 1998 673 525 78,01 2009 522 580 111,17 1999 345 182 52,75 2010 855 860 100,58

(Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội)

Nguồn vốn FDI trong những năm qua đã tạo động lực cho khai thác hiệu quả các nguồn lực của thành phố. Tuy nhiên, so với các tỉnh, thành khác trong cả nước, vốn FDI vào Hà Nội còn chưa tương xứng với tiềm năng; tỷ trọng trong tổng đầu tư xã hội chưa cao.

Đánh giá hoạt động của FDI tại Hà Nội

Thành tựu

Kinh tế khu vực có vốn ĐTNN với tiềm lực về vốn, công nghệ đã góp phần quan trọng vào việc tăng tổng đầu tư xã hội cũng như tăng nhanh GDP; chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu công nghệ theo hướng đồng bộ, hiện đại; tăng nhanh giá trị xuất khẩu; tăng nguồn thu cho ngân sách thành phố đồng thời góp phần nâng cao trình độ quản lý, tay nghề cho người lao động.

Theo đánh giá của các nhà đầu tư, Hà Nội được xếp vào một trong những thành phố có mức vốn đăng ký FDI cao nhất nước. Trong năm 2007, Hà Nội đã thu hút khoảng 290 dự án với vốn đầu tư đăng ký từ 1,5 tỷ USD trở lên, vượt kế hoạch định hướng; trong đó cấp mới 255 dự án với vốn ước tính 1.050 triệu USD, bổ sung

vốn 35 dự án với khoảng 450 triệu USD. Những thành tựu đạt được năm 2007 đã đưa Hà Nội trở thành điểm đến đầy hứa hẹn của các nhà ĐTNN.

Năm 2008, tuy chịu ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới, tổng vốn FDI thực hiện trên địa bàn Hà Nội ngoài các khu, cụm công nghiệp đạt khoảng trên 650 triệu USD. Các dự án này sử dụng trên 54.000 lao động Việt Nam và gần 1.500 lao động nước ngoài và đã đóng góp khoảng trên 310 triệu USD cho ngân sách nhà nước thông qua các loại thuế. Các dự án Hàn Quốc đứng đầu về tỷ lệ trong tổng vốn đầu tư và tổng nộp ngân sách thực hiện năm 2008- chiếm cùng tỷ lệ là 29,4%. Một điều đáng chú ý là các dự án của Nhật Bản tuy chỉ đứng thứ tư về tổng vốn đầu tư còn hiệu lực (7%) nhưng lại đứng đầu về tỷ lệ sử dụng lao động Việt Nam (chiếm 24% tổng số lao động Việt Nam tại khu vực FDI) và đứng thứ hai về đóng thuế cho ngân sách nhà nước (chiếm 22,3% tổng nộp ngân sách nhà nước năm 2008), các dự án Singapore đứng thứ ba về tỷ lệ nộp ngân sách nhà nước (15,5%).

Năm 2010, thành phố Hà Nội thu hút được 310 dự án FDI bao gồm cả cấp mới và tăng vốn, bằng 91,1% (310/338), tuy nhiên tổng vốn đầu tư đăng ký tăng 63,8% (855/522) so với năm 2009. Trong khi đó, vốn thực hiện năm 2010 đạt 860 triệu USD, bằng 98,9% so với năm 2009 (860/869). Tuy khá khiêm tốn, song lượng vốn FDI cũng góp phần vào việc khắc phục những khó khăn về kinh tế Thủ đô trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu lan rộng, ảnh hưởng không nhỏ tới nền kinh tế Việt Nam. Để nguồn vốn FDI ngày càng phát huy những tác động tích cực của mình, Hà Nội cần phải quan tâm hơn nữa đến môi trường thu hút FDI và sử dụng một cách hiệu quả hơn nguồn vốn này.

Những hạn chế

Điểm đầu tiên cần nhắc đến trong số những hạn chế của nguồn vốn FDI là khoảng cách giữa vốn đăng ký và vốn thực hiện của các dự án FDI ngày càng lớn. Điều này không phù hợp với tiềm năng và không đáp ứng được yêu cầu đề ra. Theo phân tích của nhiều chuyên gia, có thể thấy những nguyên nhân chính của tình trạng này như sau.

Nội mới khiến các nhà đầu tư còn nặng tâm lý chờ đợi, chưa mạnh dạn giải ngân đầu tư.

Thứ hai, cơ cấu của khu vực kinh tế có vốn FDI chưa hợp lý: FDI trong lĩnh

vực nông-lâm-thủy sản còn thấp. Các dự án FDI tập trung quá nhiều vào lĩnh vực kinh doanh bất động sản, thông tin truyền thông..., tình trạng có quá nhiều dự án sân golf, sắt thép, xi măng, KCN trên địa bàn thành phố đang trở thành vấn đề đáng báo động. Đầu tư vào lĩnh vực công nghệ cao tuy đã tăng nhưng tốc độ còn chậm. Với vị trí là trung tâm của vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, Hà Nội chưa thu hút được những dự án lớn có công nghệ nguồn mang tính đột phá, dịch vụ chất lượng cao, giá trị gia tăng lớn đáp ứng yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế. FDI từ các nước phát triển có thế mạnh công nghệ như Hoa Kỳ, EU tăng chậm, chủ yếu vẫn là các đối tác

Một phần của tài liệu hoàn thiện môi trường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ở thành phố hà nội (Trang 59 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(130 trang)
w