phố Hà Nội
Ở phạm vi quốc gia, để đạt được mục tiêu tổng quát của Đại hội toàn quốc lần thứ XI của Đảng "Phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại; chính trị - xã hội ổn định, dân chủ, kỷ cương, đồng thuận; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng lên rõ rệt; độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ được giữ vững; vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế tiếp tục được nâng lên; tạo tiền đề vững chắc để phát triển cao hơn
trong giai đoạn sau", Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 - 2020 của Việt Nam đưa ra 5 quan điểm, 12 định hướng phát triển, hình thành một hệ thống đồng bộ các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp lớn trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội, môi trường, quốc phòng, an ninh, đối ngoại... Để tạo tiền đề thực hiện thành công các mục tiêu, nhiệm vụ này, Chiến lược xác định phải đột phá vào ba khâu yếu, hiện đang là những điểm nghẽn, cản trở sự phát triển. Đó là:
1/Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, trọng tâm là tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng và cải cách hành chính;
2/Phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, tập trung vào việc đổi mới căn bản nền giáo dục quốc dân, gắn kết chặt chẽ phát triển nguồn nhân lực với phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ;
3/Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, với một số công trình hiện đại, tập trung vào hệ thống giao thông và hạ tầng đô thị lớn.
Nhiệm vụ trọng tâm trong giai đoạn 2011 – 2016 là tập trung giải quyết các đột phá chiến lược, tạo tiền đề tái cấu trúc nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng.
Để hiện thực hóa các đột phá chiến lược, Việt Nam đang tích cực huy động các nguồn vốn, cả trong nước lẫn nước ngoài; trong đó FDI có vị trí quan trọng, bởi với những đặc điểm riêng có, nguồn vốn này có thể đáp ứng một phần không nhỏ nhu cầu hiện tại của Việt Nam. Đó cũng là lý do để Việt Nam tiếp tục nỗ lực nhiều hơn trong việc nâng cao chất lượng tăng trưởng, gia tăng tính cạnh tranh của nền kinh tế nhằm tạo thêm nhiều điều kiện thuận lợi cho việc thu hút và sử dụng hiệu quả vốn ĐTNN.
Đối với Hà Nội, quán triệt đường lối Đại hội toàn quốc lần thứ XI, Đại hội XV Đảng bộ Thành phố Ha Nội khẳng định chủ trương: “Vận dụng sáng tạo đường lối đổi mới, giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa, phát huy tốt vai trò là trung tâm chính trị- hành chính quốc gia, huy động sức mạnh tổng hợp để xây dựng và phát triển Thủ đô Hà Nội ngày càng giàu đẹp, văn minh, hiện đại. Đi đầu trong phát triển kinh tế trí thức và nâng cao chất lượng chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Phát triển kinh tế tăng trưởng bền vững, hài hòa với phát triển các lĩnh vực văn hóa- xã hội, nâng cao chất lượng đời sống nhân dân, làm động lực thúc đẩy phát triển vùng Thủ đô, vùng
đồng bằng Sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ và cả nước. Phấn đấu thực hiện hoàn thành trước từ 1-2 năm những mục tiêu, nhiệm vụ cơ bản về CNH, HĐH Thủ đô, góp phần cùng cả nước để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại”.
Vì vậy, để có thể bổ sung thêm vào nguồn vốn ngân sách dành cho việc thực hiện những mục tiêu của Thủ đô, góp phần thực hiện thành công chiến lược phát triển quốc gia, Hà Nội cần hoàn thiện môi trường thu hút FDI ở Thành phố Hà Nội theo định hướng sau:
Một là: Hoàn thiện môi trường thu hút FDI theo hướng phát huy ưu thế,
vị thế của Thủ đô Hà Nội, tuân thủ luật pháp Nhà nước.
Hai là: Hoàn thiện môi trường thu hút FDI theo hướng tận dụng thu hút
tối đa các nguồn lực bên ngoài, đặc biệt là FDI phục vụ chiến lược phát triển kinh tế- xã hội Thủ đô nhanh, bền vững theo Nghị quyết của Đảng bộ Thành phố đề ra, xây dựng thành phố Hà Nội văn minh, hiện đại…
Ba là: Hoàn thiện môi trường thu hút FDI theo hướng tăng cường hợp tác
phát triển kinh tế xã hội với các Thủ đô, các Thành phố lớn trong khu vực và trên Thế giới. Xây dựng Hà Nội thành trung tâm giao dịch quốc tế lớn của cả nước và khu vực.