pháp lý thông thoáng, minh bạch.
* Thúc đẩy cải cách thủ tục hành chính.
Nhận thức được ý nghĩa, vai trò và tác động của thủ tục hành chính trong phát triển kinh tế-xã hội, trong tăng cường khả năng cạnh tranh và thu hút FDI, Hà Nội đã tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, trọng tâm là cải cách thủ tục hành chính, bảo đảm tính công khai, minh bạch, thuận lợi cho người dân; tạo bước chuyển biến mạnh về kỷ luật, kỷ cương, ý thức, trách nhiệm phục vụ nhân dân của đội ngũ cán bộ, công chức, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp.
Đẩy mạnh cải cách hành chính, trọng tâm là cải cách thủ tục hành chính và nâng cáo ý thức phục vụ nhân dân của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức: Tiếp tục đánh giá sơ kết, đánh giá, rút kinh nghiệm mô hình tổ chức, chất lượng, hiệu quả thực hiện cơ chế “một cửa” và “một cửa liên thông”; xác định nhiệm vụ, trách nhiệm cụ thể của cơ quan hành chính liên quan đến cải cách thủ tục hành chính; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý nhà nước và cải cách hành chính. Tiếp tục rà soát, bổ sung hoàn thiện, chuẩn hóa thống nhất và thực hiện công khai hóa các quy trình giải quyết các thủ tục hành chính, nhất là trong lĩnh vực đầu tư, quy hoạch, quản lý đất đai, trật tự xây dựng…
Nâng cao năng lực điều hành của UBND và cơ quan hành chính các cấp:
Nghiên cứu, xây dựng cơ chế và tiếp tục phân công, phân cấp, ủy quyền cho các sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã, UBND các xã, phường, thị trấn giải
quyết những công việc, thủ tục hành chính mà ở cấp đó đủ điều kiện đảm nhận; xác định rõ trách nhiệm, quyền hạn của người đứng đầu cơ quan hành chính các cấp. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát và đánh giá kết quả thực hiện. Chỉ đạo quyết liệt, đồng bộ xây dựng cơ quan hành chính Nhà nước các cấp thật sự trong sạch, vững mạnh. Đẩy mạnh công tác phòng chống quan liêu, tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; xây dựng nếp sống văn minh công sở, đề cao kỷ luật, kỷ cương, nâng cao ý thức trách nhiệm phục vụ nhân dân của đội ngũ cán bộ, công chức.
Sau khi Đề án 30 được ban hành, trên 2000 văn bản pháp luật đã được sửa đổi, hơn 5.000 thủ tục hành chính được đơn giản hóa. Động thái này đã giảm được hơn 30 nghìn tỷ đồng (1,4 tỷ USD) chi phí thủ tục hành chính. Tuy nhiên, hiện vẫn còn tới 33 thủ tục cho một dự án với thời gian chờ đợi trung bình là 3 năm, thậm chí kéo dài tới 6 - 7 năm, so với chỉ từ 5 đến 6 tuần tại nhiều nước ASEAN như Thái Lan, Indonesia, Singapore và Malaysia.
Để góp phần thực hiện có hiệu quả “Đề án 30”, cải thiện thực sự môi trường thu hút đầu tư FDI, Hà Nội cần ưu tiên tập trung giải quyết những khâu sau:
Thứ nhất, đổi mới quan điểm về thủ tục hành chính theo hướng đơn giản hoá
ngay chính việc ban hành các văn bản quy định thủ tục. Mỗi lĩnh vực chỉ thuộc một đầu mối quản lý theo một quy trình của một ban ngành chức năng, để tránh chồng chéo. Các ban ngành có liên quan tới FDI cần có tư duy sát thực hơn về hoạt động đầu tư và kinh doanh của doanh nghiệp, trong đó có doanh nghiệp FDI; tìm cách đơn giản hoá thủ tục hành chính tới mức cao nhất, đem lại nhiều thuận lợi nhất cho doanh nghiệp
Thứ hai, cải tiến thủ tục thẩm định và cấp giấy phép đầu tư theo nguyên tắc
liên thông "một cửa", "một đầu mối". Thành phố nên uỷ quyền cho Sở Kế hoạch - Đầu tư là cơ quan đầu mối phụ trách các vấn đề hợp tác và đầu tư của thành phố, đồng thời là cơ quan duy nhất tiếp cận hồ sơ giải quyết các khâu tiếp theo. Các ban, ngành chức năng phải thông báo công khai các loại giấy tờ cần có về hồ sơ đăng ký cấp giấy phép đầu tư. Cần sửa đổi, điều chỉnh một số nội dung theo hướng giảm bớt
các danh mục phải báo cáo đánh giá tác động tới môi trường và quy định cụ thể các dự án được miễn lập các loại báo cáo này. Với các dự án phải lập báo cáo, cơ quan thẩm định phải tiến hành khẩn trương và bảo đảm độ chính xác cao, để vừa rút ngắn thời gian đăng ký, vừa hạn chế được các công nghệ lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường. Thu thập các thông tin về công nghệ tiên tiến của thế giới phải trở thành việc làm thường xuyên của các cơ quan này.
Thứ ba, tạo điều kiện cho các dự án FDI sau khi được cấp phép triển khai
nhanh và sớm đi vào hoạt động. Việc thực hiện dự án bao gồm các thủ tục về cấp đất, giải toả đền bù đất đai, xây dựng công trình, nhập khẩu vật tư thiết bị, đánh giá tác động môi trường... cần đơn giản theo hướng các cơ quan chức năng hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện đúng những quy định của luật pháp có liên quan, theo dõi quá trình xây dựng; trong trường hợp phát hiện vi phạm pháp luật thì trước hết hướng dẫn doanh nghiệp khắc phục tình trạng đó, chỉ áp dụng việc xử phạt đối với trường hợp nghiêm trọng hoặc ngoan cố không chịu sửa chữa theo hướng dẫn của cơ quan nhà nước.
Thứ tư, việc thực hiện hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp FDI được
bắt đầu bằng thủ tục đăng ký nộp thuế, hoạt động xuất nhập khẩu, bảo vệ môi trường, phòng chống cháy. Cần áp dụng các phương thức tiến bộ về nghiệp vụ như doanh nghiệp tự tính và nộp thuế, cuối kỳ sẽ đối chiếu để nộp bổ sung hoặc được thoái thuế; đăng ký kế hoạch xuất nhập khẩu cả năm và áp dụng biện pháp trừ dần khi thực hiện.
Thứ năm, Thành phố cần nhanh chóng rà soát, phân loại và đánh giá tình
hình thực hiện của các dự án trên địa bàn để quản lý tốt các dự án FDI, gắn với việc tăng cường hợp tác, hỗ trợ, để có phương án giải quyết nhanh các vấn đề phát sinh.
Thứ sáu, ban hành quy chế về thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp FDI. Trong
đó, cần quy định cụ thể chế độ kiểm tra của các cơ quan quản lý để chấm dứt sự kiểm tra tuỳ tiện, tránh hình sự hoá các quan hệ kinh tế của doanh nghiệp, nhưng vẫn bảo đảm được sự giám sát của các cơ quan quản lý và áp dụng các chế tài đối với những vi phạm pháp luật của các doanh nghiệp. Hoạt động thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp
là nhằm làm cho các doanh nghiệp tự giác tuân thủ pháp luật, tránh tình trạng lợi dụng thanh tra, kiểm tra để gây khó khăn cho doanh nghiệp. Việc xử lý các hành vi phạm pháp cần thực hiện đúng trình tự và hình phạt đã được quy định.
Thứ bảy, công tác cán bộ cần luôn được coi trọng để có kế hoach đào tạo,
bồi dưỡng thường xuyên, liên tục. Đội ngũ cán bộ làm công tác liên quan đến dự án FDI không những tinh thông nghiệp vụ, am hiểu về kinh tế đối ngoại, mà còn phải trong sạch về phẩm chất, đạo đức. Cần có giải pháp làm sạch nhân sự, thông qua những chế tài, như cho thôi việc, thậm chí, xử lý hình sự đối với cán bộ thiếu trách nhiệm, xâm hại đến quyền lợi của nhà đầu tư, doanh nghiệp, vì đây là cầu nối giữa nhà đầu tư với Thành phố, là nguyên nhân của mọi nguyên nhân dẫn đến thành công hay thất bại.
* Bảo đảm môi trường pháp lý thông thoáng, minh bạch.
- Để bảo đảm môi trường pháp lý thông thoáng, minh bạch, các nhà quản lý cần thay đổi tư duy trong việc ban hành pháp luật, chính sách về đầu tư. Đó là thay đổi tư duy từ “quản lý” sang “phục vụ”, chuyển từ tư duy tăng cường quản lý chặt chẽ và cấp phép sang tư duy tạo điều kiện thuận lợi, dễ dàng, hỗ trợ cho mọi thành phần kinh tế đầu tư, kinh doanh. Phải luôn quan tâm tạo điều kiện tốt nhất để nhà đầu tư có thể thực hiện được nghĩa vụ và nhận được các quyền lợi một cách nhanh chóng, đơn giản nhất.
- Trong quá trình soạn thảo các văn bản pháp luật, chính sách, phải tăng cường và tổ chức tốt việc lấy ý kiến rộng rãi của các nhà đầu tư, doanh nghiệp, chuyên gia, các nhà nghiên cứu và mọi cá nhân, tổ chức ở trong nước và nước ngoài.
- Nội dung văn bản phải thông thoáng, rõ ràng; thủ tục đầu tư cần đơn giản; bảo đảm nâng cao hiệu quả quản lý của thành phố đối với hoạt động đầu tư.
- Hạn chế việc lạm dụng tính đặc thù của lĩnh vực đầu tư để ban hành các văn bản chuyên ngành chứa đựng các nội dung “cơi nới” thêm thủ tục, hoặc đưa ra những quy phạm pháp luật dẫn tới sự trùng lặp, chồng chéo và thiếu rõ ràng cho pháp luật về đầu tư.
- Tăng cường và tổ chức tốt việc rà soát một cách toàn diện hệ thống chính sách pháp luật về đầu tư, để phát hiện ra những mâu thuẫn, chồng chéo, những quy
định cản trở hoạt động đầu tư, từ đó, có những giải pháp nhanh chóng, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho hoạt động đầu tư.
- Tiếp thu ý kiến đóng góp một cách nghiêm túc. Các cơ quan quản lý đầu tư phải lắng nghe, tiếp thu những ý kiến của các nhà đầu tư, các doanh nghiệp và chuyên gia, các nhà nghiên cứu và cá nhân, tổ chức liên quan về những bất cập trong việc thực thi pháp luật liên quan đến hoạt động đầu tư; tổ chức nghiên cứu, đề xuất cho cấp thẩm quyền ban hành mới, hoặc điều chỉnh, bổ sung các văn bản pháp luật liên quan.
- Tăng cường phối hợp tháo gỡ khó khăn cho các nhà đầu tư. Các cơ quan quản lý về đầu tư phải thường xuyên phối hợp chặt chẽ, nhằm tháo gỡ khó khăn cho các nhà đầu tư, các doanh nghiệp.
- Tăng cường xử phạt vi phạm về đầu tư. Thành phố phải thực hiện thường xuyên và nghiêm túc việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư được quy định tại Nghị định 53/2007/ND-CP ngày 04/4/2007 của chính phủ, đảm bảo được hiệu lực và hiệu quả của việc xử phạt, nhằm hạn chế, giảm bớt những vi phạm trong quá trình triển khai.
- Tăng cường hậu kiểm đối với hoạt động đầu tư. Cải tiến phương pháp quản lý, tăng cường chuyển từ cơ chế “tiền kiểm” sang “hậu kiểm” để thực sự mang lại công bằng cho các nhà đầu tư.