Sự cần thiết hoàn thiện môi trường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ở thành phố

Một phần của tài liệu hoàn thiện môi trường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ở thành phố hà nội (Trang 39 - 42)

nước ngoài ở thành phố Hà Nội.

* Hoàn thiện môi trường thu hút FDI để đáp ứng nhu cầu nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh, thu hút nhiều FDI, tăng tính hấp dẫn, lòng tin của các nhà đầu tư nước ngoài.

đồng thời cũng là một trung tâm kinh tế của cả nước. Nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh của Hà Nội cũng chính là mục tiêu phát triển kinh tế, xây dựng Hà Nội thành một trung tâm kinh tế vững mạnh của đất nước.

Hiện nay, Hà Nội đang tập trung kêu gọi FDI vào những lĩnh vực như phát triển trung tâm tài chính, ngân hàng, đầu tư phát triển các khu đô thị mới, trung tâm thương mại, văn phòng cho thuê, khu triển lãm, phát triển trung tâm đào tạo - nghiên cứu - phát triển, đầu tư và hợp tác phát triển khu công nghệ cao, phát triển các ngành công nghiệp điện tử, tin học... Hoàn thiện môi trường thu hút FDI ở thành phố Hà Nội để thu hút nguồn vốn FDI phát triển kinh tế- xã hội, góp phần tái cấu trúc các ngành kinh tế, kích thích tăng trưởng, cung cấp vốn, nguồn ngoại tệ bổ sung và công nghệ mới, kỹ năng quản lý mới cho đất nước.

* Hoàn thiện môi trường thu hút FDI để phù hợp với cam kết quốc tế của Việt Nam.

Khi hội nhập kinh tế quốc tế, chúng ta tham gia vào môi trường cạnh tranh bình đẳng trong kinh doanh giữa các thành phần kinh tế và cam kết thực hiện các nguyên tắc tự do hóa thương mại giữa các thành phần kinh tế, giữa trong nước và nước ngoài, vì vậy Hà Nội phải cải cách mạnh hơn các luật lệ sao cho phù hợp với thông lệ chung của quốc tế. Qua đó, tạo môi trường kinh doanh bình đẳng và thông thoáng cho mọi thành phần kinh tế.

* Do yêu cầu nâng cao vị thế của Thủ đô Hà Nội.

Hà Nội với vị thế là Thủ đô của cả nước, trung tâm lớn về văn hóa, khoa học, giáo dục – đào tạo, kinh tế, đầu mối giao thông, giao thương, giao lưu quốc tế. Nhân dân cả nước vẫn mong đợi kinh tế Thủ đô có bước bứt phá mạnh mẽ hơn nữa, thực sự làm đầu tàu kinh tế cho cả nước và đủ sức cạnh tranh trong hội nhập kinh tế quốc tế.

Thủ đô đang đứng trước thời cơ mới:

- Thành quả của công cuộc đổi mới đã tạo tiền đề cho thủ đô phát triển nhanh và bền vững, do một mặt, những bài học kinh nghiệm của việc vận hành kinh tế thị trường là tài sản vô giá để tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách của nhà nước, các quyết sách của thủ đô trong việc xác định hướng phát triển kinh tế - xã hội, tạo lập môi trường kinh doanh và đầu tư hấp dẫn, mặt khác, nguồn lực nội tại

của thủ đô về vốn đầu tư, nhân lực có trình độ cao, cũng như khả năng khai thác nguồn lực từ các địa phương khác và từ nước ngoài đã tăng lên gấp bội so với thời kỳ trước đổi mới.

- Bối cảnh quốc tế về cơ bản là thuận lợi cho Hà Nội phát triển nếu Chính quyền thủ đô chủ động tiếp nhận, có giải pháp ứng phó hữu hiệu trong từng giai đoạn, từng thời điểm.

Việc điều chỉnh chiến lược đối ngoại và cấu trúc lại nền kinh tế của các nước sau khủng hoảng kinh tế thế giới sẽ tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế của nước ta cũng như của Thủ đô. Thông qua các định chế đa phương và khu vực, Việt Nam và Hà Nội cần lựa chọn được đối tác đáng tin cậy, tạo được thế và lực trong quan hệ quốc tế, hạn chế được tình trạng lệ thuộc vào một số nước lớn. Là nước công nghiệp hóa sau, Việt Nam và Hà Nội có điều kiện chọn lọc, tiếp thu kinh nghiệm tốt, có thể tránh được những vấp váp, sai lầm của nhiều quốc gia đi trước.

Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ làm thay đổi căn bản phương thức sản xuất, tổ chức lao động và tập quán tiêu dùng của con người; nếu có chính sách khuyến khích thích hợp việc chuyển giao và ứng dụng khoa học, công nghệ thì Hà Nội có thể rút ngắn được thời gian công nghiệp hóa. Hà Nội có cơ hội nhiều hơn các địa phương khác trong việc tiếp thu các công nghệ tiên tiến, công nghệ mới của thế giới.

* Do môi trường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ở thành phố Hà Nội còn nhiều bất cập.

Trong những năm qua, hoạt động FDI đã thu được những thành tựu quan trọng và có ý nghĩa, thực hiện được các mục tiêu Thành phố đặt ra như bổ sung nguồn vốn cho phát triển kinh tế, giải quyết việc làm, tiếp nhận công nghệ tiên tiến…. Nhưng vẫn còn nhiều tồn tại trong môi trường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ở thành phố, nhiều yếu tố còn kém so với các Thành phố khác trong khu vực. Do vậy tình hình thu hút FDI của Hà Nội vẫn chưa tương xứng với tiềm năng lợi thế, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của Thủ đô: Năng lực cạnh tranh của nhiều sản phẩm dịch vụ thấp; cơ sở hạ tầng đô thị còn nhiều yếu kém; việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế vẫn chậm, đặc biệt cơ cấu ngành

công nghiệp, dịch vụ và các sản phẩm chủ lực mũi nhọn; chất lượng quy hoạch phát triển các ngành kinh tế ở Hà Nội không cao; chưa huy động tốt tiềm năng kinh tế trong dân cư; tham nhũng trở thành một trong những vấn đề nổi cộm; khu vực kinh tế tư nhân phát triển chậm...là những yếu tố làm giảm sức hấp dẫn môi trường thu hút đầu tư của thành phố Hà Nội.

Một phần của tài liệu hoàn thiện môi trường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ở thành phố hà nội (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(130 trang)
w