Nâng cao năng lực quản lý kinh tế-xã hội và chất lượng nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu hoàn thiện môi trường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ở thành phố hà nội (Trang 119 - 121)

nguồn nhân lực

Phát triển nguồn nhân lực vừa là yêu cầu cấp bách vừa là nhiệm vụ lâu dài theo tiến trình phát triển của tri thức nhân loại. Kinh nghiệm của các nước trên thế giới cho thấy quốc gia nào xây dựng và phát huy tốt nguồn lực con người thì hoàn toàn có thể thực hiện thành công chiến lược CNH, HĐH rút ngắn. Nguồn nhân lực chất lượng cao luôn được các nhà đầu tư FDI xem là yếu tố quan trọng hàng đầu trong chiến lược phát triển của doanh nghiệp mình.

Hà Nội phấn đấu giữ vững vị trí dẫn đầu cả nước trong thực hiện nhiệm vụ chiến lược: nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, phục vụ thiết

thực yêu cầu đẩy nhanh quá trình CNH, HĐH Thủ đô và đất nước. Không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục- đào tạo, trong đó đặc biệt coi trọng giáo dục lý tưởng, đạo đức, nhân cách, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, tác phong công nghiệp, ý thức trách nhiệm xã hội cho học sinh, sinh viên trong các cấp học. Đổi mới phương pháp dạy và học từng bước tiếp cận phương pháp tiên tiến, hiện đại của các nước trong khu vực và trên thế giới. Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục các cấp học. Chú trọng giáo dục hướng nghiệp, tập trung phát triển đào tạo nghề, nhất là đào tạo công nhân kỹ thuật cao. Tiếp tục đầu tư xây dựng Trường Đại học Thủ đô, trên cơ sở nâng cấp và phát triển từ Trường Cao đẳng Sư phạm Hà Nội. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất trường, lớp theo hướng đồng bộ, hiện đại. Đẩy mạnh công tác xã hội hóa, khai thác các nguồn lực xã hội cho phát triển giáo dục- đào tạo, đi đôi tăng cường quản lý chất lượng, đáp ứng ngày càng tốt nhu cầu học tập của nhân dân. Khuyến khích các thành phần kinh tế trong và ngoài nước đầu tư xây dựng một số cơ sở giáo dục- đào tạo đạt tiêu chuẩn khu vực và quốc tế.

Những năm qua, phát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng vẫn còn nhiều bất cập: tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo còn lớn (cả nước có hơn 41,8 triệu lao động (85,1% lực lượng lao động) chưa được đào tạo để đạt một trình độ chuyên môn kỹ thuật nào đó), chất lượng đào tạo thấp, cơ cấu ngành nghề không hợp lý, thiếu cán bộ quản lý nhà nước, quản trị doanh nghiệp, thiếu đội ngũ chuyên gia trong các ngành kinh tế kỹ thuật và công nhân có tay nghề cao. Đây thực sự là những trở ngại lớn cho thu hút FDI vào Thủ đô.

Để giải quyết những bất cập này, Thành phố cần có sự đột phá trong phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao nhằm gắn kết với việc phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ. Tuy nhiên, việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cần được quan tâm cả yếu tố chất lượng dân số và chất lượng đào tạo.

Các biện pháp hỗ trợ đối với các đối tượng chính sách, nhà cho người lao động ở các KCN tập trung, nhà cho học sinh, sinh viên; hỗ trợ thu nhập cho các đối tượng chính sách, người lao động có thu nhập thấp, người bị tàn tật và bị thiệt hại

do bão lũ gây ra. Chỉ đạo các địa bàn có dự án FDI tổ chức theo dõi, phối hợp kịp thời giữa các bên đầu tư và dân cư để giải quyết những vướng mắc trong việc giải phóng mặt bằng, đền bù đất đai, cũng như về quan hệ lao động trong các KCN, hạn chế tranh chấp lao động, đình công, gây bất ổn về mặt xã hội và ảnh hưởng tới sản xuất.

- Phát triển đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý giỏi, đội ngũ chuyên gia, quản trị doanh nghiệp giỏi, cán bộ khoa học, công nghệ đầu đàn.

- Thực hiện các chương trình, đề án đào tạo nhân lực chất lượng cao đối với các ngành, lĩnh vực chủ yếu, mũi nhọn, đáp ứng yêu cầu đa dạng, đa tầng của công nghệ và trình độ phát triển của các lĩnh vực, ngành nghề; phấn đấu đạt mục tiêu của Thành phố là xây dựng được ít nhất 6 mô hình trường trọng điểm chất lượng cao, đảm bảo tối thiểu 30% số ngành, 20% số học sinh, sinh viên đào tạo tại các trường cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp được đào tạo theo chuẩn chất lượng cao, với các ngành, nghề cơ bản mà thị trường lao động cần.

- Xây dựng và triển khai chương trình đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, trong đó, đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý là khâu then chốt; xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường với gia đình và xã hội; đổi mới cơ chế tài chính, thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục, đào tạo ở tất cả các bậc học.

- Thành lập trung tâm điều phối nguồn nhân lực, tạo dựng sự liên kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp, cơ sở đào tạo, để có thể huy động cũng như cung ứng linh hoạt, phù hợp với nhu cầu của các cơ sở sử dụng lao động.

- Chú trọng phát hiện, bồi dưỡng, phát huy nhân tài. Quan tâm giáo dục đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, khả năng lập nghiệp.

Một phần của tài liệu hoàn thiện môi trường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ở thành phố hà nội (Trang 119 - 121)