- Kết quả tiểu tiện sau rút ống thông niệu đạo.
4.1. Đặc điểm lâm sμng, cận lâm sμn g Các yếu tố tiên l−ợng 1 Tuổi bệnh nhân
4.1.1. Tuổi bệnh nhân
Nhóm bệnh nhân nghiên cứu hầu hết ở độ tuổi lao động (92,72%), tuổi trung bình là 33,35. Trong 55 bệnh nhân chỉ có 4 BN trên 60 tuổi. Đây cũng là lứa tuổi mà các tác giả khác cũng gặp trong nghiên cứu của mình.
Lê Ngọc Từ [23] với 128 tr−ờng hợp hẹp niệu đạo sau có độ tuổi trung bình là 31,3.
D−ơng Quang Trí (1996) với 40 bệnh nhân độ tuổi hay gặp là từ 15 đến 30 tuổi [17].
Jojeph N. C [84] phẫu thuật cho 60 bệnh nhân hẹp niệu đạo sau, tuổi từ 15 - 61 (trung bình 35).
Koraitim [96] nghiên cứu 155 bệnh nhân, đ−ợc tạo hình niệu đạo sau do hẹp niệu đạo từ năm 1977 - 2003. Bệnh nhân có độ tuổi trung bình 21
(3 - 58).
Chapple [52] tổng kết những bệnh nhân chấn th−ơng niệu đạo thấy lứa tuổi hay gặp là từ 15 – 25 tuổi.
Trong nghiên cứu này, tuổi bệnh nhân là một yếu tố tiên l−ợng đáng kể. Những bệnh nhân trẻ tuổi có kết quả sau mổ th−ờng tốt hơn so với những bệnh nhân cao tuổi. So sánh kết quả tiểu tiện thu đ−ợc ở 3 nhóm tuổi chúng tôi thấy các kết quả này khác nhau có ý nghĩa thống kê với p < 0,05 (bảng 3.29 - trang 85).
Về kết quả c−ơng d−ơng ở ba nhóm tuổi là khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05 (bảng 3.30-trang 86). Trong nghiên cứu này, những bệnh nhân ch−a hồi phục c−ơng d−ơng sau mổ (6BN) đều trên 40 tuổi, những BN trẻ tuổi đều hồi phục đ−ợc c−ơng d−ơng sau mổ tạo hình NĐ. Nhóm BN từ 51 – 74 tuổi ở thời điểm 24 tháng sau mổ, cả bốn BN đều ch−a hồi phục c−ơng d−ơng.
4.1.2. Tổn th−ơng x−ơng chậu
Vỡ x−ơng chậu là nguyên nhân gây chấn th−ơng niệu đạo sau. Nh−ng liên quan giữa các loại hình th−ơng tổn x−ơng chậu và mức độ chấn th−ơng niệu đạo là một vấn đề đang đ−ợc quan tâm nghiên cứu.
Theo Jason.T [79] chấn th−ơng cung tr−ớc x−ơng chậu hay gây ra tổn th−ơng niệu đạo hơn, ngay cả khi chỉ là toác khớp mu. Tác giả nghiên cứu trên X quang, nội soi, đặc biệt là phẫu tích xác đã thấy rằng phần niệu đạo màng nối với niệu đạo hành là nơi hay bị tổn th−ơng nhất và th−ờng kèm theo tổn th−ơng cơ thắt ngoài niệu đạo ở vị trí này.
Theo Koraitim [94] nguy cơ chấn th−ơng niệu đạo tuỳ thuộc vào số l−ợng x−ơng mu bị gãy cũng nh− là chấn th−ơng khớp cùng chậu. Tùy thuộc vào mức độ chấn th−ơng mà niệu đạo sau bị kéo dài ra hoặc đứt không hoàn toàn hoặc đứt hoàn toàn. Chấn th−ơng niệu đạo tiền liệt tuyến và cổ bàng quang hay gặp ở trẻ em.
Nghiên cứu của Calabia (Tây Ban Nha) [49] trên 565 tr−ờng hợp vỡ x−ơng chậu, thì có 60 bệnh nhân chấn th−ơng niệu đạo sau (10,61%).
Tổn th−ơng niệu đạo độ I là 25% (theo phân độ của Colapinto và McCallum) và th−ờng liên quan đến chấn th−ơng cung sau x−ơng chậu.
Tổn th−ơng niệu đạo độ II là 28,3%, th−ờng liên quan đến gãy cung tr−ớc x−ơng chậu.
Độ III là 46,66%, th−ờng liên quan đến gãy cung tr−ớc và trật khớp cùng chậu. Nh− vậy gãy cung tr−ớc x−ơng chậu th−ờng gây ra tổn th−ơng niệu đạo hơn và mức độ th−ờng nặng hơn gãy cung sau.
Zagaja GP, Cromie WJ [181] nghiên cứu can x−ơng di lệch trong chấn th−ơng x−ơng chậu đứt niệu đạo sau thấy rằng can x−ơng xấu di lệch th−ờng gặp trong những tr−ờng hợp chấn th−ơng x−ơng chậu nặng. Bệnh nhân lớn tuổi có nguy cơ bị can lệch nhiều hơn. Tỷ lệ can lệch ở trẻ em là 3%, ở tuổi vị thành niên là 15%, ở ng−ời lớn là 80%.
Từ những nghiên cứu trên các tác giả đều thấy có sự liên quan nhất định giữa các hình thức chấn th−ơng x−ơng chậu và tổn th−ơng niệu đạo sau.
Theo Michael A.Frakes [111] phân độ tổn th−ơng x−ơng chậu của Tile giúp thấy đ−ợc mức độ tổn th−ơng x−ơng chậu, đồng thời cũng thấy đ−ợc sự liên quan của tổn th−ơng các tạng trong nó. Chụp X quang khung chậu đơn thuần đủ để phân độ tổn th−ơng x−ơng chậu cho đa số các tr−ờng hợp vỡ x−ơng chậu.
Cùng với các tác giả khác, chúng tôi thấy phân loại tổn th−ơng x−ơng chậu của Tile là phù hợp để nghiên cứu liên quan giữa tổn th−ơng x−ơng chậu và niệu đạo sau.
Nhóm bệnh nhân ở nghiên cứu này gặp tổn th−ơng x−ơng chậu chủ yếu là loại B (76,36%), sau đó đến loại A (21,82%), loại C chỉ chiếm 1,82%. Mức độ tổn th−ơng x−ơng chậu cũng t−ơng ứng với mức độ tổn th−ơng hẹp niệu đạo chẩn đoán tr−ớc mổ, trong mổ và đặc biệt là kết quả sau mổ.
Trong nghiên cứu này sự khác nhau kết quả chức năng tiểu tiện ở ba loại tổn th−ơng x−ơng chậu (theo phân độ của Tile) là có ý nghĩa thống kê với p< 0,05 (bảng 3.31-trang 86)
Kết quả về chức năng c−ơng d−ơng ở ba loại hình chấn th−ơng x−ơng chậu (A, B, C theo phân độ của Tile) ở thời điểm 6 tháng sau mổ là không khác nhau có ý nghĩa thống kê với p > 0,05, tuy nhiên ở thời điểm 24 tháng sau mổ lại khác nhau có ý nghĩa thống kê với p = 0,001 (bảng 3.32-trang 87).