Để nối hai đầu niệu đạo cần làm những mũi chỉ chờ, khi hoàn tất các mũi chỉ chờ mới tiến hành buộc chỉ để áp hai đầu niệu đạo với nhau (hình 2.6). Thông th−ờng sử dụng chỉ tiêu chậm Vicryl 4.0 hoặc chỉ Dexon 4.0.
Tốt nhất là chỉ có hai đầu kim, nếu một đầu kim cần chú ý khâu chỉ từ ngoài vào trong lòng niệu đạo sau đó lại từ trong ra ngoài để tránh xoắn chỉ. Chú ý khâu lấy toàn bộ chiều dày thành niệu đạo từ lớp thanh cơ đến niêm mạc, khâu đối xứng hai đầu niệu đạo với nhau để tránh xoắn trục niệu đạo.
Sau khi khâu miệng nối, đặt một ống thông Foley số 16F hoặc 18F vào niệu đạo. Ng−ời phụ kéo nhẹ vào ống thông và áp hai đầu niệu đạo lại với nhau, phẫu thuật viên tiến hành buộc chỉ. Buộc chỉ ở vị trí 12h tr−ớc sau đó buộc dần xuống d−ới (hình 2.6). Sau đó tiến hành khâu cố định phần niệu đạo hành ở phía trên miệng nối vào tầng sinh môn để bảo vệ miệng nối. Cầm máu và làm mất khoảng trống quanh miệng nối cũng là một động tác rất quan trọng để tránh tạo xơ quanh miệng nối. Cuối cùng là đặt đẫn l−u và đóng lại các lớp cân cơ, da vùng tầng sinh môn. Đặt lại dẫn l−u bàng quang ở đ−ờng mổ d−ới rốn.
Hình 2.7: buộc chỉ nối hai đầu niệu đạo với nhau (trích từ 127)
Trong tr−ờng hợp niệu đạo mất đoạn nhiều, miệng nối căng, có thể làm ngắn đ−ờng đi của niệu đạo bằng cách tách vào khoang giữa hai vật hang ở mặt d−ới x−ơng mu (hình 2.8). Theo Mundy động tác này có thể làm ngắn đ−ờng đi của niệu đạo tới 1cm.
Nếu tách hai vật hang hai bên vẫn không đủ để nối niệu đạo, nhiều tác giả còn thực hiện cắt mặt d−ới x−ơng mu để làm ngắn đ−ờng đi của niệu đạo. Động tác này cũng có thể làm ngắn đ−ờng đi của niệu đạo tới 1cm (hình 2.9).
Hình 2.8 : mở vào khoảng giữa hai vật hang ở mặt d−ới x−ơng mu (trích từ 127)
2.2.3 Điều trị sau mổ
- Theo dõi l−u thông các ống thông bàng quang và niệu đạo. - Theo dõi dịch từ ống dẫn l−u ổ mổ.
- Điều trị chống nhiễm khuẩn bằng kháng sinh phổ rộng, phối hợp hai loại kháng sinh.
- ống thông niệu đạo đ−ợc rút sau 2 – 3 tuần. Sau rút ống thông niệu đạo nếu BN tự đái tốt, không nhiễm khuẩn toàn thân và tại chỗ, không có n−ớc tiểu cặn, ống thông bàng quang đ−ợc rút sau 2 ngày.
2.2.4 Đánh giá kết quả phẫu thuật
2.2.4.1 Đánh giá kết quả trong khi phẫu thuật
Đánh giá kết quả trong khi phẫu thuật dựa vào các thông số:
- Thời gian phẫu thuật: đ−ợc tính từ khi rạch da, tới khi đóng xong vết mổ.
- Tình trạng xơ quanh niệu đạo: xác định mức độ xơ dính của phần niệu đạo tổn th−ơng vào các tổ chức xung quanh: mô xơ sau x−ơng mu, xơ dính hai bên vào hố ngồi trực tràng, xơ dính phía sau vào trực tràng. Xác định mức độ di lệch của các ngành x−ơng chậu gãy, can x−ơng di lệch. Tình trạng viêm và các ổ áp-xe tại vùng niệu đạo xơ hẹp.
- Xác định độ dài đoạn niệu đạo xơ hẹp: đo độ dài phần xơ hẹp của niệu đạo màng, phần niệu đạo hành, niệu đạo tiền liệt tuyến. Mức độ lệch trục của hai đầu niệu đạo.
- Biến chứng trong khi phẫu thuật:
Chảy máu trong mổ: dựa vào l−ợng máu thấm ở gạc, ở bình hút. Tình trạng mạch huyết áp của BN. Xét nghiệm hồng cầu và thể tích hồng cầu trong mổ.
Biến chứng thủng vào trực tràng.
Không thực hiện đ−ợc phẫu thuật nối niệu đạo tận tận phải chuyển ph−ơng pháp phẫu thuật khác, cũng đ−ợc coi là một biến chứng của phẫu thuật.
2.2.4.2. Đánh giá kết quả sớm sau phẫu thuật