Bài học về công tác quản lý thu BHXH rút ra từ việc nghiên cứu kinh

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh tuyên quang (Trang 43 - 109)

5. Kết cấu của luận văn

1.3.2. Bài học về công tác quản lý thu BHXH rút ra từ việc nghiên cứu kinh

nghiệm của các địa phương nói trên

Những địa phương đạt được hiệu quả cao trong quản lý thu BHXH đều có

chung một điểm là biết tổ chức thực hiện nhiệm vụ được giao một cách sáng tạo,

không rập khuôn máy móc, phát huy được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống

chính trị ở cơ sở tham gia vào công tác BHXH. Các địa phương xác định công tác quản lý thu BHXH là nhiệm vụ quan trọng và khó khăn của ngành BHXH. Để công tác thu BHXH đạt hiệu quả cao thì đòi hỏi phải có quy trình quản lý thu chặt chẽ hợp lý, khoa học nhất là trong thời đại công nghệ thông tin bùng nổ hiện nay. Vì

vậy, công tác quản lý thu BHXH phải được tổ chức chặt chẽ, thống nhất trong cả hệ

thống từ lập kế hoạch thu, phân cấp thu, ghi kết quả đặc biệt là quản lý tiền thu quỹ BHXH, bài học kinh nghiệm cần được rút ra, đó là:

- Một là, xây dựng đội ngũ cán bộ phẩm chất đạo đức tốt, lối sống lành mạnh,

thực hiện tốt quy tắc ứng xử công chức, viên chức, thường xuyên nâng cao trình độ năng lực và hiểu biết chuyên sâu nghiệp vụ quản lý thu BHXH cho cán bộ viên chức trong ngành.

- Hai là, làm việc theo nguyên tắc quy định rõ ràng với các quy trình quản lý

thu chặt chẽ, đúng đủ thủ tục, không rườm rà. Thực hiện các thủ tục hành chính đúng theo Quyết định 1369/QĐ-BHXH ngày 12/10/2012 về việc công bố thủ tục hành chính thay thế thuộc thẩm quyền của BHXH Việt Nam.

- Ba là, quản lý chặt chẽ thu nhập của NLĐ thông qua hệ thống ngân hàng và

trích nộp tài khoản tiền lương, tiền công theo hệ thống ngân hàng. Đồng thời ứng

dụng nghệ thông tin vào quản lý thu, làm cho đối tượng tham gia BHXH tin tưởng,

phấn khởi và yên tâm khi tham gia BHXH, biến quá trình nhận thức từ bắt buộc sang tự giác thực hiện.

- Bốn là, tổ chức tốt công tác phối hợp liên ngành trong việc thanh tra, kiểm

tra, xử lý vi phạm về đóng BHXH; phương châm là đề cao công tác thông tin, tuyên

truyền, vận động thuyết phục là chủ yếu, nhưng không xem nhẹ xử lý vi phạm, đặc biệt chọn một đến hai đơn vị điển hình, lập hồ sơ kiến nghị khởi tố ra Toà án để răn

đe, giáo dục chung, cơ chế phối hợp được đặt trên cơ sở thể chế hoá bằng hệ thống pháp luật hoàn chỉnh.

- Năm là, ý thức tuân thủ pháp luật của chủ sử dụng và người lao động tương đối cao trong việc đóng nộp BHXH. Tuy nhiên Nhà nước không kiểm soát được thu nhập một số lao động làm việc trong các lĩnh vực tư, thu nhập bằng tiền mặt không

qua hệ thống ngân hàng. Đây cũng là một hạn chế trong công tác thu BHXH của các nước.

Chúng ta hoàn toàn có thể tiếp thu những kinh nghiệm quý báu này để tổ

chức thực hiện công tác thu BHXH ở Tuyên Quang, nhằm đem lại kết quả, hiệu quả

cao nhất, tạo điều kiện thuận lợi cho những người tham gia BHXH, bảo đảm được độ chính xác cũng như nguyên tắc quản lý tài chính chặt chẽ, đồng thời đề ra những biện pháp nhằm quản lý thu BHXH hiệu quả hơn.

Chƣơng 2

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Các câu hỏi nghiên cứu của đề tài

- Cơ sở khoa học của công tác quản lý thu BHXH là gì?

- Quy trình quản lý thu BHXH trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang đáp ứng được yêu cầu hiện nay chưa? Những mặt được và chưa được?

- Những nguyên nhân, yếu tố nào ảnh hưởng đến quá trình thực hiện công tác quản lý thu BHXH trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang?

- Để hạn chế tình trạng nợ đọng, trốn đóng BHXH ở các đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang cần có những giải pháp nào?

- Giải pháp nào để hoàn thiện công tác quản lý thu BHXH trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang được tốt hơn?

2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp luận

Phương pháp duy vật lịch sử và phương pháp duy vật biện chứng là hai phương pháp được vận dụng để nghiên cứu xuyên suốt quá trình từ cơ sở lý luận đến cơ sở thực tiễn, trong quá trình phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến công quản lý thu BHXH, tình hình nợ đọng, trốn đóng BHXH, thực trạng công tác quản lý thu BHXH.

2.2.2. Phương pháp thu thập thông tin

Để đánh giá được thực trạng công tác quản lý thu trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang, đề tài sử dụng các nguồn tài liệu thu thập được từ các báo cáo được công bố của các cơ quan, tổ chức; được khai thác từ BHXH Việt Nam. BHXH tỉnh Tuyên Quang, Cục thống kê, Sở Lao động - Thương binh và xã hội tỉnh Tuyên Quang, được nghiên cứu qua sách báo, tài liệu, các trang báo điện tử.

2.2.3. Phương pháp phân tích thông tin

Những thông tin sau khi được thu thập về sẽ được phân tích theo tổng số đơn vị tham gia BHXH, số NLĐ, quỹ tiền lương, số nợ đọng, những đơn vị nợ BHXH từ 3 tháng trở lên.

* Phươngphápphântổthống

Những thông tin sau khi thu thập được sẽ được phân tổ theo các tiêu chí như loại hình doanh nghiệp tham gia BHXH, mức độ tham gia BHXH của các doanh

nghiệp, trình độ học vấn và nhận thức của chủ sử dụng lao động, NLĐ về BHXH, quy mô doanh nghiệp, công tác thanh tra và kiểm tra việc thực hiện chính sách BHXH, thu nhập bình quân NLĐ... Phương pháp phân tổ sẽ giúp ta nhìn nhận rõ ràng sự kiện để có được những đánh giá chính xác nhất đối với tình hình công tác thu BHXH của BHXH tỉnh Tuyên Quang.

*Phươngphápthốngtả

Dựa trên các số liệu thống kê để mô tả sự biến động cũng như xu hướng phát triển của một hiện tượng kinh tế xã hội. Mô tả quá trình thực hiện công tác tổ chức thu và quản lý thu BHXH khối các doanh nghiệp ngoài quốc doanh qua đó thấy được những ưu điểm và hạn chế của từng công đoạn trong quy trình thu và quản lý thu BHXH, làm cơ sở cho việc đề xuất giải pháp.

*Phương pháp so sánh

Đây là phương pháp được sử dụng rộng rãi trong công tác nghiên cứu. Số liệu thu thập được từ năm 2009 - 2013 về số nợ đóng BHXH qua các năm của các đơn vị, so sánh các khối đơn vị quản lý, so sánh số lao động qua các năm, so sánh kết quả thu BHXH. Thông qua phương pháp này mà ta rút ra được các kết luận về tình hình công tác tổ chức và quản lý thu BHXH trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang.

2.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu

2.3.1. Hệ thống các chỉ tiêu tuyệt đối

- Số tiềnThuBHXHtrongkỳ: Là số tiền BHXH phải thu trong kỳ Số tiền thu

BHXH trong kỳ =

Số tiền BHXH

phải thu trong kỳ +

Số tiền BXH đã nợ kỳ trước

Chỉ tiêu này phản ánh về số tuyệt đối tổng số tiền thu BHXH của từng đơn vị hoặc của toàn hệ thống.

- Số đơn vị Thu BHXH trong kỳ: Là số đơn vị mà cơ quan BHXH phải thu trong kỳ.

Số đơn vị thu BHXH trong kỳ =

Số đơn vị đã tham

gia BHXH trong kỳ +

Số đơn vị tham gia BHXH mới trong kỳ Chỉ tiêu này phản ánh về số tuyệt đối số đơn vị Thu BHXH của toàn hệ thống nếu so sánh với tổng số đơn vị có nghĩa vụ tham gia BHXH.

- Số đơn vị trốn đóng BHXH: Là số đơn vị thuộc diện phải đóng BHXH nhưng không đóng BHXH theo quy định của pháp luật về BHXH.

Số đơn vị trốn đóng = Số đơn vị phải đóng - Số đơn vị đã đóng

Chỉ tiêu này phản ánh về số tuyệt đối số đơn vị trốn đóng BHXH trên địa bàn. Số đơn vị này lớn chứng tỏ việc chưa chấp hành pháp luật BHXH của các đơn vị SDLĐ còn nhiều.

- Số lao động trốn đóng BHXH: Là số lao động thuộc diện phải tham gia BHXH, nhưng không tham gia theo quy định của pháp luật BHXH.

Số LĐ trốn đóng = Số LĐ phải tham gia - Số LĐ đang tham gia

Chỉ tiêu này phản ánh về số lao động trốn đóng BHXH. Số này càng lớn thì công tác quản lý lao động phải tham gia BHXH chưa hiệu quả, công tác thanh, kiểm tra chưa được quan tâm đúng mức.

- Số tiền trốn đóng BHXH: Là số tiền không đóng BHXH theo quy định của pháp luật về đóng BHXH bắt buộc.

Số tiền trốn đóng = Số tiền phải đóng - Số tiền đã đóng

Chỉ tiêu này phản ánh về số tiền trốn đóng BHXH. Quy mô số tiền trốn đóng càng lớn là dấu hiệu của việc thất thoát q ớn, công tác quản lý tài chính BHXH chưa chặt chẽ và ngược lại.

2.3.2. Các chỉ tiêu tương đối

- Tỷ lệ đơn vị tham gia BHXH:

Tổng số đơn vị đã tham gia

x 100 Tổng số đơn vị phải tham gia BHXH

-Tỷ lệlaođộngthamgiaBHXH: Số lao động tham gia BHXH

x 100 Tổng số đơn vị phải tham gia BHXH

-Tỷ lệlaođộngđãđóngBHXH:

Tổng số lao động được đóng BHXH trong kỳ

x 100 Tổng số lao động đã tham gia BHXH

- Tỷ lệ đóng BHXH: là tỷ lệ phần trăm tổng số tiền BHXH đóng so với tổng số tiền BHXH phải thu.

Tỷ lệ đóng BHXH = Tổng số tiền đóng BHXH x 100 Tổng số tiền phải thu BHXH

Chỉ tiêu này phản ánh mức độ thu kịp thời, hoàn thành công tác thu BHXH.

-Tỷ lệđơnvịnợ BHXH: là tỷ lệ phần trăm tổng số đơn vị nợ đọng BHXH so với tổng số đơn vị phải tham gia BHXH.

Tỷ lệ đơn vị nợ đọng BHXH = Tổng số đơn vị nợ đọng BHXH x 100 Tổng số đơn vị phải tham gia BHXH

Chỉ tiêu này càng lớn, chứng tỏ số đơn vị nợ BHXH trên tổng số đơn vị đã tham gia càng nhiều và ngược lại. Xác định chỉ tiêu này giúp cơ quan BHXH có những biện pháp xử lý kịp thời để ngăn chặn tình trạng nợ BHXH.

- Tỷ lệ đơnvị trốnđóng BHXH: Là tỷ lệ phần trăm tổng số đơn vị trốn đóng BHXH trong kỳ so với tổng số đơn vị phải đóng trong kỳ.

Tỷ lệ đơn vị trốn đóng BHXH = Tổng số đơn vị trốn đóng BHXH x 100 Tổng số đơn vị phải tham gia BHXH

Tỷ lệ này phản ánh tình trạng trốn đóng BHXH, đánh giá được hiệu quả quản lý về thu BHXH. Nếu tỷ lệ ngày càng cao phản ánh công tác thu càng kém hiệu quả và ngược lại.

- Tỷ lệ lao động trốn đóng BHXH: Là tỷ lệ phần trăm tổng số LĐ tham gia BHXH so với tổng số LĐ phải đóng theo quy định của pháp luật BHXH.

Tỷ lệ lao động trốn đóng BHXH = Tổng số lao động trốn đóng BHXH x 100 Tổng số lao động phải tham gia BHXH

Chỉ tiêu này phản ánh mức độ bao phủ của hệ thống BHXH trong số lao động thuộc diện phải tham gia BHXH. Tỷ lệ này càng cao chứng tỏ số lao động trốn đóng càng lớn, hiệu quả của công tác thu BHXH càng thấp và ngược lại.

+Tỷ lệ sốtiền trốnđóngBHXH: Là tỷ lệ phần trăm tổng số tiền BHXH trốn đóng so với tổng số tiền BHXH phải thu.

Tỷ lệ số tiền trốn đóng BHXH = Tổng số tiền trốn đóng BHXH x 100 Tổng số tiến phải tham gia BHXH

Chỉ tiêu này phản ánh mức độ hiệu lực, hiệu quả của việc tổ chức, thực thi pháp luật về BHXH. Tỷ lệ này càng nhỏ phản ánh số tiền trốn đóng BHXH so với tổng số tiền phải thu BHXH càng thấp, ngược lại tỷ lệ này càng cao phản ánh tình trạng trốn đóng BHXH là vấn đề nan giải, cần giải quyết.

- Tốc độ tăngsố tiền nợ đọng, trốn đóng BHXH: Là tỷ lệ phần trăm tổng số tiền nợ đọng, trốn đóng BHXH kỳ này so với kỳ trước.

Tỷ lệ số tiền nợ đọng, trốn đóng BHXH = Tổng số tiền nợ đọng trốn đóng BHXH kỳ này x x 100% ––––––––––––––––––––––––––––––– Tổng số tiền nợ đọng, trốn đóng BHXH kỳ trước

Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ tăng số tiền nợ đọng, trốn đóng BHXH kỳ này so với kỳ trước. Tỷ lệ này càng nhỏ phản ánh xu hướng nợ đọng, trốn đóng BHXH ngày càng giảm và ngược lại.

Chƣơng 3

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU BHXH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TUYÊN QUANG

3.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Tuyên Quang

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

- Vị trí địa lý: Tuyên Quang là tỉnh miền núi nằm ở vùng Đông Bắc nước ta

có toạ độ địa lý 21030'- 22040' vĩ độ Bắc và 104053'- 105040' kinh độ Ðông, cách Hà Nội khoảng 160 km về Phía Bắc. Tỉnh có phía Bắc giáp tỉnh Hà Giang, phía Đông Bắc giáp Cao Bằng, phía Đông giáp Bắc Kạn và Thái Nguyên, phía Nam giáp Vĩnh Phúc, phía Tây-Nam giáp Phú Thọ, phía Tây giáp Yên Bái. Các đường giao thông quan trọng trên địa bàn tỉnh là quốc lộ 2 đi qua địa bàn tỉnh dài 90 km từ Phú Thọ lên Hà Giang, quốc lộ 37 từ Thái Nguyên đi qua huyện Sơn Dương, Yên Sơn đi Yên Bái.Tuyên Quang nằm ở trung tâm của lưu vực sông Lô. sông Gâm chảy qua tỉnh theo hướng Bắc-Nam và nhập vào sông Lô ở phía Tây Bắc huyện Yên Sơn chỗ giáp ranh giữa ba xã Phúc Ninh, Thắng Quân và Tân Long. Hệ thống sông ngòi của tỉnh bao gồm 500 sông suối lớn nhỏ chảy qua các sông chính như: Sông Lô, Sông Gâm, Sông Phó Ðáy. Tỉnh Tuyên Quang nằm ở trung tâm lưu vực sông Lô, sông Gâm có tổng diện tích tự nhiên là 587.038,5 ha, bằng 1,78 % tổng diện tích cả nước, trong đó có 70 % diện tích là đồi núi.

- Khí hậu: Mang đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hưởng của khí hậu lục địa Bắc Á Trung Hoa có 2 mùa rõ rệt: Mùa đông lạnh - khô hạn và mùa hè nóng ẩm mưa nhiều; mưa bão tập trung từ tháng 5 đến tháng 8 và thường gây ra lũ lụt, lũ quét. Các hiện tượng như mưa đá, gió lốc thường xảy ra trong mùa mưa bão với lượng mưa trung bình hàng năm đạt từ 1.500 - 1.700 mm. Nhiệt độ trung bình hàng năm đạt 220 - 240 C. Cao nhất trung bình 330 - 350 C, thấp nhất trung bình từ 120

- 130 C; tháng lạnh nhất là tháng 11 và 12 (âm lịch), hay có sương muối.

- Đặc điểm địa hình: Địa hình của Tuyên Quang khá phức tạp, bị chia cắt bởi nhiều dãy núi cao và sông suối, đặc biệt ở phía Bắc tỉnh. Phía Nam tỉnh, địa hình thấp dần, ít bị chia cắt hơn, có nhiều đồi núi và thung lũng chạy dọc theo các sông. Có thể chia Tuyên Quang thành 3 vùng địa hình sau: (1) vùng núi phía Bắc

tỉnh gồm các huyện Na Hang, Chiêm Hoá, Hàm Yên và phía Bắc huyện Yên Sơn, độ cao phổ biến từ 200 - 600 m và giảm dần xuống phía Nam, độ dốc trung bình 250, (2) vùng đồi núi giữa tỉnh gồm: phía Nam huyện Yên Sơn, thành phố Tuyên Quang và phía Bắc huyện Sơn Dương, độ cao trung bình dưới 500 m và hướng thấp dần từ Bắc xuống Nam, độ dốc thấp dần dưới 250, (3) vùng đồi núi phía Nam tỉnh là vùng thuộc phía Nam huyện Sơn Dương, mang đặc điểm địa hình trung du.

3.1.2. Điều kiện, đặc điểm kinh tế xã hội

- Về hành chính: Tỉnh Tuyên Quang có 6 huyện (Sơn Dương, Yên Sơn, Hàm Yên, Chiêm Hoá, Na Hang, Lâm Bình) và 1 thành phố (Tuyên Quang) với 129 xã, 7 phường và 5 thị trấn, 2.086 thôn bản; trong đó 37 xã đặc biệt khó khăn thuộc chương trình 135 của Chính phủ và của tỉnh.

- Về nông nghiệp: Tuyên Quang là tỉnh miền núi có nền kinh tế với xuất phát điểm thấp, sản xuất nông, lâm nghiệp chiếm ưu thế. Nền sản xuất hàng hoá

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh tuyên quang (Trang 43 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)