Những tồn tại

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh tuyên quang (Trang 81 - 83)

5. Kết cấu của luận văn

3.3.2.Những tồn tại

3.3.2.1. Tình trạng nợ đọng, trốn nợ

Tình trạng trốn đóng BHXH ngày càng gia tăng. Đố

lao

lao , có những doanh nghiệp còn thỏa hiệp với người

. Một số

cho cơ quan BHXH.

Số nợ đọng vẫn tăng qua các năm mặc dù đã có những biện pháp đến từng đơn vị, còn nhiều doanh nghiệp chưa tự giác tham gia BHXH cho NLĐ mà không bị xử lý theo pháp luật. Một số doanh nghiệp đi vào hoạt động có sử dụng lao động nhưng chưa tham gia BHXH cho NLĐ như Công ty trách nhiệm hữu hạn Hưng Phát, Hoa Hưng...

3.3.2.2. Về hành lang pháp lý:

Cơ chế chính sách về BHXH, chế tài ban hành chưa đồng bộ, chưa phù hợp với thực tế, chậm được triển khai. Hiện nay các văn bản còn chồng chéo, chưa thống nhất dẫn đến việc giải quyết chế độ chính sách cho NLĐ còn bất cập. Bên cạnh đó, một số quy định trong chế độ BHXH hiện hành không còn phù hợp với thực tế, bộc lộ những hạn chế, bất cập. Đối với BHXH bắt buộc, một số quy định hiện hành còn chưa phù hợp, như quy định về điều kiện hưởng lương hưu, tuổi nghỉ hưu đối với lao động nữ chưa tạo sự bình đẳng và tạo điều kiện để lao động nữ có thể tiếp tục làm việc và nâng cao mức thu nhập; quy định cho phép NLĐ có dưới 20 năm đóng BHXH nhận trợ cấp một lần, chưa phù hợp với mục tiêu nhằm bảo đảm

cuộc sống cho NLĐ khi hết tuổi lao động; quy định về tính mức bình quân tiền lương, tiền công tháng làm căn cứ tính hưởng BHXH còn có sự khác biệt giữa khu vực hành chính, sự nghiệp, DN nhà nướcvà các DN ngoài nhà nước;

3.3.2.3. Mức đóng, tiền lương, tiền công:

Tiền lương, tiền công của NLĐ dùng để làm cơ sở đóng BHXH tỏng các đơn vị thuộc khu vực hành chính sự nghiệp và các doanh nghiệp Nhà nước, các tổ chức chính trị của Nhà nước vẫn căn cứ vào hệ số thang bảng lương Nhà nước ban hành, mà không căn cứ vào thu nhập của NLĐ.

Công tác quản lý thu BHXH tại địa bàn tỉnh đang gặp nhiều khó khăn, thách thức. Tình trạng lách luật, trốn đóng, nợ đọng BHXH bắt buộc đặc biệt là khối doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra khá phổ biến. Do đó việc quản lý đối tượng tham gia và tiền lương, tiền công làm căn cứ đóng BHXH là rất phức tạp. Nhất là trong tình hình hiện nay nhiều doanh nghiệp để đảm bảo lợi ích trước mắt cố tình khai báo thông tin lệch lạc, sai sự thật.

Các doanh nghiệp tư nhân phát triển mạnh nhưng nhỏ về quy mô và thiếu ổn định. Nhiều hộ cá thể thành lập và hoạt động trên mối quan hệ gia đình không ký hợp đồng lao động, không đăng ký sử dụng lao động; tình trạng mượn tên, thuê trụ sở tạm thời để đứng tên thành lập công ty... nên nhiều đơn vị trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ đóng BHXH. Trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang có số doanh nghiệp đông, lực lượng lao động lớn và lao động thực tế luôn biến động, nhất là ở các ngành dệt may, chế biến không được ký kết hợp đồng lao động, khó nắm bắt kịp thời... tác động không ít đến quá trình quản lý thu BHXH.

Một thực trạng đáng báo động là hầu hết các doanh nghiệp đều khai mức tiền lương, tiền công làm căn cứ đóng BHXH thấp hơn mức thực tế. Đối với NLĐ có quy định là mức tiền lương đóng BHXH là mức tiền lương ghi trên hợp đồng và không được thấp hơn mức lương tối thiểu và không được cao hơn 20 lần tháng lương tối thiểu. Lợi dụng kẽ hở này các doanh nghiệp hoặc là khai mức tiền lương cho NLĐ chỉ cao hơn thậm chí là bằng mức lương tối thiểu dùng để đóng BHXH. NLĐ vì lợi ích trước mắt của mình (phải trích ít tiền lương đóng BHXH) nên cũng không có phản ứng hay yêu cầu nào về quyền lợi của bản thân.

Nhiều doanh nghiệp đã thực hiện ký kết với NLĐ cùng lúc ba hợp đồng lao động nhằm giảm bớt số tiền phải đóng BHXH cho cả NLĐ và NSDLĐ (vì NSDLĐ sẽ đóng trên tổng quỹ tiền lương của NLĐ và cũng dựa vào hợp đồng lao động). Trong ba hợp đồng ký kết với NLĐ có một hợp đồng là tiền lương thực tế mà doanh nghiệp trả cho NLĐ. Một hợp đồng là mức tiền lương làm căn cứ đóng BHXH, hợp đồng này số tiền lương trả thường thấp hơn rất nhiều so với mức lương thực tế và thường là cao hơn mức lương tối thiểu một. Hợp đồng còn lại là hợp đồng lao động dùng để đóng thuế, hợp đồng này thường có mức tiền lương tiền công cao hơn mức lương thực tế. Như vậy doanh nghiệp có thể đối phó với cả cơ quan BHXH và cơ quan thuế.

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh tuyên quang (Trang 81 - 83)