Thực trạng các đối tượng tham gia BHXH trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh tuyên quang (Trang 52 - 58)

5. Kết cấu của luận văn

3.2.1. Thực trạng các đối tượng tham gia BHXH trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang

Đối tượng tham gia là một trong những nội dung của công tác quản lý thu BHXH mà cụ thể là NLĐ và NSDLĐ. Đầu tiên về đối tượng tham gia BHXH, việc

làm rất cần thiết là phải quản lý được các đơn vị SDLĐ thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc theo các địa bàn hành chính quản lý, kể cả những người buôn bán nhỏ, hộ sản xuất kinh doanh trong các làng nghề truyền thống có thuê mướn và NSDLĐ thuộc đối tượng bắt buộc tham gia BHXH.

3.2.1.1. Đối tượng tham gia BHXH trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang

Trong những năm qua, theo kịp với chính sách phát triển kinh tế chung của cả nước, nền kinh tế tỉnh Tuyên Quang ngày càng phát triển và có nhiều chính sách để hỗ trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, quan tâm đặc biệt đến các đơn vị có vốn đầu tư nước ngoài để mở rộng đối tượng lao động. Cán bộ BHXH luôn tích cực tuyên truyền chính sách BHXH đến NLĐ để họ hiểu được tầm quan trọng khi tham gia BHXH. Mặt khác, sự quan tâm ngày càng nhiều của NSDLĐ đến các chính sách bảo hiểm và thực hiện trách nhiệm của mình đối với NLĐ được coi trọng hơn, nhận thức của NLĐ về BHXH ngày càng cao hơn, số lượng người tham gia BHXH ngày càng tăng. Điều này được thể hiện thông qua bảng sau:

Bảng 3.1. Bảng tổng hợp số đơn vị, lao động tham gia BHXH trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang từ năm 2009 đến năm 2013

Tiêu chí Năm

Số đơn vị (đơn vị) Số lao động (ngƣời) Đơn vị thuộc diện tham gia Đơn vị đã tham gia Tỷ lệ tham gia (%) Lao động thuộc diện tham gia Lao động đã tham gia Tỷ lệ tham gia (%) 2009 2.775 2.637 95,03 41.420 39.386 95,09 2010 2.796 2.731 97,68 41.875 40.368 96,40 2011 2.976 2.908 97,72 43.545 42.652 97,95 2012 3.100 2.971 95,84 46.103 45.294 98,25 2013 3.085 3.026 98,09 46.248 45.659 98,73

(Nguồn:Báo cáotổnghợp thuBHXHtỉnhTuyên Quang năm2009-2013)

Qua bảng số liệu trên cho thấy tình hình tham gia BHXH của NSDLĐ và NLĐ tại BHXH tỉnh Tuyên Quang đều tăng dần qua các năm. Số đơn vị thuộc diện tham gia BHXH từ năm 2009-2013 tăng từ 2.775 đơn vị lên đến 3.085 đơn vị (310 đơn vị); số đơn vị đã tham gia cũng tăng lên từ năm 2009-2013 là 389 đơn vị.

Số đơn vị tăng lên kéo theo số lao động cũng tăng lên, số lao động thuộc diện phải tham gia năm 2009 là: 41.420 người nhưng đến năm 2013 con số này đã tăng lên đáng kể là 46.248 người (tăng 4.828 người). Bên cạnh đó, số lao động đã tham gia BHXH cũng tăng khá nhanh, năm 2013 có 45.659 người so với năm 2009 là 39.386 người (tăng 6.273 người).

Với sự tăng lên kể cả về số lượng đơn vị và số NLĐ tham gia BHXH cho thấy tiềm năng phát triển kinh tế xã hội của tỉnh ngày càng cao. Nhiều đơn vị sản xuất kinh doanh được xây dựng và phát triển, quy mô các doanh nghiệp cũng ngày được mở rộng, tạo công ăn việc làm cho NLĐ từ đó kéo theo đối tượng tham gia BHXH ngày càng tăng lên. Sự tăng lên này cũng thể hiện được sự quan tâm sát sao của các cán bộ bảo hiểm đã kịp thời nắm bắt được số lượng đối tượng tham gia BHXH để từ đó có những biện pháp kiểm tra đôn đốc để nâng cao hiệu quả công tác thu BHXH. Ngoài ra, từ khi Luật BHXH có hiệu lực và được áp dụng rộng rãi đã góp phần nâng cao ý thức của chủ sử dụng lao động trong việc tham gia BHXH cho NLĐ trong đơn vị mình. Mặt khác, NLĐ còn được hiểu biết thêm về Luật BHXH, hiểu được rõ quyền và nghĩa vụ của mình khi tham gia BHXH và giúp họ nâng cao ý thức đấu tranh bảo vệ quyền lợi của mình khi chủ sử dụng lao động không đóng BHXH cho họ.

Tuy nhiên, số đơn vị và số lao động tăng lên nhưng không năm nào đạt tỷ lệ 100%, số đơn vị và số lao động đã tham gia chưa đạt được đúng với số phải tham gia, vẫn còn tồn tại một số đơn vị không thực hiện nghĩa vụ của mình là tham gia và đóng BHXH cho NLĐ, nhiều NLĐ cũng không muốn tham gia BHXH. Lý giải cho việc này có thể thấy rõ ràng nguyên nhân của việc trốn đóng BHXH xuất phát là do cả hai bên NSDLĐ và NLĐ.

Về phía NSDLĐ: Có nhiều đơn vị, doanh nghiệp sử dụng lao động không muốn tham gia BHXH cho NLĐ vì nhằm tận dụng nguồn kinh phí không phải bỏ ra cho NLĐ để đầu tư lại cho sản xuất, chính vì lẽ đó mà họ luôn tìm cách né tránh đóng BHXH cho NLĐ. Các doanh nghiệp, đơn vị sử dụng lao động tìm cách thuê nguồn lao động chỉ làm việc mang tính thời vụ, kéo dài thời gian thử việc cố tình trong việc ký hợp đồng lao động với NLĐ. Họ lợi dụng sự hiểu biết về BHXH của NLĐ còn ít nhưng khi tuyển dụng doanh nghiệp vẫn tuyên truyền với NLĐ là họ sẽ được đảm bảo mọi quyền lợi khi tham gia làm việc tại công ty. Bên cạnh đó, cũng có một số

doanh nghiệp, đơn vị hiểu biết về Luật BHXH và luật Lao động, muốn tham gia BHXH cho NLĐ nhưng do tình hình sản xuất của họ còn gặp nhiều khó khăn, vốn ít, hàng hoá không tiêu thụ được ngay, không ai đứng ra bao tiêu sản phẩm, năng lực tài chính thấp không đủ trả lươn cho NLĐ theo đúng việc ký kết ban đầu mà chỉ trả được một phần nào đấy còn lại doanh nghiệp nợ lại NLĐ trả dần trong năm. Do vậy, họ không đủ khả năng đóng BHXH cho NLĐ dù họ biết như vậy là vi phạm Luật Lao động về quyền và trách nhiệm của NSDLĐ trong việc tham gia BHXH.

Về phía NLĐ: Nhiều NLĐ chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc tham gia BHXH đầy đủ, họ chưa nhận đúng về BHXH, không nắm rõ quyền và nghĩa vụ khi tham gia BHXH. Có những NLĐ hiểu về BHXH nhưng chủ doanh nghiệp lại không đóng cho họ, họ cũng không dám đòi hỏi quyền lợi vì sợ bị đuổi việc, sa thải. Một số khác do hoàn cảnh quá khó khăn, lương thấp nếu đóng BHXH thì họ không đủ tiền để chi tiêu trang trải cho cuộc sống hàng ngày cho nên bản thân NLĐ không muốn tham gia BHXH.

3.2.1.2. Cơ cấu đối tượng tham gia BHXH xét theo khối trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang

Bảng 3.1 đã cho ta thấy tình hình tham gia BHXH của các đơn vị sử dụng lao động và NLĐ, để thể hiện rõ hơn về tình hình tham gia BHXH ta cùng nghiên cứu mức độ tham gia BHXH tại các khối của đơn vị sử dụng lao động và NLĐ, cụ thể tại bảng 3.2, 3.3 sau:

Bảng 3.2. Số đơn vị tham gia theo khối quản lý

TT Năm Khối quản lý 2009 2010 2011 2012 2013

1 Khối DN nhà nước 35 31 31 31 31

2 Khối DN có vốn ĐTNN 0 4 4 6 6

3 Khối DN ngoài QD 369 446 471 483 495

4 Khối HS, Đảng, Đoàn 824 821 872 883 891

5 Khối Ngoài công lập 148 1 2 2 2

6 Khối Hợp tác xã 118 121 120 119 116

7 Khối Phường, xã 141 141 141 141 141

8 Khối Hộ SXKD cá thể, tổ hợp tác 1.002 1.166 1.267 1.306 1.344

Cộng 2.637 2.731 2.908 2.971 3.026

Bảng 3.3. Số NLĐ tham gia theo khối quản lý

TT NămKhốiquảnlý 2009 2010 2011 2012 2013

1 Khối DN nhà nước 4.763 3.512 3.532 3.600 3.540

2 Khối DN có vốn ĐTNN 0 83 132 2.842 3.243

3 Khối DN ngoài QD 7.816 9.595 10.951 9.750 9.403 4 Khối HS, Đảng, Đoàn 19.158 21.415 22.018 22.985 23.241

5 Khối Ngoài công lập 2.254 27 36 32 40

6 Khối Hợp tác xã 810 765 725 617 610

7 Khối Phường, xã 2.558 2.572 2.679 2.889 2.916 8 Khối Hộ SXKD cá thể, tổ hợp tác 2.027 2.399 2.579 2.579 2.666

Cộng 39.386 40.368 42.652 45.294 45.659

(Nguồn:Báo cáotổnghợp thuBHXHtỉnhTuyên Quang năm2009-2013)

Qua hai bảng 3.2 và 3.3 cho thấy từ năm 2009 đến năm 2013, tổng thể số đơn vị và số LĐ tham gia BHXH trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang sắp xếp theo các khối quản lý có sự chuyển biến tích cực, gia tăng đáng kể.

Tuy nhiên, Khối doanh nghiệp nhà nước có xu hướng giảm số lượng lao động tham gia BHXH từ 4.763 lao động/35 đơn vị giảm xuống còn 3.540/31 đơn vị, số đơn vị vẫn được giữ nguyên 31 đơn vị suốt năm 2010 - 2013 do tính chất ổn định về lực lượng lao động; Khối ngoài công lập giảm 146 đơn vị với 2.246 lao động từ năm 2009 đến năm 2013. Từ năm 2010 - 2013 thì con số này không có biến động nhiều. Lý do: Trước năm 2010 các trường học trên địa bàn tỉnh được xếp vào khối ngoài công lập, nhưng năm 2009 BHXH xác định được khối này nằm trong khối công lập, trước đây xếp khối này ở khối ngoài công lập là sai, vì vậy năm 2010 đã chuyển các đơn vị nằm trong khối này ra khỏi khối. Chính vì vậy, năm 2010 chỉ còn 1 đơn vị duy nhất nằm trong khối này là trường tiểu học dân lập Lê Văn Tám. Khối Hợp tác xã giảm nhẹ số lượng đơn vị và NLĐ trong suốt 5 năm là 2 đơn vị với 200 lao động.

Nhìn 2 bảng số liệu trên ta thấy rõ sự thay đổi tích cực của khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và khối học sinh, Đảng, Đoàn. Sau khi thực hiện luật BHXH (từ 01/01/2007 đến nay), số lượng đối tượng tham gia BHXH đã tăng từ 39.386 người (năm 2009) lên 45.659 người (năm 2013) bằng 6,273 người. Tính đến hết năm 2013, toàn tỉnh Tuyên Quang có 35.887 lao động tham gia ở loại hình doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp ngoài quốc doanh và khối học sinh, Đảng, Đoàn gấp 1,33 lần so với năm 2009.

Năm 2009 BHXH tỉnh Tuyên Quang đã triển khai, tuyên truyền phổ biến sâu rộng tới các cấp, các ngành, các đơn vị sử dụng lao động về Luật BHXH. Chính sách BHXH đã có hành lang pháp lý, dễ dàng hơn cho việc thực hiện chế độ chính sách cho NLĐ. Đặc biệt trong những năm qua công tác triển khai BHXH đến tất cả các huyện, thành phố được đặc biệt quan tâm của các cấp chính quyền nói chug và ngành BHXH nói riêng. Khối học sinh, Đảng, Đoàn đã tăng đáng kể về cả số lượng đơn vị và NLĐ. Từ năm 2009 là 19.158 lao động nhưng đến năm 2013 con số này tăng lên 4.083 lao động đạt 121,3%. Tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh có sự phát triển và tăng trưởng kinh tế cao nhất so với những năm trước, một số khu công nghiệp của tỉnh đã được thành lập và đi vào hoạt động, các doanh nghiệp mới thành lập đã thu hút được một lực lượng lao động lớn trên địa bàn và bước đầu sản xuất kinh doanh đã có hiệu quả và tạo thu nhập cho NLĐ khá ổn định, các doanh nghiệp tham gia đóng góp BHXH cho NLĐ, góp phần thực hiện chính sách an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh ngày một tốt hơn.

Năm 2010, khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài mới được thành lập với 4 doanh nghiệp lớn cùng được hoàn thiện và đi vào hoạt động. Ban đầu số lao động chỉ là 83 lao động nhưng đến năm 2013, chỉ trong vòng 4 năm với sự quan tâm của địa phương và sự phát triển của nền kinh tế thì con số này đạt mốc 3.243 lao động/6 đơn vị.

Tuy nhiên quan sát bảng 3.3 ta thấy năm 2008 số lao động khối xã phường, khối hộ sản xuất kinh doanh cá thể tăng rất nhanh. Điều này chứng tỏ việc mở rộng thêm đối tượng tham gia BHXH ở Tuyên Quang là phù hợp với xu thế phát triển, công tác tuyên truyền và phối hợp với các cơ quan chức năng về BHXH được thực hiện tốt. Khối hợp tác xã có xu thế giảm số lượng đơn vị và lao động qua các năm. Điều này là do ảnh hưởng không tích cực của khủng hoảng kinh tế dẫn đến nhiều hợp tác xã phải giải thể, NLĐ phải tự tìm công việc khác thích hợp với điều kiện kinh tế hiện nay.

Với chính sách thu hút đầu tư thích hợp trong bốn năm qua đã hình thành lên các khu công nghiệp tập trung, hàng loạt các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã xuất hiện. Dự báo trong những năm tới cơ hội việc làm cho lao động tại tỉnh Tuyên Quang tại khu vực ngoài quốc doanh có xu hướng tăng cao và có tiềm năng lớn cho việc mở rộng đối tượng tham gia BHXH. Cho đến nay, qua kết quả khảo sát doanh nghiệp, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chấp hành tương đối tốt chính sách pháp luật về lao động và BHXH.

Năm 2013, toàn tỉnh có 495 đơn vị ngoài quốc doanh tăng 126 đơn vị so với năm 2009, số người tham gia BHXH bắt buộc là 9.403 người, tăng 1.587 so với năm 2009. Kết quả phân tích ở trên cho thấy việc khảo sát doanh nghiệp ngoài quốc doanh và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nhằm mục đích mở rộng đối tượng tham gia BHXH bước đầu đã có tiến bộ.

Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính cuối năm 2008, đầu năm 2009 vẫn còn để lại những hậu quả lớn cho nền kinh tế Việt Nam nói chung, kinh tế tỉnh Tuyên Quang nói riêng. Hoạt động sản xuất, kinh doanh của hầu hết các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, đặc biệt một số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có dự định đầu tư lớn vào tỉnh Tuyên Quang cũng bị ảnh hưởng. Tình trạng một số doanh nghiệp khó khăn về nguồn vốn, sản xuất bị thu hẹp, NLĐ bị thiếu việc làm tăng lên so với các năm trước, do vậy việc mở rộng, khai thác thêm đối tượng tham gia BHXH gặp nhiều khó khăn. Số lao động tham gia BHXH của doanh nghiệp ngoài quốc doanh tăng lên không nhiều, tăng 1587 lao động so với năm 2009, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì biểu hiện khả quan hơn, tăng 3.243 lao động so với năm 2009.

Mặc dù đạt được kết quả tích cực như vậy, song số lao động có việc làm tại các doanh nghiệp trên địa bàn còn rất khiêm tốn, nhiều lao động thuộc đối tượng bắt buộc vẫn chưa được tham gia BHXH, tình trạng trốn đóng, chậm đóng, chây ỳ nợ BHXH để chiếm dụng vốn của chủ các doanh nghiệp diễn ra một cách công khai, thiếu trách nhiệm, là thách thức lớn đối với cơ quan BHXH hiện nay.

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh tuyên quang (Trang 52 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)