Tăng cường công tác quản lý, mở rộng và phát triển đối tượng tham

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh tuyên quang (Trang 89 - 92)

5. Kết cấu của luận văn

4.2.1. Tăng cường công tác quản lý, mở rộng và phát triển đối tượng tham

gia BHXH

Tăng cường công tác quản lý đối tượng tham gia BHXH được xem là giải pháp hữu hiệu nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý thu BHXH, đảm bảo thu đúng, thu đủ, thu kịp thời các đối tượng. Vì trên địa bàn hiện nay vẫn còn một lượng không nhỏ lao động thuộc đối tượng tham gia BHXH nhưng chưa đăng kí tham gia, công tác quản lý đối tượng tham gia còn lỏng lẻo, hiệu quả mang lại chưa cao. Đặc biệt trong thời gian tới, số lượng NLĐ thuộc diện phải tham gia BHXH bắt buộc sẽ tăng lên đáng kể, đòi hỏi phải có sự quản lý chặt chẽ, thường xuyên, liên tục.

Mặt khác, những kết quả mà BHXH Tuyên Quang thu được chưa thực sự tương xứng với tiềm năng có thể phát triển đối tượng tham gia của tỉnh. Do đó cần phải tăng cường công tác quản lý đối tượng tham gia BHXH trên địa bàn quản lý để đưa các đối tượng thuộc diện phải tham gia nhưng chưa tham gia BHXH vào hệ thống BHXH, đảm bảo quyền lợi hợp pháp của NLĐ. Đây được xem là mục tiêu chiến lược, cơ bản, cả trước mắt và về lâu dài nên BHXH tỉnh cần phải đề ra những biện pháp cụ thể, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của huyện, cụ thể:

* Quản lý chặt chẽ NLĐ và NSDLĐ

- Thực hiện báo tăng, giảm kịp thời, chính xác, quản lý chặt chẽ mọi nguồn thu. Chú trọng công tác kiểm tra, giám sát, bám sát các đơn vị SDLĐ và NLĐ thuộc các khối ngành kinh tế khác nhau trên địa bàn chịu trách nhiệm quản lý, đặc biệt là khu vực ngoài quốc doanh để tham mưu với các cấp chính quyền kịp thời triển khai việc tham gia BHXH cho các đối tượng thuộc diện phải tham gia, hạn chế và tiến đến chấm dứt tình trạng né tránh tham gia BHXH của các đơn vị làm ảnh hưởng đến quyền lợi của NLĐ.

- Thực hiện hiệu quả sự phối hợp chặt chẽ với các cơ quan ban ngành liên quan như: Thanh tra lao động, Ban quản lý các khu công nghiệp… để nắm đầy đủ số lượng đơn vị sử dụng lao động và số lao động trên địa bàn, phát hiện những đơn vị khai báo thiếu số lao động thực tế tại đơn vị hoặc chưa khai báo đăng kí tham gia để bắt đưa vào diện đóng BHXH, đồng thời có chương trình xúc tiến thông tin tuyên truyền phổ biến chính sách đến từng cơ sở chưa tham gia BHXH đầy đủ cho NLĐ.

- Tăng cường, mở rộng phạm vi, hình thức và nội dung tuyên truyền đến mọi tầng lớp nhân dân, đặc biệt là NLĐ và NSDLĐ. Để họ có sự hiểu biết hơn về những lợi ích thiết thực mà BHXH mang lại, nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi thái độ của NSDLĐ và NLĐ. Từ đó, NSDLĐ có hành vi chấp hành pháp luật hơn, tự giác tham gia đóng BHXH cho NLĐ, hạn chế tình trạng trốn đóng, nợ đọng BHXH. Đặc biệt, giữ mối liên hệ mật thiết với tổ chức Công đoàn tại các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế - xã hội. Thông qua tổ chức Công đoàn, tiến hành các buổi giao lưu, tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về BHXH sâu rộng vào quần chúng NLĐ.

- Làm tốt công tác cải cách thủ tục hành chính ở tất cả các bộ phận trong đơn vị theo phương châm nhanh gọn, thuận tiện để tạo niềm tin của đơn vị SDLĐ và NLĐ đối với cơ quan BHXH, tránh tâm lý ngần ngại của người tham gia khi đến cơ quan BHXH thực hiện nghĩa vụ, tạo mối liên kết chặt chẽ giữa cơ quan BHXH với đối tượng tham gia trên địa bàn quản lý.

- Đối với hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác: tùy thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, nhưng có đặc thù là NLĐ có thể vừa là NSDLĐ, có đăng ký kinh doanh, song pháp nhân không đầy đủ, thu nhập của họ do chính họ quyết định và quản lý. Vì vậy, cơ quan BHXH xây dựng phương án phát triển đối tượng khu vực này, phối hợp với các cấp chính quyền từ xã, phường, thị trấn vận động tham gia BHXH, coi đây là một trong tiêu chí đánh giá kết quả hoạt động của cơ sở trong việc thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước.

- Quản lý tiền lương làm căn cứ thu BHXH. Bởi vì tiền lương, tiền công của NLĐ chính là căn cứ quan trọng để tiến hành thu BHXH của NLĐ và NSDLĐ nên trong công tác quản lý đối tượng tham gia cũng cần phải quan tâm đến vấn đề quản lý tiền lương làm căn cứ thu BHXH. Để quản lý tốt vấn đề này, BHXH Tuyên Quang cần thực hiện một số công tác sau:

- Theo dõi thường xuyên diễn biến tiền lương, tiền công của đơn vị SDLĐ và NLĐ. Nếu phát hiện những dấu hiệu bất thường, biểu hiện của tiêu cực cần tiến hành công tác kiểm tra kịp thời để xác minh lại thông tin mà đơn vị SDLĐ đã khai báo cho cơ quan BHXH, tránh thất thu BHXH.

- Tích cực vận động, khuyến khích các chủ SDLĐ thực hiện chi trả tiền lương, tiền công cho NLĐ thông qua thẻ ATM nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan BHXH dễ dàng nắm được diễn biến tiền lương, tiền công tại từng đơn vị tham gia BHXH.

- Khi có sự thay đổi, điều chỉnh về tiền lương tối thiểu chung, tiền lương tối thiểu vùng của chính phủ, BHXH tỉnh đặc biệt là các cán bộ làm công tác quản lý thu cần có thông báo cụ thể, hướng dẫn các cán bộ làm công tác chuyên trách BHXH tại đơn vị SDLĐ về sự thay đổi này để tiến hành trích nộp tiền đóng BHXH theo đúng quy định hiện hành.

- Cán bộ làm công tác quản lý thu cần chủ động, sáng tạo, nhạy bén trước những biến động về tổng quỹ tiền lương, tiền công của đơn vị SDLĐ. Không ngừng học hỏi, nâng cao trình độ chuyên môn để đảm bảo đủ năng lực quản lý.

Để làm tốt công tác quản lý đối tượng tham gia, nâng cao hiệu quả công tác quản lý thu, BHXH Tuyên Quang cẩn phải tiến hành đồng bộ các nhiệm vụ trên. Kết hợp những nội lực hiện có của cơ quan cùng với sự giúp đỡ từ các yếu tốt bên ngoài để đạt được kết quả phát triển, mở rộng đối tượng tham gia, quản lý thu tốt nhất.

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh tuyên quang (Trang 89 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)