Quản lý số tiền thu BHXH

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh tuyên quang (Trang 68 - 73)

5. Kết cấu của luận văn

3.2.5. Quản lý số tiền thu BHXH

Sau khi hoàn thành công tác thu, cơ quan BHXH tỉnh Tuyên Quang quản lý số tiền thu BHXH theo như quy định của Luật BHXH. Cơ quan BHXH thu tiền

hàng tháng từ các đơn vị sử dụng lao động qua chuyển khoản vào tài khoản chuyên

thu của BHXH tỉnh mở tại khoa bạc và ngân hàng. Sau đó BHXH tỉnh có trách

nhiệm chuyển số tiền thu BHXH về tài khoản chuyển thu của BHXH Việt Nam trước ngày 10 và 25 hàng tháng, riêng tháng cuối năm chuyển toàn bộ số tiền thu BHXH của tỉnh về BHXH Việt Nam trước 20h ngày 31/12. BHXH cấp tỉnh, huyện không được sử dụng tiền thu BHXH vào bất cứ mục đích gì. Một số trường hợp đặc biệt phải có sự chấp nhận bằng văn bản của Tổng giám đốc BHXH Việt Nam.

Được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của cấp trên, cùng với sự phấn đấu nỗ lực không ngừng của các bộ cơ quan cho mục tiêu phát triển BHXH nói chung và công

tác thu BHXH nói riêng. Ngay từ đầu, cơ quan đã xác định đây là nhiệm vụ trọng

tâm và đề ra những biện pháp thu tích cực, theo dõi sát tình hình biến động về thu để có biện pháp can thiệp kịp thời, nhằm hoàn thành tốt kế hoạch thu mà BHXH Việt Nam giao cho.

Bảng 3.8. Bảng tổng hợp chung số BHXH phải đóng và số BHXH đã thu từ năm 2009 - 2013

Đơn vị tính: triệu đồng

Năm Số tiền phải đóng Số tiền đã thu Tỷ lệ đã thu (%)

2009 155.253 151.982 97,89

2010 198.174 194.311 98,05

2011 237.903 227.788 95,75

2012 336.749 331.375 98,40

2013 415.868 400.109 96,21

Đơn vị tính: tỷ đồng 0 50 100 150 200 250 300 350 400 450 2009 2010 2011 2012 2013 Số tiền phải đóng Số tiền đã thu

Biểu đồ 3.1: Kết quả tổng hợp số BHXH phải đóng và số BHXH đã thu từ năm 2009 - 2013

(Nguồn: BHXH tỉnh Tuyên Quang)

Bảng số liệu và biểu đồ trên thể hiện số BHXH phải đóng và số tiền đã thu hàng năm của BHXH tỉnh Tuyên Quang. Số thu chưa năm nào đạt 100%, đạt cao nhất là năm 2012 với 98,40%. Tuy không đạt 100% đúng với con số phải thu, cho thấy vẫn tồn tại một số đơn vị và NLĐ không đóng BHXH, vẫn còn tình trạng trốn đóng, nợ BHXH. Tuy nhiên, số thu năm sau luôn cao hơn năm trước, thể hiện phần nào sự cố gắng của BHXH tỉnh Tuyên Quang. Từ năm 2009 đến năm 2013 số tiền thu tăng từ 151.982 triệu đồng lên 400.109 triệu đồng ( tăng 248.127 triệu đồng). Sở dĩ số tiền thu có sự tăng lên qua các năm là do một số lý do sau:

Tăng do đối tượng tham gia BHXH mở rộng. Được sự lãnh đạo thường xuyên của Tỉnh uỷ, Uỷ ban nhân dân tỉnh và BHXH Việt Nam với sự kết hợp, hỗ trợ có hiệu quả của các Sở, ban ngành có liên quan cùng với sự cộng tác chặt chẽ, thường xuyên của các đơn vị sử dụng lao động. Lãnh đạo tỉnh đã dành nhiều thời gian để nghe báo cáo về tình hình hoạt động của BHXH địa phương, quan tâm chỉ đạo việc sơ kết, tổng kết của ngành để đánh giá những việc đã làm được và chưa

làm được, kịp thời động viên những đơn vị điển hình thực hiện tốt chính sách BHXH và chỉ ra những biện pháp khắc phúc những tồn tạo của cơ quan BHXH cũng như các đơn vị sử dụng lao động.

Có được những kết quả thu như trên là nhờ sự nỗ lực của toàn ngành nói chung mà trước hết là cán bộ thu BHXH, đội ngũ cán bộ được giao quản lý thu của BHXH các huyện, thành phố và BHXH tỉnh đã có nhiều cố gắng, năng lực công tác ngày một nâng cao, luôn bám sát cơ sở nên quản lý thu quỹ tiền lương của số lao động tham gia BHXH luôn đúng, đủ, kịp thời hoàn thành nhiệm được giao.

Hệ thống BHXH ở địa phương đã thực hiện tốt các cơ chế mới về công tác thu. Đó là nộp toàn bộ số thu BHXH của các cơ quan đơn vị hành chính sự nghiệp vào tài khoản thu BHXH tại Kho bạc nhà nước, số thu của các doanh nghiệp nộp vào tài khoản tiền gửi Ngân hàng nông nghiệp tỉnh theo định kỳ trích chuyển về BHXH Việt Nam.

BHXH tỉnh đôn đốc các đơn vị tự giác lập đầy đủ danh sách đăng ký tham gia BHXH hàng năm, danh sách tăng giảm về lao động và tiền lương hàng tháng, hàng quý. Ngoài ra, đa số các đơn vị sử dụng lao động đã có chuyển biến nhận thức đầy đủ về Bộ Luật lao động, Luật BHXH, NSDLĐ quan tâm hơn đến chế độ chính sách của NLĐ, đóng BHXH đầy đủ cho NLĐ theo mức lương ngạch thực tế.

Công tác thu BHXH đã quản lý tốt về số lao động đã tham gia BHXH bắt buộc và xác định được mức lương của từng người tham gia BHXH. Những đơn vị nợ đọng vừa lập được danh sách trích nộp BHXH đồng thời xác định được mức nợ của NLĐ và NSDLĐ, việc xác định nợ BHXH đến từng người ở các doanh nghiệp có số nợ kéo dài đã chỉ ra được rõ ràng trách nhiệm của cá nhân và của đơn vị sử dụng lao động.

Bảng 3.9. Bảng tổng hợp số BHXH phải đóng và số BHXH đã thu từ năm 2009 - 2013 theo khối quản lý

Đơn vị tính: triệu đồng Năm Khối 2009 2010 2011 2012 2013 Số tiền thu Tỷ lệ (%) Số tiền thu Tỷ lệ (%) Số tiền thu Tỷ lệ (%) Số tiền thu Tỷ lệ (%) Số tiền thu Tỷ lệ (%) Khối DN nhà nước 22.253 14,6 20.905 10,8 20.641 9,1 23.018 6,9 32.206 8,0 Khối DN có vốn ĐTNN 0 0 332 0,2 754 0,3 8.804 2,7 18.419 4,6 Khối DN ngoài QD 22.469 14,8 37.483 19,3 44.517 19,5 55.400 16,7 61.881 15,5 Khối HS, Đảng, Đoàn 90.963 59,9 117.554 60,5 138.154 60,7 214.513 64,7 247.294 61,8

Khối Ngoài công lập 3.366 2,2 827 0,4 96 0,04 115 0,03 144 0,04

Khối Hợp tác xã 1.228 0,8 1.569 0,8 2.147 0,9 2.311 0,7 3.234 0,8

Khối Phường, xã 8.477 5,6 10.888 5,6 14.320 6,3 18.019 5,4 24.077 6,0

Khối Hộ SXKD cá

thể, tổ hợp tác 3.226 2,1 4.753 2,4 7.159 3,1 9.195 2,8 12.854 3,2

Tổng 151.982 100 194.311 100 227.788 100 331.375 100 400.109 100

Thực hiện nhiệm vụ chính trị, trong những năm qua cơ quan BHXH tỉnh đã có những tiến bộ vượt bậc trong công tác thu BHXH nói riêng cũng như các nghiệp vụ BHXH nói chung. Đó không chỉ là sự nỗ lực của từng cán bộ thu BHXH mà còn là sự quan tâm chỉ đạo sát sao của các lãnh đạo BHXH tỉnh Tuyên Quang. Công tác quản lý đối tượng tham gia được thực hiện một cách hiệu quả, chuyên môn hoá. Tuỳ theo tính chất, đặc điểm của mỗi loại hình tổ chức, đơn vị hoạt động trên địa bàn tỉnh mà bộ phận chuyên thu của BHXH tỉnh đã phân ra theo khối chính trị để việc quản lý và thực hiện được dễ dàng, hiệu quả.

Theo báo cáo thu từ năm 2009-2013, tình hình thu BHXH phân theo các khối trên địa bàn tỉnh cụ thể như sau:

Khối doanh nghiệp nhà nước từ năm 2009 đến năm 2013 số tiền thu tăng 9.953 triệu đồng. Khối DNNN số thu tuy có tăng nhưng tăng không quá mạnh. Tuy số thu có tăng nhưng tỷ lệ cơ cấu lại giảm xuống 7% cơ cấu. Sở dĩ có sự biến động giữa số tiền và cơ cấu như vậy là do quỹ lương trong những năm qua có sự tăng lên dẫn đến số tiền phải thu tăng lên, đồng thời ở khối này BHXH tỉnh cũng đã phối hợp chặt chẽ với các doanh nghiệp để tuyên truyền chế độ, chính sách, đối chiếu tăng giảm kịp thời, đối chiếu với quỹ tiền lương, hướng dẫn các đơn vị sử dụng lao động trích nộp BHXH am hiểu về chế độ chính sách, vững về chuyên môn nghiệp vụ, có tinh thần trách nhiệm cao nên số thu BHXH cũng có sự tăng lên, tuy nhiên số lao động giảm, giảm bởi sức ép của nền kinh tế hiện nay, vốn vay cao, điều kiện sản xuất khó khăn, thị trường cạnh tranh rất khốc liệt dẫn đến một số doanh nghiệp nhà nước phải đóng cửa.

Khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì tỉnh Tuyên Quang vào năm 2009 chưa có doanh nghiệp nào, nhưng đến năm 2010 đã có 4 đơn vị có vốn đầu tư nước ngoài. Đây là một bước ngoặt lớn đối với nền kinh tế của tỉnh Tuyên Quang, khi có sự tham gia của các yếu tố nước ngoài thì sẽ thúc đẩy kinh tế phát triển kéo theo tạo công ăn việc làm cho hàng nghìn NLĐ địa phương. Số tiền thu BHXH tăng vượt bậc từ năm 2010 đến năm 2013 là 18.087 triệu đồng. Tương đương với số thu tăng lên thì số cơ cấu cũng được tăng lên, từ năm 2010-2013 tỉ lệ cơ cấu của khối này tăng từ 0,2% đến 4,6%.

Khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh có số tăng thu qua 5 năm gấp 3 lần với số tiền thu tăng 39.412 triệu đồng, sở dĩ khối này có số thu tăng lên đáng kể bởi trong những năm gần đây trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang xuất hiện thêm nhiều các doanh nghiệp vừa và nhỏ, ý thức của các doanh nghiệp cũng ngày càng được nâng cao.

Khối học sinh, Đảng, Đoàn có số tiền thu luôn tăng qua các năm, năm 2009 số tiền thu chỉ là 90.963 triệu đồng, nhưng đến năm 2013 con số này tăng lên 156.331 triệu đồng, đạt 247.294 triệu đồng. Số tiền thu và cơ cấu tỷ lệ % của khối này luôn chiếm cao so với các khối khác. Số tiền thu tăng lên bởi số số tiền thu dựa vào tổng quỹ lương mà trong những năm qua mức tiền lương tối thiểu luôn tăng lên dẫn đến tổng quỹ lương tăng, dẫn đến số tiền phải thu và số tiền thu tăng. Có được kết quả này một phần cũng là do ở khối các cơ quan có nhiều thuận lợi vì NLĐ đều hưởng lương từ ngân sách nhà nước, cán bộ kế toán và tổ chức có trình độ về chuyên môn nghiệp vụ và nắm chắc chế độ BHXH. Do vậy, việc lập danh sách tăng giảm luôn kịp thời và đúng quy định.

Khối ngoài công lập có sự biến động mạnh mẽ ở năm 2010, trước năm 2010 có 148 đơn vị nhưng đến năm 2010 chỉ còn duy nhất 1 đơn vị tham gia trên địa bàn tỉnh do xác định nhầm khối, vì vậy năm 2010 khối ngành này giảm xuống cả về số tiền thu và tỷ lệ % cơ cấu. Cơ cấu khối này chỉ chiếm một phần nhỏ so với các khối ngành khác. Năm 2013, số tiền thu BHXH đạt 144 triệu đồng.

Các khối còn lại đều có sự tăng lên cả về số tiền thu và tỷ lệ cơ cấu % các năm. Khối này có sự biến động ít bởi khối này có sự ổn định cao về số lượng đơn vị cũng như người tham gia. Hơn nữa, họ là những đơn vị nhỏ nên cơ quan BHXH cũng dễ quản lý hơn.

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh tuyên quang (Trang 68 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)